Bộ Doanh nghiệp Ấn Độ sẽ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty trên sau khi nhận được nguồn tin giấu tên chỉ ra dấu hiệu trốn thuế.
Đối với trường hợp của Vivo,àngloạtônglớndiđộngTrungQuốcbịđiềutragianlậntàichínhtạiẤnĐộ24h công ty này đã bị điều tra từ tháng 4 để phát hiện “những bất thường đáng kể về quyền sở hữu và báo cáo tài chính”, sau khi nhà chức trách được yêu cầu xem xét sổ sách của ZTE.
Hiện ZTE và vivo, cũng như đại diện Bộ Doanh nghiệp đều từ chối bình luận liên quan vụ việc.
Kể từ năm 2020, Ấn Độ đã siết chặt quản lý đối với các công ty trụ sở tại Trung Quốc sau khi 2 nước gia tăng căng thẳng tại biên giới kiểm soát thực tế (LAC).
Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đã cấm hơn 200 ứng dụng di động của các nhà cung cấp Trung Quốc, gồm cả dịch vụ mua sắm từ Alibaba, ứng dụng chia sẻ video TikTok từ ByteDance, cùng các ứng dụng trên điện thoại Xiaomi.
Cũng trong tháng này, cơ quan chống rửa tiền Ấn Độ đã phong toả tài sản ngân hàng chi nhánh Xiaomi tại đây với cáo buộc vi phạm quy định trao đổi ngoại hối. Tuy nhiên, quyết định này đang được “treo” sau phán quyết của toà án. Ngoài ra, Bộ Doanh nghiệp cũng đang bắt đầu quy trình kiểm toán hơn 500 công ty Trung Quốc.
Ngoài ZTE và Vivo, còn có Xiaomi, Oppo, Huawei cùng một số chi nhánh của tập đoàn Alibaba tại Ấn Độ liên quan thương mại điện tử và điện toán đám mây. Theo nguồn tin giấu tên, cơ quan chức năng Ấn Độ đã tìm kiếm thông tin chi tiết về giám đốc, cổ đông, những bên hưởng lợi cuối và chủ sở hữu của các công ty trong diện bị kiểm tra.
Căn cứ trên báo cáo kiểm tra, dự kiến hoàn thành vào tháng 7, Bộ Doanh nghiệp sẽ xem xét mở rộng điều tra với từng trường hợp cụ thể.
Mỹ tận dụng lợi thế siêu cường công nghệ để đẩy nhanh quá trình giải trình tự gen, tiến tới sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19.
Siêu máy tính Mỹ có sự đóng góp của 43 công ty trong đó có IBM, Intel, Microsoft với sức mạnh xử lý của 6,8 triệu CPU và 50.000 GPU đã giúp hoàn thành gần 100 dự án nghiên cứu về Covid-19. Nhờ đó, Mỹ đi đầu trong việc cấp phép ba loại vắc-xin với hàng chục loại đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2.
Khi dịch bệnh lây lan mạnh hơn, Microsoft mau chóng triển khai nền tảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe miễn phí trên đám mây Azure. Nền tảng này đóng vai trò như một trợ lý ảo thông minh hỗ trợ bác sĩ trong việc quản lý, thăm khám và sàng lọc bệnh nhân Covid-19.
HP, công ty chuyên sản xuất máy tính và máy in, cũng sử dụng các máy in 3D của mình để sản xuất những bộ công cụ phòng chống dịch như chốt mở cửa không dùng tay, mặt nạ, khẩu trang...
Khi việc tiêm vắc-xin được triển khai rộng khắp, Microsoft và Oracle cùng các tổ chức bắt tay nhau xây dựng hộ chiếu vắc-xin điện tử, giúp truy cập và xác thực tình trạng tiêm vắc-xin chỉ thông qua một cú quét mã QR.
Công nghệ là chìa khóa
Sau Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới học hỏi cách thức chống dịch của đại lục. Đó là hệ thống bản đồ dịch thời gian thực của Google, Facebook ở Mỹ trước tiên.
Các nước như Hàn Quốc, Anh hay Israel cũng sớm thảo luận để đưa vào hệ thống theo dấu người dân.
Anh và các nước phương Tây đã ứng dụng triệt để QR Code trong truy vết người nhiễm Covid-19.
Như tại Vương quốc Anh (gồm Anh, Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland), Dịch vụ y tế quốc gia NHS đóng vai trò cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ người dân trong khối. Tất cả các địa điểm kinh doanh muốn mở cửa đều phải dán poster chứa mã QR để thu thập thông tin khách hàng trong ít nhất 21 ngày.
Tại các nước gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như Ấn Độ hay Brazil, có thể thấy số ca nhiễm mới vẫn đang ở mức kỷ lục với tổng số ca nhiễm lần lượt là 21,9 triệu và 15,1 triệu ca.
Cùng với những biến chủng mới của Covid-19, thế giới đang phải bước vào một giai đoạn mới của việc phòng chống căn bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV gây ra. Đã đến lúc cần có sự ứng dụng rất cao của công nghệ nhằm đẩy lùi dịch bệnh, đưa thế giới trở lại trạng thái bình thường.
Phương Nguyễn
8 'vũ khí' công nghệ thông tin phòng chống dịch Covid-19 đắc lực
Công nghệ không thể đẩy lùi đại dịch, tuy nhiên, nó có thể hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh lây lan, giáo dục, cảnh báo, trao quyền và giảm đáng kể thiệt hại.
" alt="Các quốc gia đã sử dụng công nghệ góp phần đẩy lùi Covid"/>