Cộng đồng người Việt hội nhập ngày càng sâu rộng vào xã hội CH Séc
Cách đây đúng 10 năm,ộngđồngngườiViệthộinhậpngàycàngsâurộngvàoxãhộiCHSélịch thi đấu u20 việt nam ngày 3/7/2013, Cộng đồng người Việt tại Séc đã được chính phủ Séc công nhận là Dân tộc thiểu số thứ 14. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cột mốc lịch sử đối với cộng đồng người Việt tại Séc nói riêng và cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới nói chung. Trải qua 10 năm được công nhận là DTTS, cộng đồng người Việt tại Séc ngày càng có nhiều đóng góp nổi bật đối với xã hội Séc được lãnh đạo chính quyền sở tại đánh giá cao.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Thái Xuân Dũng cho biết: "10 năm qua, uy tín, vai trò và vị thế của cộng đồng người Việt Nam tại Séc ngày càng được tăng cường, củng cố, lớn mạnh. Điều này được khẳng định trong các cuộc tiếp xúc của chúng tôi với lãnh đạo các cấp của chính quyền Séc. Trong các cuộc tiếp xúc, họ đều đánh giá cao cộng đồng người Việt tại Séc với tình cảm quý mến và trân trọng. Trong cuộc khảo sát vào tháng 3/2023 của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Séc về mức độ thiện cảm của người dân Séc đối với các dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Séc đã lần đầu tiên đứng ở vị trí thứ 2/14 dân tộc thiểu số; nó thể hiện sự ghi nhận, tình cảm của người dân sở tại đối với cộng đồng người Việt Nam tại Séc".

Trình diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống tại Quảng trường Con ngựa, Praha.
Để đạt được những thành tựu đó, trong những năm qua, cộng đồng người Việt đã tích cực giữ gìn, phát huy, lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội như Tết cổ truyền, Tết trung thu… qua đó góp phần quảng bá giá trị tốt đẹp của con người đất nước Việt Nam với chính quyền sở tại.
Các tổ chức hội đoàn người Việt cũng tham gia tích cực vào các hoạt động giao lưu văn hóa của nước sở tại như Lễ hội Hành tinh màu, Festival các dân tộc thiểu số… Một điểm nhấn đặc biệt trong 3 năm qua đó là người Việt tại Séc luôn đồng hành, chung tay cùng chính quyền sở tại trong việc chống lại đại dịch Covid-19, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai dịch bệnh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của CH Séc qua đó góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín vị thế con người Việt Nam.

Cộng đồng người Việt đã tích cực giữ gìn, phát huy, lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống thông qua các lễ hội như Tết cổ truyền, Tết trung thu.
Việc được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Séc, cộng đồng người Việt được hưởng các lợi ích được quy định trong điều luật của Séc về các cộng đồng dân tộc thiểu số, như được cử đại diện của mình vào các Hội đồng Dân tộc thiểu số ở cấp địa phương cũng như cấp trung ương, được thảo luận và đưa ra ý kiến tại hội đồng về những vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, được chính quyền sở tại hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để người Việt tại Séc không chỉ hòa nhập mà còn phải biết giữ gìn, phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống trong thời gian tới.
Ông Phạm Công Tú - Chủ tịch hội người Séc gốc Việt chia sẻ: "Hiện nay, cộng đồng người Việt đã vượt qua giai đoạn hết sức gian nan, được Chính phủ Séc và các lãnh đạo biểu dương về những đóng góp tiêu biểu cho xã hội Séc. Về mặt hội nhập, chúng ta cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, chính điểm đó có thể là thách thức trong thế hệ trẻ. Chúng ta muốn hội nhập nhưng mà tôi vẫn sợ là trong cái hội nhập đó chúng ta có thể bị hòa tan. Vì vậy, thế hệ mới cần phải được sự hỗ trợ của các thế hệ đi trước nhất là trong vấn đề giáo dục. Nếu chúng ta không gìn giữ một cái kỷ luật trong giáo dục gia đình thì sau đó chúng ta đã dần dần rớt xuống. Do đó, chúng ta phải hết sức cố gắng đi tiếp để giai đoạn tới sẽ đi tốt hơn".

Lãnh đạo Đại sứ quán và các hội đoàn người Việt tại Séc chụp ảnh lưu niệm.
Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng người Việt sinh sống tại Séc có gần 96.000 người, là cộng đồng đoàn kết, giàu tình tương thân, tương ái, có trách nhiệm, chăm chỉ, năng động, sáng tạo, tuân thủ pháp luật cũng như luôn hướng về quê hương, đất nước.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cộng đồng người Việt tại Séc đã và đang từng bước hội nhập bền vững và có nhiều đóng góp thiết thực vào đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội sở tại. Có thể nói, sự tồn tại, hội nhập và phát triển của cộng đồng người Việt tại Séc trong giai đoạn qua chính là cầu nối đặc biệt quan trọng góp phần duy trì, củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa nhà nước và nhân dân hai nước.
相关推荐
-
Soi kèo phạt góc Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
-
Các thành phố thông minh Trung Quốc đang ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại để trở nên thông minh hơn. (Ảnh: Shutterstock) Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hàng Châu đang dẫn đầu Trung Quốc trong ứng dụng công nghệ tiên tiến và cách tiếp cận sáng tạo đối với quy hoạch và quản lý đô thị.
Hơn 500 thành phố khác cho biết đang thúc đẩy phát triển thành phố thông minh, theo truyền thông địa phương.
Tờ SCMP đã có chuyến thăm quan Quảng Châu để tìm hiểu những công nghệ và mạng lưới được triển khai trong chiến lược thành phố thông minh của địa phương này.
Vạn vật kết nối (IoT)
Tại Techphant, nhà cung cấp thiết bị và giải pháp IoT, một màn hình lớn hiển thị thời gian thực về cây cối được trồng tại Quảng Châu. Độ ẩm của đất được theo dõi thông qua các cảm biến và thông tin tải lên một hệ thống quản lý thông minh giúp cây được chăm sóc đúng cách.
Trong mạng lưới IoT, các vật dụng hàng ngày, bao gồm xe cộ và thiết bị gia dụng, được kết nối với Internet và có thể “nói chuyện” với nhau.
Chúng có khả năng xử lý và trao đổi dữ liệu để tối ưu hóa cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, trong gia đình, mọi người điều khiển bình nóng lạnh hay hệ thống chiếu sáng ngay từ ứng dụng trên smartphone để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.
Song, công nghệ này có thể được mở rộng sang một mạng lưới rộng hơn nhiều. Chẳng hạn, trước đây, một công nhân phải đi từ nhà này sang nhà khác để thu thập chỉ số đồng hồ đo xăng, nhưng bây giờ một đồng hồ đo khí thông minh sẽ đảm nhận công việc và thậm chí còn kích hoạt thanh toán tự động.
Từ nâng cao hiệu quả trong sản xuất và vận chuyển đến tăng cường chăm sóc sức khỏe và tự động hóa gia đình, tác dụng của công nghệ IoT đang trở nên rõ ràng hơn trong việc giúp hợp lý hóa quy trình, giảm chi phí và cải thiện việc ra quyết định trong việc phát triển các thành phố thông minh của Trung Quốc.
Khi nhiều thứ được kết nối với nhau, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn kết nối thông minh, điều này sẽ cải thiện hiệu quả và giảm đầu vào lao động, Giám đốc công nghệ của Techphant, Zheng Lin, cho biết.
Nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt khá phổ biến ở Trung Quốc vì được triển khai ở phòng chờ sân bay, khách sạn… Nó ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong cơ sở hạ tầng thành phố thông minh.
Pcitech - nhà cung cấp công nghệ và sản phẩm AI, bao gồm nhận dạng khuôn mặt và công nghệ dữ liệu lớn thông minh – đang đóng vai trò lớn trong phát triển các hệ thống giao thông thông minh ở Quảng Châu và Trường Sa sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tiên tiến, cho phép hành khách trả tiền vé tàu điện ngầm chỉ bằng cách quét khuôn mặt.
Dù vậy, công nghệ không giới hạn ở vận tải. Nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực an ninh để thu thập dữ liệu thời gian thực, bảo đảm an toàn công cộng.
Công ty áp dụng các thuật toán nhận dạng 3D để khớp chính xác hơn và công nghệ thậm chí phát hiện danh tính của một người khi bị khuất một phần. Nó cũng có thể phân tích hình dạng cơ thể và màu sắc quần áo để xác định ai đó và giúp cảnh sát dự đoán hành vi có nguy cơ cao dựa trên các chuyển động, chẳng hạn như ẩu đả.
Nhà máy thông minh
Màn hình hiển thị tình trạng làm việc theo thời gian thực của công nhân và thiết bị tại các nhà máy xây dựng và dây chuyền sản xuất khác nhau trên toàn quốc.
Các nhà máy thông minh, cơ sở sản xuất tự động hóa và số hóa cao ngày một phổ biến ở Trung Quốc nhờ sử dụng các công nghệ tiên tiến như IoT, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và robot để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả.
Kế hoạch “Made in China 2025” nhằm biến Trung Quốc từ một trung tâm sản xuất chi phí thấp thành một nhà lãnh đạo toàn cầu về công nghệ sản xuất tiên tiến cũng thúc đẩy sự phát triển của nhà máy thông minh trong nước. “Made in China 2025” khuyến khích áp dụng các công nghệ sản xuất thông minh và hỗ trợ phát triển một ngành công nghiệp công nghệ cao mạnh mẽ trong nước.
Bằng cách tích hợp các công nghệ sản xuất thông minh và nền tảng kỹ thuật số, các nhà máy Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được mức độ tự động hóa, năng suất và tính linh hoạt cao hơn đồng thời giảm chi phí và chất thải.
Chúng thường là một phần của các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp lớn hơn, cung cấp hạ tầng, hậu cần và các dịch vụ hỗ trợ khác để giúp các nhà sản xuất áp dụng các công nghệ thông minh và cải thiện khả năng cạnh tranh.
Tương lai của nông nghiệp
Người trồng vải thiều ở ngoại ô Quảng Châu không còn cần phải làm công việc nặng nhọc trong đồn điền. Thay vào đó, họ có thể sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu và bón phân nhờ hệ thống nông nghiệp thông minh từ XAG, nhà cung cấp máy bay không người lái, robot, trí tuệ nhân tạo và IoT trong sản xuất nông nghiệp.
Nhờ giải pháp quản lý trang trại thông minh, các hộ sản xuất nhỏ và chủ trang trại có thể giảm chi phí lao động và cải thiện tính bền vững. Nhật ký giám sát và các công cụ canh tác chính xác cũng giúp việc quản lý sản xuất trở nên tỉ mỉ hơn.
Mạng lưới cơ sở hạ tầng canh tác kỹ thuật số rộng khắp do công ty xây dựng có thể kết nối với các công cụ viễn thám và thiết bị IoT nông nghiệp, giúp nông dân tăng hiệu quả canh tác, quản lý kế hoạch sản xuất và đạt được mục tiêu.
Tính đến cuối năm 2022, các sản phẩm nông nghiệp thông minh của XAG có diện tích 966.666 km2, phục vụ 194 triệu người. Các thiết bị không cần can thiệp của con người, như hệ thống phun và kiểm soát dòng chảy tự động, đã tiết kiệm được 520 triệu lít nhiên liệu và hơn 49,08 triệu tấn nước, giảm lượng khí thải carbon từ sản xuất nông nghiệp xuống 1,4 triệu tấn.
"Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng AI chỉ mới bắt đầu", Qian Shuting, Giám đốc thương hiệu cấp cao của XAG nhận xét.
(Theo SCMP)
Công nghiệp thép Trung Quốc trên 'con đường màu xanh'Quá trình chuyển đổi số ở Trung Quốc dưới thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình đang chuyển hướng, tập trung nhiều hơn vào bảo vệ môi trường với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính một cách nghiêm ngặt." alt="Một vòng thăm thành phố thông minh Quảng Châu">Một vòng thăm thành phố thông minh Quảng Châu
-
- Ông Vũ Trọng Lương, người trực tiếp can thiệp làm thay đổi điểm thi của 114 thí sinh là một cán bộ có chuyên môn tốt tại Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang.>> Đề nghị khởi tố vụ gian lận thi cử ở Hà Giang" alt="Ông Vũ Trọng Lương trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang là ai?"> Ông Vũ Trọng Lương trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang là ai?
-
Các đại biểu thảo luận tại Tổ, chiều 9/12.
Đại biểu Đường Hoài Nam (Tổ đại biểu HĐND Long Biên) chia sẻ tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tại Kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hà Nội được tổ chức, chiều 9/12.
Theo ông Nam, lĩnh vực đô thị trên địa bàn thành phố còn nhiều tồn tại, nhất là ô nhiễm rác thải, không khí, nước. “Ùn tắc giao thông và ô nhiễm là '2 đặc sản' của Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay thành phố vẫn chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu giải quyết dứt điểm”, đại biểu Đường Hoài Nam chia sẻ.
Ông Nam cũng cho biết, giải ngân vốn đầu tư công của thành phố năm qua chưa đạt chỉ tiêu như kế hoạch đầu năm đề ra. Cũng vì thế, vấn đề đô thị, phát triển đô thị chưa được giải quyết. Trong đó, giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm là nguyên nhân căn cơ trong đầu tư công.
Theo ông Nam, GPMB quan trọng nhất là cơ chế. Hầu hết người dân mất diện tích đất ở đều muốn nhận bồi thường bằng đất ở. Thực tế hiện nay là hầu hết trường hợp nhận tiền bồi thường đất ở nhưng không đủ tiền mua chung cư dẫn đến bất cập.
“Có nhà mất 30m2 đất ở mặt đường, nhận tiền bồi thường nhưng không đủ mua căn chung cư 50-60m2. Nếu muốn mua, họ phải vay mượn thêm 400-500 triệu đồng nữa. Hơn nữa, ở mặt đường, họ bán trà đá cũng đủ mưu sinh, giờ lên chung cư vừa phải vay mượn, lại mất kế sinh nhai. Vì thế, nhiều trường hợp đáng thương quá chúng tôi không nỡ cưỡng chế”, đại biểu Đường Hoài Nam chia sẻ.
Ông Nam cho rằng, vấn đề mấu chốt là giá bồi thường GPMB. Hiện nay, đất đấu giá có giá một đằng, nhưng giá bồi thường một nẻo nên rất khó giải thích với nhân dân. Vì vậy, nên có cơ chế hỗ trợ người dân trong GPMB để tạo thuận lợi cho nhân dân.
Đồng quan điểm, đại biểu Trương Hải Long (Tổ đại biểu quận Long Biên), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) cho rằng giá đền bù GPMB hiện nay còn nhiều bất cập. Ví như, theo quy định gia đình phải bị thu hồi từ 30% trở lên mới được tái định cư đất ở. Thế nhưng, dự án đầu tiên gia đình bị thu hồi 20% đất, dự án thứ 2 bị thu hồi 15% tổng là 35%. Tuy nhiên, do một dự án không vượt 30% nên người dân không được tái định cư đất ở. Vì thế, người dân nhất định không chịu đi bởi "gia đình mất hơn 30% đất nhưng vẫn không được bồi thường đất".
Đó là chưa kể, hai dự án đầu tư cạnh nhau nhưng một dự án đầu tư công thì được bồi thường 10 đồng/m2, nhưng dự án của tư nhân họ hỗ trợ đến 30 triệu đồng dẫn đến người dân so sánh, tâm tư. “Tôi cho rằng, nên GPMB theo quy hoạch để các hộ mất đất tương đồng nhau. Đồng thời, sớm có bảng giá đất mới để hỗ trợ công tác GPMB”, ông Long đề xuất.
Cải tạo chung cư cũ cần chọn rõ khu vực làm điểm cho toàn thành phố
Nhấn mạnh về Đề án Cải tạo chung cư cũ, Đại biểu Nguyễn Lan Hương (Tổ Tây Hồ), Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Hà Nội cho rằng, đề án đã qua nhiều mốc tiến độ thực hiện nhưng đến thời điểm này, sản phẩm cụ thể trên địa bàn rất ít.
Theo bà Hương, trong việc tái thiết đô thị, cải tạo chung cư cũ, thành phố cần có các giải pháp căn cơ hơn và cần sản phẩm cụ thể. Việc thực hiện không cần đồng loạt nhưng phải chỉ rõ khu vực cụ thể làm điểm cho toàn thành phố.
"Qua giám sát việc thực hiện đề án, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội nhận thấy còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được giải quyết căn cơ, triệt để”, đại biểu nêu.
Cùng trăn trở về kết quả thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội còn hạn chế, đại biểu Nguyễn Văn Luyến (Tổ Đan Phượng) cho rằng, qua tổng kết, các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ rõ nhưng thành phố chưa có giải pháp cụ thể, căn cơ, hợp lý để thu hút doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Ngày 10/12, Kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hà Nội tiếp tục ngày làm việc thứ hai.