Theo MIT, có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm ra người mắc Covid-19 bằng tiếng ho. Điều này được thực hiện thông qua việc dạy AI học bằng cách “nghe” hàng nghìn mẫu tiếng ho của người nhiễm và không nhiễm Covid-19.
Hệ thống AI sẽ nhận biết các đặc điểm chung trong tiếng ho của người bị tổn thương phổi, từ đó tìm ra người nhiễm Covid-19. Những đặc điểm này bao gồm các tín hiệu mà tai người bình thường khi nghe không thể phân biệt được.
Thực tế cho thấy, giải pháp của MIT có thể giúp nhận diện người nhiễm Covid-19 với độ chính xác lên tới 97%. Giải pháp này sau đó được đăng ký với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và đang chờ thẩm định, cấp phép để đưa vào sử dụng.
Chuyên gia Việt bắt tay dạy AI tìm Covid-19 bằng tiếng ho
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam gồm Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn (Đại học Umea - Thụy Điển), Tiến sĩ Vũ Hữu Tiệp (kỹ sư Machine Learning tại Google), Tiến sĩ Harry Nguyen (Đại học Glassgow - Anh),... đã bắt tay triển khai dự án dùng AI phân tích tiếng ho.
Dự án của nhóm các nhà khoa học Việt lấy tên AICOVIDVN. Mục đích là phát triển một công cụ giúp cơ quan chức năng có thể tìm ra người nghi nhiễm Covid-19 nhanh chóng và dễ dàng.
Cụ thể, khi người nghi nhiễm ho vào bộ thu tiếng trên điện thoại, AI sẽ phân tích tiếng ho và đưa ra chẩn đoán xem họ có bị mắc Covid-19 hay không.
![]() |
Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu việc dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19. |
Theo đội ngũ nghiên cứu của AICOVIDVN, giải pháp của họ sẽ giúp phân loại, tìm ra người nhiễm Covid-19 nhanh chóng và không cần xét nghiệm. Cách làm này cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực xét nghiệm khi phải tập trung đông người.
Hiện dự án đã tiếp cận được với nguồn dữ liệu là 1.700 mẫu ghi âm tiếng ho của người nhiễm Covid-19. Đây là những mẫu ghi âm tiếng ho của các bệnh nhân Covid-19 tại Thụy Sĩ và Ấn Độ. Ngoài ra, AICOVIDVN còn có thêm dữ liệu tiếng ho của một số nguồn mở khác.
Tính đến tháng 6/2021, AICOVIDVN đã xử lý làm sạch và gán nhãn 7.000 mẫu dữ liệu. Dự án cũng quy tụ được khoảng 200 chuyên gia về lĩnh vực AI và một số nhà sáng lập của các công ty công nghệ Việt.
![]() |
AICOVIDVN đang trong quá trình thu thập dữ liệu tiếng ho và xử lý để dạy AI cách nhận biết tiếng ho của người nhiễm Covid-19. |
Trong tổng số nhiều công trình nghiên cứu tham gia, giải pháp dẫn đầu của dự án AICOVIDVN đã đạt độ chính xác lên tới 91% trong việc nhận biết tiếng ho để tìm người nhiễm Covid-19.
Tuy vậy, theo nhóm phát triển, các giải pháp của AICOVIDVN còn cần thêm nhiều dữ liệu để nâng cấp. Ngoài ra, các sản phẩm của dự án phải được thẩm định y khoa, hiệu chỉnh để loại bỏ sai sót chuyên môn.
AICOVIDVN đang có kế hoạch kêu gọi đóng góp 10.000 bản thu tiếng ho từ cộng đồng. Trong số này, dự án cần khoảng từ 100 - 500 mẫu bản thu tiếng ho của người nhiễm Covid-19.
![]() |
Cộng đồng có thể đóng góp nguồn dữ liệu cho dự án bằng cách ghi âm tiếng ho và gửi lên nhóm Zalo theo đường link. |
Dự kiến, đến cuối tháng 8/2021, giải pháp của AICOVIDVN sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chức năng thẩm định và nâng cấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng, công cụ của họ có thể giúp phát hiện được ca bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả khi chưa có triệu chứng.
Bằng biện pháp đó, các cơ quan chức năng có thể tìm ra những người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhanh chóng khoanh vùng và giảm tải công việc cho các bác sĩ và đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Nhóm phát triển hy vọng công trình của họ sẽ được kết hợp với những cuộc gọi robocall nhằm tìm người nhiễm Covid-19. Ngoài ra, nhóm phát triển muốn kết nối với các đơn vị xây dựng app để tạo ứng dụng giúp người dân tự kiểm tra tình hình sức khỏe của mình.
Trọng Đạt
Người dân có nhu cầu tiêm vắc xin Covid-19 có thể đăng ký theo biểu mẫu và gửi về UBND xã, phường, thị trấn mà mình cư trú. Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 bằng ứng dụng ngay trên smartphone.
" alt=""/>Việt Nam nghiên cứu dùng tiếng ho để tìm người mắc CovidMới đây, ngôi sao Hongkong TVB Vương Tổ Lâm và bà xã Lý Á Nam vui mừng thông báo có tin vui sau 3 năm kết hôn. Người hâm mộ ngoài chúc mừng cặp vợ chồng còn nổ ra cuộc tranh cãi về chiều cao tương lai của đứa trẻ, sẽ lùn giống bố hay cao giống mẹ.
Vì thực tế, diễn viên, MC Vương Tổ Lâm chỉ cao vẻn vẹn 1,58m, trong khi vợ anh vốn là Hoa hậu, cao tới 1,75m.
![]() |
Cặp đũa lệch chênh tới 17cm của làng giải trí Hongkong |
Di truyền không quyết định chiều cao của trẻ
Thực tế lâu nay luôn có 2 quan điểm đối nghịch khi nói về yếu tố tác động đến chiều cao của trẻ.
Nhóm thứ nhất cho rằng chiều cao của trẻ do di truyền và các yếu tố trước sinh, quan điểm còn lại cho rằng do tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Tuy nhiên hầu hết các nhà sinh học đều thống nhất quan điểm: Sự tăng trưởng của cơ thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền và ngoại cảnh, đặc biệt là dinh dưỡng.
TS Từ Ngữ, Chủ tịch hội Dinh dưỡng Việt Nam phân tích thêm, trong các yếu tố tác động đến chiều cao của một đứa trẻ, di truyền chỉ đóng một phần, còn lại chiều cao có thể cải thiện nhờ dinh dưỡng, môi trường sống.
Nếu một đứa trẻ sinh ra trong gia đình bố mẹ đều cao, nhưng các điều kiện về dinh dưỡng và môi trường không thỏa mãn thì mức phát triển sẽ không tương xứng với tiềm năng di truyền.
Nếu trường hợp bố hoặc mẹ có chiều cao vượt trội hơn người còn lại, yếu tố di truyền về chiều cao sẽ ưu tiên gen trội. Ngay cả ông bố thấp, nhưng nếu cả gia đình ông bố cao thì gen cao vẫn là gen trội và ngược lại.
“Tuy nhiên đây vẫn chỉ là nghiên cứu về mặt cộng đồng, còn thực tế cần xét tới yếu tố cá thể”, TS Từ Ngữ nói.
3 giai đoạn vàng để tăng chiều cao
Theo TS Từ Ngữ, do di truyền chỉ chiếm một phần trong suốt quá trình phát triển chiều cao của một đứa trẻ nên để cải thiện chiều cao, hoàn toàn có thể tác động nhờ dinh dưỡng, tập luyện.
![]() |
TS dinh dưỡng Từ Ngữ |
Trong đó cần tập trung “bón thúc” cho 3 giai đoạn vàng – đây là thời điểm yếu tố dinh dưỡng có tác động trội hơn, “đánh” trúng có thể thay đổi được di truyền.
- Giai đoạn 1: 9 tháng mang thai. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra, nếu đứa trẻ dài hơn mức trung bình 1cm khi vừa chào đời thì có tiềm năng phát triển chiều cao thêm 10cm.
Tuy nhiên có tiềm năng tốt nhưng không được nuôi dưỡng tốt ở những giai đoạn sau thì cũng “vứt đi”.
- Giai đoạn 2: Từ lúc chào đời đến khi 2 tuổi. Nguồn dinh dưỡng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đóng vai trò quan trọng, từ tháng thứ 7 bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên ở Việt Nam, 50% cha mẹ cho con ăn dặm quá sớm và thường không đủ chất.
2 giai đoạn này được xem là đóng vai trò quyết định đến chiều cao của trẻ sau này. Do đó cần can thiệp tích cực để trẻ đạt chiều cao theo tiềm năng di truyền. Bỏ lỡ chăm sóc tốt trong 1.000 ngày vàng đầu đời thì không gì có thể bù đắp được.
Hiện WHO công nhận, chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành.
Cụ thể, nếu một trẻ 3 tuổi bị thấp còi nặng, chỉ cao 81,2cm thì đến khi trưởng thành chỉ cao tối đa 158cm (dù được chăm sóc tốt về sau). Trẻ thấp còi nhẹ lúc 3 tuổi cao 89,3cm thì sau này chỉ đạt đến tối đa 167,3cm và 1 trẻ bình thường lúc 3 tuổi cao 94,5cm thì sẽ đạt đến 170,9cm.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn dậy thì. Các nghiên cứu đã chỉ ra, giai đoạn này có thể quyết định đến 25% tổng chiều cao của một đứa trẻ.
Nhưng cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, kiểm soát dinh dưỡng tốt để con không béo phì, dậy thì sớm, sớm quá sẽ không đạt được chiều cao tiềm năng tối ưu.
Thúy Hạnh
Nhiều bậc phụ huynh nhồi nhét cho con mọi lúc mọi nơi mong con cao lớn mà không biết đến thời điểm vàng cần "bón thúc" nên lùn vẫn hoàn lùn.
" alt=""/>Tăng chiều cao cho con thế nào tốt nhất khi mẹ cao 1m75, bố 1m58