Phụ huynh các nữ sinh đánh bạn: 'Chúng tôi không dạy con như thế!'

 人参与 | 时间:2025-01-21 02:50:11

Đã xin lỗi nhưng không được chấp nhận

Nhà L. một trong 5 nữ sinh đánh hội đồng mấy hôm nay nháo nhác vì cô con gái đang tạm lánh trên nhà bác.

Bà R.,ụhuynhcácnữsinhđánhbạnChúngtôikhôngdạyconnhưthếlịch bóng đá thế giới hôm nay mẹ của L. chia sẻ: “Không ai dạy con như thế. Đẻ con ra ai cũng muốn con ngoan không ai muốn bị như thế này. Ở nhà, đi đâu về thì cũng thấy con chào bố, con chào mẹ ngoan ngoãn, nhưng đi học thì lại như vậy. Chúng tôi cũng không hiểu được".

Bà R nói rằng hôm nhà trường họp, bà mới biết vụ việc và suýt ngất.

"Tôi cũng không chấp nhận được và không bênh con. Tôi nghĩ mang tiếng mẹ đẻ ra con, nuôi dạy mà giờ để xảy ra chuyện này. Nghĩ vậy, tôi quyết lôi con dậy để sang xin lỗi nhà cháu Y. chứ người ta nói cho đau đầu không chịu được. Chúng tôi cũng đến xin với gia đình của cháu H.Y là con dại cái mang, những người làm cha làm mẹ chúng tôi xin được đền bù tiền lo viện phí khám, chiếu chụp, điều trị của Y. tại viện”.

Ông V. chồng bà tiếp lời: “Bố mẹ nuôi con mười mấy năm trời không dạy con đánh nhau, thế này thế nọ. Có con bị đánh như thế chúng tôi cũng xót. Ban đầu, chúng tôi đề nghị 5 gia đình cho cháu đi viện, chụp chiếu và trả hết chi phí. Nhưng gia đình Y. không đồng ý và muốn đưa sự việc ra pháp luật thì gia đình tôi cũng chỉ đền bù trong mức độ thỏa thuận”.

Theo ông V., những ngày đầu, các gia đình bàn nhau mỗi nhà góp 1 triệu đồng sang thăm hỏi tình hình Y. Song phía gia đình Y. không chấp nhận lời xin lỗi. Anh Doanh, chú ruột của nữ sinh Y nói: “Gia đình chúng tôi không cần tiền”.

Gia đình L. và gia đình H.Y có mối quan hệ họ hàng, anh em nên vô cùng khó xử.

Q., một trong 5 em học sinh tham gia đánh hội đồng bạn những ngày này không dám bước chân ra khỏi nhà. Bố mẹ Q. đã li dị. Cả 2 anh em Q. sống tách riêng trong căn nhà ngay sát ngôi nhà của bố và mẹ kế.

Vĩnh, anh trai của Q. hiện đang đi làm tại công ty túi bóng ở dưới huyện. Vĩnh nói bố em cực kỳ nghiêm khắc trong việc dạy con cái. “Ở nhà cả bố và anh đều cho ăn, cho học, lo cho đầy đủ mọi thứ chứ không phải để lêu lổng gì. Nhưng "cha mẹ sinh con trời sinh tính". Cho dù nhà có dạy dỗ thế nào nhưng ra ngoài xã hội, em ấy tiếp thu điều gì gia đình cũng không thể kiểm soát hết được”.

Vĩnh nói mình luôn nhắc nhở Q. "lớn rồi, chọn bạn mà chơi".

"Gia đình cũng không bao che gì cho con em mình cả. Việc ai làm ai chịu đó là chuyện phải vậy" - Vĩnh ngậm ngùi.

Còn chị Dịu, mẹ nữ sinh Q. đau đớn nói: “Gia đình chúng tôi không bênh vực con. Dù thế nào cháu cũng đã sai, nếu bị pháp luật xử lý chúng tôi cũng phải chấp nhận”.

Tuy nhiên, các gia đình cũng trông mong sự tha thứ.

Anh Nguyễn Văn Doanh, chú ruột nữ sinh Y. cho biết, gia đình mong muốn cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm vụ việc theo quy định của pháp luật.

"Cha mẹ còn thiếu quan tâm"

Ngay sau sự việc, lãnh đạo nhà trường, đại diện hội phụ huynh và phụ huynh 5 em học sinh đã đến nhà gia đình em H.Y để thăm hỏi, chia sẻ.

Ông Vũ Hữu Ngạn, hội trưởng hội phụ huynh Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) cho rằng, sự việc này không thể chấp nhận được bởi chuyện đau lòng xảy ra không phải lần đầu tiên.

{ keywords}

Ông Vũ Hữu Ngạn. Ảnh: Thanh Hùng

Trong câu chuyện này, theo ông, một phần trách nhiệm thuộc về phía gia đình. Trong số 5 gia đình, có những cha mẹ chưa thực sự sát sao với con em. Nhiều gia đình đi làm ăn xa, bận mải với công việc. Cha mẹ thiếu đi sự quan tâm với con cái và quá phó mặc cho nhà trường. Do vậy, cha mẹ cũng có một phần lỗi trong việc này.

Được biết, nhà nữ sinh L., bố làm thợ xây, mẹ làm nghề phụ là làm tiền giấy, vàng mã.

Còn nhà nữ sinh Q., bố mẹ ly dị, 2 anh em Q. sống cùng bố và mẹ kế, nhưng ở một nhà riêng, nói là nhà nhưng được bao quay bởi tôn. Bố Q. khi làm thợ xây, khi thì đi Cao Bằng thu gom đồng nát, khi thì làm thuê nhôm kính ở nhà.

Nhà nữ sinh Tr. thì bố mẹ đi làm ăn xa, ở Cao Bằng, thu gom đồng nát.

Nhà nữ sinh T. bố mẹ cũng bỏ nhau, bố đi lao động ở nước ngoài.

Gia đình em H. thì bố đi làm cơ khí ở Hải Dương, mẹ ở nhà làm ruộng.

Về phía nhà trường, theo ông Ngạn, từ hôm xảy ra sự việc, thầy cô rất tích cực trong việc kết hợp với phụ huynh để xử lý. Bản thân ông từng tiếp xúc nhiều với ban giám hiệu và thấy rõ tinh thần trách nhiệm làm việc của nhà trường.

Tuy nhiên trong câu chuyện này, ông cho rằng, hiệu trưởng cũng phải gánh trách nhiệm đầu tiên, sau đó đến giáo viên chủ nhiệm.

“Việc đình chỉ công tác của các thầy cô tôi cũng thấy rất xót. Nhưng qua đây cũng là một bài học để phụ huynh, nhà trường phải nhìn nhận và chú trọng hơn trong việc gắn kết với nhau để giáo dục con trẻ. Tôi cũng mong hai bên gia đình ngồi lại với nhau để sớm tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất”, ông Ngạn nói.

Thanh Hùng - Thúy Nga

 

Xã hội cổ suý bạo lực, học sinh không ngại "đánh hội đồng"

Xã hội cổ suý bạo lực, học sinh không ngại "đánh hội đồng"

Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực nhan nhản trên mạng và được cổ suý khiến học sinh hiểu nhầm về giá trị.

顶: 74踩: 6