Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Văn Khoa,ếutốgiúpdoanhnghiệpcôngnghệViệtgiữchânnhânsựchấtlượlich thi đâu hôm nay Tổng giám đốc FPT chia sẻ tại sự kiện ký kết hợp tác về đào tạo và khoa học công nghệ giữa FPT với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vào ngày 7/3 tại Hà Nội.
Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa chia sẻ doanh nghiệp này từng có thời điểm "hụt hơi" trong tuyển dụng nhân sự giỏi mới ra trường.
Ông Nguyễn Văn Khoa kể, cách đây khoảng 5 năm, FPT hơi “hụt hơi” trong việc tuyển dụng những nhân sự công nghệ giỏi mới ra trường. Một trong những lý do là khó cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam. “Khi xem xét lại toàn bộ lương, thưởng, đãi ngộ dành cho sinh viên công nghệ mới ra trường, chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam đang thua xa các công ty đa quốc gia”, ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.
Từ thực tế đó, trong 4 năm trở lại đây, FPT đã có nhiều thay đổi để thu hút và giữ chân các nhân sự công nghệ chất lượng cao, cụ thể như: điều chỉnh mức lương, thưởng để bằng thậm chí là nhỉnh hơn các công ty toàn cầu tại Việt Nam; đưa ra nhiều bài toán lớn, thách thức và có tính toàn cầu tạo sức hút. Ngoài ra, FPT còn mạnh dạn tuyển dụng 1 Giám đốc nhân sự thế hệ 9x, góp phần tạo ra nhiều thay đổi trong công tác nhân sự của tập đoàn.
FPT đã có nhiều thay đổi để có thể thu hút và giữ chân nhân lực công nghệ chất lượng cao.
Tổng giám đốc FPT cho hay, tại cuộc họp chiến lược năm 2023 của VINASA mới đây, lần đầu nhiều doanh nghiệp thành viên Hiệp hội cho biết rất khó lấy nhân sự của FPT, khác với mấy năm trước chỉ cần trả mức lương nhỉnh hơn là có thể lấy được. Hai điểm cơ bản đưa đến sự thay đổi này là thu nhập của nhân sự công nghệ tại FPT đã được điều chỉnh hấp dẫn hơn và các bài toán mà đơn vị đang giải là những bài toán toàn cầu, đưa lại nhiều cơ hội cho những người làm công nghệ.
Nói về mối quan hệ hợp tác với PTIT, ông Nguyễn Văn Khoa khẳng định, Học viện là 1 trong những trường cung cấp nhiều nhân sự chất lượng cao cho FPT. Thống kê cho thấy, hiện có 1.042 cựu sinh viên PTIT làm việc tại FPT. Trong đó, có những người đã trở thành cán bộ lãnh đạo, nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng ở Việt Nam và trên thế giới như: Giám đốc phụ trách thị trường châu Âu của FPT Software Lê Hồng Hải, Giám đốc Phụ trách sản xuất của FPT Software Vũ Tiến Đạt, Phó Giám đốc chi nhánh - Công ty FPT Telecom Nguyễn Xuân Bách.
Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương - Chủ tịch Hội đồng PTIT chia sẻ tại lễ ký hợp tác với FPT.
Theo chia sẻ của Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương - Chủ tịch Hội đồng PTIT, hai đơn vị đã có nhiều hợp tác ý nghĩa. Khóa đào tạo đầu tiên của PTIT chỉ có hơn 40 sinh viên thì có tới 1/4 làm việc tại FPT. Có những năm 1 khoa có hơn 200 sinh viên thực tập tại FPT. Ngoài ra, những dự án lớn của FPT đều có bóng dáng của thầy và trò PTIT.
“Thời gian tới, PTIT đặt mục tiêu tăng trưởng lớn, chúng tôi sẽ nỗ lực đồng hành cùng FPT để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn”, Tiến sĩ Từ Minh Phương cam kết.
PTIT và FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác mới trong lĩnh vực đào tạo và khoa học công nghệ.
Để mở rộng hơn nữa mạng lưới nhân lực, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực công nghệ và điện tử viễn thông, FPT và PTIT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác mới.
Theo đó, ở lĩnh vực đào tạo, FPT sẽ tạo điều kiện để sinh viên, giảng viên của PTIT đi thực tập, nghiên cứu tại các cơ sở, công ty thành viên trực thuộc. FPT cũng hỗ trợ học bổng cho các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của PTIT và hỗ trợ xây dựng học liệu, phòng thí nghiệm.
Cùng với đó, PTIT sẽ phối hợp xây dựng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học và chuyên sâu đáp ứng yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho FPT. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động giới thiệu thương hiệu và cơ hội công việc tại FPT tới sinh viên học viện mỗi năm.
Ở lĩnh vực Khoa học và công nghệ, 2 đơn vị sẽ đồng hành phát triển tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu chung.
Đầu năm 2023, FPT chào đón nhân sự thứ 60.000 trong năm sinh nhật lần thứ 35. Nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang giúp doanh nghiệp công nghệ này tăng trưởng bền vững. Kết thúc năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận được thông qua tại Đại hội đồng Cổ đông 2022.
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ giám sát bảo mật
Phải chuyển đổi số trong bối cảnh thiếu hụt nhân sự bảo mật, nhiều doanh nghiệp đang thuê ngoài các dịch vụ an toàn, an ninh mạng.
Cảnh triều đình Nhà Lê Trung hưng (1684-1685). Nguồn: Samuel Baron, sáchMô tả vương quốc Đàng Ngoài.
Đời sống của vua chúa và muôn chuyện ở chốn cung đình
Vua chúa Việt và những điều chưa biết gồm 38 bài viết, nội dung được tác giả nhóm thành ba chủ đề chính (3 phần) gồm: Việc quốc gia đại sự; Đời sống riêng của vua chúa; Muôn chuyện ngoài cung đình.
Qua từng phần sách, độc giả có dịp tìm hiểu nhiều mặt hoạt động của triều đình trung ương xưa, từ nghi lễ, nghi thức cung đình, việc tuyển chọn, bổ nhiệm người tài, cho đến việc xử lý các công việc triều chính khác nhau của mỗi vị vua.
Bạn đọc cũng được khám phá những quy định cách xưng hô của vua (qua các triều đại) cũng rất khác nhau. Xưa, bề tôi thường gọi vua là “Bệ hạ”, còn vua xưng là “Trẫm”, nhưng thời Lý Thánh Tông, vua ban chiếu xuống cho các quan khi có việc ở trước mặt vua thì gọi vua là “Triều đình”. Còn vua Trần Thái Tông lại xuống chiếu cho thiên hạ gọi mình là “Quốc gia”.
Bạn đọc cũng có dịp khám phá quy định trang phục, lễ nhạc khi vua thiết triều ra sao? Vua đi lại bằng xe gì, phương tiện nào được vua sử dụng nhiều nhất: Voi, ngựa hay thuyền?
Ví dụ theo quy chế thời phong kiến đại giá của vua khi xuất hành gồm 5 thứ xe (ngũ lộ): ngọc lộ, kim lộ, tượng lộ, cách lộ, mộc lộ. Thời Lê sơ đại giá của vua gồm 5 thứ xe, về sau dần bỏ đi. Thời Lê Trung hưng, các vua chúa đi đâu chỉ dùng kiệu kim long (chạm rồng dát vàng) và kiệu kim quy (chạm rùa vàng), chứ không ngồi xe.
Thời Gia Long, các xe của vua chỉ có 4 chiếc, 1 chiếc ngọc lộ, 1 chiếc kim lộ và 2 chiếc kim bảo dư. Sang thời Minh Mạng quy chế “ngũ lộ” dành riêng cho nhà vua được khôi phục trở lại.
Hay bạn đọc được khám phá chuyện vua tuyển dụng nhân tài, xử lý công việc triều chính như thế nào, quan điểm của các vị vua về phong thủy, hay vua chúa nước ta xây hành cung thế nào, rồi cả việc bảo vệ an toàn của vua...
Nhà báo Lê Tiên Long. Ảnh: FBNV.
Nói về chuyện tuyển chọn người tài dưới thời phong kiến, các vua thường bổ nhiệm người thân cận, hoặc tuyển chọn người tài qua khoa cử, hoặc bổ nhiệm qua tiến cử của đại thần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt được vua “bổ nhiệm thần tốc” vì nhận thấy tài năng vượt trội của bề tôi.
Trường hợp của Đoàn Nhữ Hài là một ví dụ. Ông không phải là người thân cận, nhưng nhờ kiến thức vững chắc chỉ qua tự học, không qua khoa cử, chưa trải kinh nghiệm quan trường, nhưng ông vẫn được vua Trần Anh Tông tin dùng.
Bên cạnh những chuyện có tính “Quốc gia đại sự”, bạn đọc còn được khám phá những khía cạnh khác nhau về đời sống rất riêng tư của các vị vua, từ dung nhan các vị vua, vua ăn tết, vua ngủ, chuyện ăn uống của vua, vua trổ tài xem tướng, vua rèn luyện thân thể như thế nào...
Ví dụ, nói về dung mạo của các vị vua chúa Việt xưa, dân thường tuyệt đối không được phép nhìn mặt vua. Khi xa giá của vua đi ra ngoài, dân chúng đều phải quỳ rạp bên đường, đầu cúi sát đất, ai dám ngẩng đầu lên nhìn “long nhan” đều bị khép vào trọng tội khi quân, phạm thượng.
Tuy nhiên, sau khi các vị vua Việt băng hà, triều đình vẫn vẽ tranh đúc tượng để thờ. Tiếc rằng, do những biến thiên lịch sử, hầu hết tranh tượng thờ này đều không còn.
Ở triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, gần nhất là triều Nguyễn, người ta cũng khó thấy được dung nhan các vua, cho đến khi người Pháp sang ghi lại chân dung các vua bằng ảnh chụp (từ vua Đồng Khánh trở đi). Trước đó, đời sau chỉ hình dung diện mạo các vua đầu triều Nguyễn qua nét vẽ của các họa sĩ người Pháp.
Liên quan đến việc miêu tả dung nhan của các vua, tác giả cũng cho biết những vị vua nào được sử sách mô tả (mang tính ước lệ) là “mặt rồng”, “dáng rồng”, “dáng vẻ thiên tử”, “thần thái nghiêm trang”, vua nào được sứ thần nước ngoài khen là.... đẹp trai.
Cũng trong cuốn sách, tác giả sẽ cùng độc giả giải đáp những thắc mắc như vua ăn gì khi đi đánh trận? Vua uống rượu ra sao, những vua nào mê rượu? Lúc còn trẻ vua phải học hành thế nào? Những vị vua Việt nào mắc bệnh lạ, đó là loại bệnh gì?....
Sách cũng đề cập những câu chuyện mà đến nay vẫn mang tính thời sự như các vị vua nước ta xưa chống tham nhũng thể nào? Các vị vua dùng cách nào để ngăn nhân dân đánh bạc, khi có dịch bệnh lan truyền vua chỉ đạo xử lý thế nào?
Tóm lại, với việc khai thác những câu chuyện về vua chúa ít được biết tới, nằm rải rác, chưa được tổng hợp, sách Vua chúa Việt và những điều chưa biết không chỉ kể những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, mà còn giúp chúng ta biết thêm các khía cạnh khác nhau của lịch sử nước nhà.
Sách cũng là một tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến chủ đề cuộc sống, sinh hoạt của vua chúa Việt Nam mà sách vở ngày nay chưa khai thác nhiều.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Những điều thú vị, ít biết về vua chúa Việt Nam" />Những điều thú vị, ít biết về vua chúa Việt Nam
Cuốn tiểu thuyết đầu tay Song Ngoạicủa Quỳnh Dao. Ảnh: Taiwan Panorama.
"Trong xã hội hiện đại, nhiều người trẻ đang chịu áp lực rất lớn ở trường. Nên nếu ai đó nói rằng tiểu thuyết của Quỳnh Dao đã có tác động xấu đến giới trẻ, thì đó không phải là lỗi của bà ấy. Thay vào đó, mọi người nên tự hỏi mình đã đưa ra những giải pháp thay thế nào để người trẻ tuổi giải tỏa áp lực. Tôi cảm thấy các khía cạnh xã hội học và tâm lý trong tiểu thuyết của bà ấy còn quan trọng hơn giá trị văn học của chúng. Mơ mộng là một loại thuốc", Giáo sư Tseng cho hay.
Huang Jung-tsun, Giáo sư tâm lý học của Đại học Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho biết: "Tôi thích tiểu thuyết của bà. Nhìn từ góc độ tâm lý, các tác phẩm của bà có thể giúp người đọc thư giãn cảm xúc. Đó có thể là cách giải phóng sức ép trong xã hội đầy căng thẳng này. Mọi người chỉ trích tiểu thuyết của bà, nhưng hình thức giải trí nào sẽ thay thế chúng? Sẽ tệ hơn nếu những người trẻ dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi để chơi trò chơi điện tử hoặc nhảy múa".
Quỳnh Dao đã khẳng định được chỗ đứng trong văn đàn. Ảnh: Taiwan Panorama.
Chiang Hsun, Giám đốc Khoa Mỹ thuật tại Đại học Tunghai (Đài Loan, Trung Quốc) cũng khẳng định những đóng góp của Quỳnh Dao. "Khi còn trẻ, tôi đã đọc nhiều tác phẩm đầu tay của Quỳnh Dao, chẳng hạn như Beyond the Windowvà Misty Rain. Nhưng sau khi tốt nghiệp trung học và có được một số kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như tiếp xúc với học thuật về văn học, tôi bắt đầu cảm thấy không hài lòng với tác phẩm của bà.
Nhưng dù vậy, tôi vẫn nhận ra rằng một tác phẩm nghệ thuật - dù là văn học, hội họa hay phim ảnh - đều phản ánh trải nghiệm sống của một người ở một độ tuổi nhất định. Thêm vào đó, một tác phẩm văn học tuyệt vời cũng phản ánh các điều kiện xã hội của thời kỳ mà tác phẩm đó được viết ra. Bất kể giá trị văn học của chúng là gì, các tác phẩm của Quỳnh Dao đều có ý nghĩa xã hội và văn hóa", chuyên gia này đánh giá.
Sức hấp dẫn vượt lên sự chỉ trích
Nhà viết tiểu luận nổi tiếng Lin Ching-hsuan cũng từng đưa ra đánh giá về Quỳnh Dao: "Nhìn vào những tác phẩm đầu tay của Quỳnh Dao, bạn có thể thấy bà ấy đã bỏ rất nhiều công sức để viết nên những câu chuyện lay động lòng người đọc. Tuy nhiên, qua nhiều năm, bà vẫn chưa tiến bộ nhiều và bà thiếu khả năng phân tích sâu sắc về tình yêu và cuộc sống để trở thành một nhà văn lớn. Dù vậy, tôi nghĩ mọi người nên có cái nhìn rộng mở hơn một chút và chấp nhận mọi thể loại tác phẩm. Không phải lỗi của tác giả nếu sách của họ cứ bán chạy, tác giả chỉ đang diễn đạt mọi thứ theo cách họ nhìn nhận mà thôi".
Li Ang, một nhà văn chuyên về nữ quyền cũng bày tỏ: "Tôi thấy rằng tiểu thuyết của Chiung Yao giúp tôi thư giãn và mang đến sự thanh lọc cảm xúc giống như khi chúng ta đọc bi kịch Hy Lạp cổ điển. Sau khi trải qua cảm giác sợ hãi và đau buồn, người đọc sẽ được dẫn dắt đến một cảm xúc hoàn toàn khác”.
“Hiện nay, tôi nghĩ rằng những thay đổi liên tục trong xã hội Đài Loan sẽ khiến số lượng độc giả của Quỳnh Dao giảm đi. Tôi cảm thấy tiểu thuyết của bà vẫn thịnh hành vì xã hội vẫn tương đối bảo thủ. Về việc liệu tương lai những dòng tác phẩm ăn khách có chuyển sang dạng bày tỏ trực diện như trong các tác phẩm của Mỹ hay sẽ tiếp tục theo hướng lý tưởng của Quỳnh Dao thì ngành xuất bản vẫn cần phải chờ xem", nhà văn này nhận định.
Trong khi có nhiều tiếng nói rằng các tác phẩm của Quỳnh Dao vô lý, rập khuôn, thiếu tính cấu trúc và không thoát khỏi môtíp các mối quan hệ tuổi mới lớn, thì độc giả vẫn cảm nhận được những giá trị từ tiểu thuyết của bà. Feng Fei-fei, ca sĩ hát một số bài trong các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao chia sẻ: “Tất cả lời bài hát đều do bà viết và tôi thấy chúng mới mẻ, tinh tế mà không mất đi tính ăn khách. Giống những cuốn sách của bà, chúng đọng lại trong tâm trí mọi người. Trong xã hội đầy áp lực này, với nhiều tin tức xấu hàng ngày, tiểu thuyết Quỳnh Dao giúp mọi người cảm thấy tích cực hơn một chút."
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Quỳnh Dao để lại di sản gì trong văn chương" />
...[详细]
Ông Trần Chí Đạt - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Ảnh:Việt Hùng.
“Chuyển đổi số không chỉ giúp việc phát hành trở nên thuận tiện mà còn làm cho quá trình biên tập nhanh gọn hơn rất nhiều”, ông Trần Chí Đạt nhận định.
Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh rằng nhiều khâu trong công tác biên tập hiện nay đã được tự động hóa nhờ hệ thống máy móc thông minh, chẳng hạn việc rà soát lỗi morat hay thậm chí biên tập bản thảo. Biên tập viên cũng có thể tiếp cận và kiểm chứng thông tin dễ dàng hơn nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng bản thảo và kiểm soát tốt hơn những nội dung nhạy cảm.
Ngoài ra, theo Thạc sĩ Lưu Ngọc Thành - giảng viên khoa Di sản, Đại học Văn hóa Hà Nội - chuyển đổi số còn được thể hiện rõ rệt trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm. Sự phát triển của các loại hình xuất bản phẩm điện tử, đặc biệt là sách nói ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đã mang lại những hiệu quả ấn tượng.
Các doanh nghiệp phát hành sách nói như Công ty TNHH WeWe với ứng dụng Voiz FM, hay Công ty Cổ phần Fonos với nền tảng sách điện tử Fonos, đã không ngừng phát triển và tạo ra diện mạo mới cho ngành xuất bản.
Những thay đổi này cho thấy quá trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra rộng khắp trong toàn ngành xuất bản, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Yêu cầu về nhân lực cho ngành xuất bản số
Quá trình chuyển đổi số với lĩnh vực xuất bản không thể tách rời khỏi yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và bền vững, ngành xuất bản số cần một lực lượng lao động được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Hầu hết người làm việc trong ngành xuất bản số xuất phát từ các ngành liên quan đến công nghệ thông tin và kỹ thuật máy tính, mà không có sự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xuất bản. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt về kỹ năng và kiến thức cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành xuất bản hiện đại.
Theo TS Vũ Thùy Dương - Trưởng khoa Xuất bản tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền - việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo chuyên ngành xuất bản tại các trường đại học và cao đẳng là con đường ngắn nhất để giải quyết vấn đề này.
Sinh viên khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền được cập nhật chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhân sự của thị trường. Ảnh: FOP.
“Học viện đã xuất bản 15 giáo trình và đang tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có giáo trình chuyên về xuất bản điện tử. Đặc biệt, các môn học về thực tế chính trị và xã hội đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy trong ba năm gần đây nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên, giúp họ hiểu sâu hơn về ngành nghề mà mình đang theo học”, TS Vũ Thùy Dương cho biết.
PGS.TS Đỗ Thị Quyên - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - cũng nhấn mạnh rằng chất lượng đầu vào của sinh viên ngành xuất bản đang ngày càng được cải thiện, với tỷ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp đạt mức khá cao, lên đến 70% tại một số trường.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành, các cơ sở đào tạo cần tiếp tục cải tiến và tích hợp thêm nhiều môn học liên quan đến công nghệ xuất bản - phát hành. Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất bản và các cơ sở đào tạo sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó tạo ra một đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.
Cơ chế chính sách đang được hoàn thiện
Trong những năm qua, có nhiều cơ chế chính sách được điều chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất bản, đặc biệt là mảng xuất bản điện tử. Theo ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành - những nỗ lực điều chỉnh chính sách thể hiện qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản vào các năm 2004, 2008, 2012 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động xuất bản.
Đáng chú ý là Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư đã định hướng nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Đồng thời Chỉ thị 42 chỉ rõ những yếu kém trong ngành và yêu cầu cải tiến cơ sở vật chất, hiện đại hóa quy trình biên tập bằng cách áp dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật Xuất bản năm 2012 với Chương V đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc quản lý hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử. Văn bản này đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện kỹ thuật và công nghệ, giúp các nhà xuất bản có cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển xuất bản phẩm điện tử.
Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Ngành xuất bản vẫn cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để đáp ứng những thách thức trong quá trình chuyển đổi số. Các điều luật sẽ tiếp tục được điều chỉnh để có hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi số và xuất bản điện tử”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Không chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh các văn bản pháp lý liên quan, Chính phủ còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng khác nhằm thúc đẩy ngành xuất bản.
Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch này đặt mục tiêu tăng tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử lên 20-30% tổng số xuất bản phẩm, đồng thời phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản sách, tương đương 7 bản/người/năm.
Những cơ chế và chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho các nhà xuất bản trong nước nâng cao chất lượng, mà còn mở ra cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0. Sự điều chỉnh linh hoạt trong các văn bản pháp luật cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ đã và đang giúp ngành xuất bản Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Ngành xuất bản vươn mình trong kỷ nguyên số" />
...[详细]