Miền phí vào cửa cho mọi khách tham quan Triển lãm Giáo dục Mỹ 2013 Mọi thông tin thêm và đăng ký xem tại: http://www.studentlane.com/en_us/index.php?option=com_content&view=article&id=91&Itemid=113 |
Tại triển lãm 2013, học sinh chưa tốt nghiệp và đã tốt nghiệp THPT ngoài cơ hộitìm hiểu về các trường ĐH đang rộng cửa đón sinh viên nước ngoài, còn dự Hội chợHọc bổng, nơi tìm hiểu cặn kẽ các cơ hội học bổng tại nhiều trường ĐH, CĐ Mỹ.
Ban tổ chức đề nghị học sinh sinh viên mang theo các bản sao bảng điểm, học bạvà điểm TOEFL tới Triển lãm. Các điểm số này sẽ giúp diện các trường nhận địnhđược khả năng đáp ứng điều kiện nhập học và mức độ tiến bộ của bạn trong họctập.
![]() |
Hàng năm, Triển lãm Giáo dục Mỹlớn nhất đều diễn ra ở Việt Nam. Mỹ tiếp tục là điểm đến hàng đầu cho sinh viênnước ngoài muốn học tiếp sau trung học. Năm 2012, hơn 730.000 sinh viên từ khắpnơi trên thế giới đã được tuyển vào các trường ĐH và CĐ Mỹ. Con số ổn định nàychứng tỏ Mỹ vẫn là nước có nền giáo dục đại học xứng nhất với đồng tiền bỏ ra.
Các trường ở Mỹ vẫn đủ khả năng cung cấp sự đầu tư vô giá này với các mức chiphí vừa túi tiền.
Danh sách 22 trường ĐH tham gia triển lãm :
California State University-Fresno
Concord University
Drexel University
Drury University
Eugene Lang College The New School for Liberal Arts
Fontbonne University
Gonzaga University
La Sierra University
Lane Community College
Murray State University
New York Film Academy
Oklahoma City University
Park University
Purdue University Calumet
Snow College
South Puget Sound Community College
St. Mary's University-Minnesota
Truckee Meadows Community College
University of Nevada, Reno
University of San Francisco
West Texas A&M University
Wright State University
Chương trình Học bổng Du học ở Hà Nội:
Thời gian: 17h30-18h thứ 3 ngày 22/10/2013
Địa điểm: Khách sạn Melia Hà Nội (44B Đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội)
Hội thảo Thị thực cho các bậc cha mẹ và học sinh: 18h-21h
Mọi thông tin thêm xem tại:
http://www.studentlane.com/en_us/index.php?option=com_content&view=article&id=91&Itemid=113
Chương trình Học bổng du học ở TP.HCM
Thời gian: 17h30-18h thứ 3 ngày 22/10/2013Thứ Năm ngày 24/10/2013
Địa điểm:Khách sạn Rex (141 Đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM)
Hội thảo Thị thực cho các bậc cha mẹ và học sinh: 18h-21h
Mọi thông tin thêm xem tại
http://www.studentlane.com/en_us/index.php?option=com_content&view=article&id=91&Itemid=113
Anh Vũ
" alt=""/>Các trường ĐH Mỹ tìm kiếm sinh viên giỏi nhất VN>> Vĩnh Phúc lên tiếng về cách tuyển giáo viên lạ
Xã có 9 trường học
Hiếmcó nơi nào trên cả nước mà một xã như Ngọc Thanh, thuộc thị xã Phúc Yên(Vĩnh Phúc) có tới 9 trường học gồm 3 trường mầm non, 3 trường tiểuhọc, 2 trường THCS, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú.
Chỉriêng Ngọc Thanh đã chiếm đến 3/4 diện tích của thị xã với địa hình kháphức tạp khi vừa là đô thị loại 3, vừa có khu công nghiệp, vừa có đồngbằng và có cả núi. Thông thường một xã miền núi có dân số dưới 10.000người có từ 3-4 trường học nhưng với 21 thôn nằm trên khu vực khá rộng,đi lại khó khăn nên giáo dục được chính quyền hết sức quan tâm.
Cộngvới việc Ngọc Thanh có khá đông đồng bào dân tộc Sán Dìu (và cũng là xãduy nhất của cả tỉnh có HS dân tộc) sinh sống nên như Phó Chủ tịch UBNDthị xã Phúc Yên Lê Văn Tân: “Mấy năm qua kinh tế khó khăn nhưng chúngtôi luôn xác định cần tập trung nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Phúc Yêncố gắng tạo điều kiện để các cháu học sinh không phải đi quá xa từ nhàtới trường”.
![]() |
Trường MN Ngọc Thanh C với diện tích hơn 6000m2 đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động vào năm học mới 2013-2014. (Ảnh: Văn Chung). |
Cùng với chính sách mở rộng trường lớp của tỉnh, năm học 2013-2014, Ngọc Thanh đã được chính quyền thị xã đồng ý cho mở thêm 1 trường mầm non (Ngọc Thanh C).
Với gần 1000 học sinh dân tộc Sán Dìu nên tỉnh Vĩnh Phúc quyết định đầu tư xây dựng một trường Phổ thông dân tộc nội trú đóng ngay trên địa bàn xã. Năm học này, trường đã tuyển sinh được ba lớp 6 với 100 học sinh.
Những con số mơ ước
Trong khi Hà Nội loay với bài toán ế hàng chục ngàn m2 bất động sản, thiếu đất chotrường thì toàn bộ hệ thống chính trị Vĩnh Phúc được huy động để dành tiền, nguồn lựcmở rộng đất cho các trường học trên địa bàn.
Trước sức nóng của quá trình công nghiệp hóa, đất cho các công trình xây dựng ngàycàng ít nhưng Vĩnh Phúc vẫn quyết tâm thực hiện Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh về mởrộng diện tích (DT) cho trường học trên địa bàn giai đoạn từ 2011-2015.
Tiêu chí được đặt ra là mỗi trường mầm non phải có ít nhất 20m2/cháu, diện tích ítnhất đạt 3000m2; mỗi trường tiểu học phải con số trên là 25m2/cháu, 5000m2; bậc THCSlà 25m2 và ít nhất 10.000m2, bậc THPT là 30m2 và ít nhất 30.000m2. Các con số trêncao gần gấp đôi hơn so với tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Kinh tế khó khăn nhưng năm 2011 ngân sách của Vĩnh Phúc dành tới 100 tỷ cấp cho cáchuyện, thị, thành phố mở rộng đất cho trường học. Năm 2012 và 2013 con số này đượcnâng lên 180 tỷ đồng, tổng số là 460 tỷ đồng (với 230ha đất cần mở).
Ông Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết: “Vĩnh Phúc yêu cầu từng hiệutrưởng, chủ tịch xã rồi lãnh đạo huyện thị cần nắm diện tích cách trường hiện có baonhiêu, cần mở rộng bao nhiêu m2, hướng mở rộng như thế nào.
![]() |
Trước nhu cầu lớn của người dân, Trường MN Ngọc Thanh C đã mở cửa để nhận trông trẻ nhà trẻ từ những ngày đầu tháng 8. (Ảnh: Văn Chung). |
Từng tháng các địa phương phải có thống kê, báo cáo cụ thể. Tỉnh cũng thường xuyênyêu cầu chủ tịch các huyện, thị xã báo cáo trực tiếp để nắm rõ tình hình. Hiện tỉnhmới giải tỏa được 50% diện tích. Theo Nghị định 42 của Chính phủ, bắt đầu từ cuốitháng 7/2012 các DT thu hồi liên quan đất lúa phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xemxét, phê duyệt
Đến cuối tháng 5/2013, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh mới làm việc xong với các Bộ vàđược Thủ tướng phê duyệt mới được phép thu dồi diện tích đất cho các công trình côngcộng trong đó có giáo dục. Khi này các huyện thị khẩn trương, ráo riết các công việcđể mở rộng DT họp với dân lập phương án đền bù, giao đất, giải ngân kinh phí ra sao.
Vĩnh Phúc cơ bản sẽ hoàn thành công việc này trong năm 2013”.
3 phương án mở rộng trường
Về các phương án mở rộng trường, ông Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho hay:“Sở tham mưu cho tỉnh 3 hướng mở rộng diện tích đất cho các trường học. Một làmở rộng ra khu vực liền kề trường ở nơi còn có thể mở rộng. Khá nhiều trường đã thựchiện theo cách này.
Hai là,nơi nằm trong khu dân cư bốn phía không mở được sẽ mở phân hiệu ở khu lân cận để đượcgiáo dục thể chất hoặc giáo dục chuyên biệt đưa các cháu ra học. Tuy nhiên, cách làmnày chỉ là cá biệt và không thực sự hiệu quả.
Balà chuyển địa điểm ra nơi mới. Đây cũng là cách làm hiệu quả, được nhiều địa phươngthực hiện”.
Trước tình hình đất đai ngày càng thu hẹp, ông Quân cho biết tỉnh Vĩnh Phúc đã vàđang chỉ đạo làm gắt gao công tác này đến hết năm 2013. Nếu không mở rộng hoặc khônghoàn thành định mức m2/trường học thì buộc phải dừng lại, dồn sức cho các nhiệm vụgiáo dục quan trọng khác. Trường hợp không mở rộng diện tích, giải pháp cuối cùng làtính toán nâng tầng.
2 huyện về đã về đích “Đã có 2 huyện Sông Lô và Lập Thạch hoàn thành kế hoạch mở rộng trường lớp cho học sinh với diện tích xấp xỉ gần 14ha/huyện. Thậm chí so với số tiền ngân sách chi, mỗi huyện còn dư 8 tỷ đồng. Số tiền còn lại được địa phương dành kiên cố hóa trường mầm non, tiểu học vì dù về mặt bằng được mở rộng nhưng nhiều trường vẫn chưa có tường rào bao quanh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, học sinh vẫn phải ở trong nhà cấp bốn, phòng học ở dạng bán kiên cố…”- ông Hoàng Minh Quân cho hay. |
![]() |
Ảnh minh họa |
““Cô – con” vừa sống vừa sượng”
Độc giả Đỗ Huỳnh Hiền kể một kỷ niệm về cách xưng hô giữa thầy trò ngày xưa: “Tôi còn nhớ rất rõ vào những năm 1995 - 1996 khi là sinh viên khoa luật của ĐH Tổng hợp, TP.HCM, khi một bạn cùng lớp xưng tôi khi phát biểu với cô giảng viên, đã bị chất vấn ngay là "em bao nhiêu tuổi mà xưng tôi với tôi". Đây là một sự việc có thật, cũng trong năm học đó với Luật sư Đào Quang Huy, khi sinh viên xưng "con với thầy" thì bị chỉnh ngay là "xưng tôi" và chấp nhận cho chúng tôi gọi là "quý đồng nghiệp".
Trường hợp của bạn đọc Đặng Như Cương thì oái oăm hơn vì là cán bộ đi học nên nhiều thầy cô ít tuổi hơn “nhưng cũng không dám xưng ‘tôi’ với thầy cô mà vẫn phải xưng ‘em’”.
Theo nhận định của anh Đức Hùng thì việc chuyển xưng hô từ “cô – em” sang “cô – con” bắt đầu từ năm 2001-2002. “Ban đầu nhiều học sinh cũng rất phản cảm, nhưng dần dần thấy các bạn xưng hô "con" với "cô, thầy" ngọt xớt, "cô, thầy" đồng ý, chẳng lẽ mình không theo” – anh chia sẻ.
Anh Phạm Chương thẳng thắn nhận định cách xưng hô “cô – con” với cả học sinh cấp 2, cấp 3 là rất “sống sượng”. “Tôi không biết có văn bản nào quy định về cách xưng hô trong giáo dục không, nhưng trước đây gọi là "cháu mẫu giáo, em học sinh, anh (chị) sinh viên. Còn bây giờ các giáo viên, giảng viên gọi "các con học sinh" tôi thấy nó vừa sống vừa sượng”.
Phản đối cách xưng hô này, độc giả Hoàng Đạo đưa ra ví dụ cụ thể: “Tôi không hiểu một thầy cô giáo mới ra trường (thạc sỹ 25 tuổi) khi dạy các em cấp THPT (cấp 3) mà xưng hô thầy, cô - con có phù hợp không? Trong khi ở nhà em út của mình mới vài tuổi bọ. Đặc biệt phụ huynh học sinh THPT thường hơn cả tuổi cha mẹ mình, thậm chí ngang tuổi ông bà của các thầy cô - rất phản cảm. Đến ở trường Đại học mà vẫn xưng như vậy là thiếu tôn trọng các sinh viên. Thế hệ chúng tôi qua trên nửa thế kỷ đến giờ vẫn xưng hô thầy cô xưng em đầy sự kính trọng và được tôn trọng”.
Nhìn ở một góc độ khác, một bạn đọc cho rằng vấn đề tuy đơn giản nhưng lại phản ánh thực chất vấn đề phục tùng và quyền lực mà tác giả bài viết đề cập tới. Không chỉ riêng gì giáo dục, mà trong nhiều lĩnh vực khác. “Hiện nay, trong giới công chức, xưng hô bằng con - chú - bác rất phổ biến” – độc giả này chia sẻ.
Quy định cách xưng hô, nên chăng?
Bàn về vấn đề này, độc giả Vi Việt Đức nhận xét: “Việc xưng hô hiện nay diễn ra không theo một trật tự nào. Điều này về lâu dài có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không tốt trong cách xưng hô. Tôi thấy đây là vấn đề chúng ta nên xem xét để xây dựng những quy chuẩn riêng trong cách xưng hô. Tiếng Việt phong phú và đa dạng nhưng không vì thế mà chúng ta sử dụng từ một cách bừa bãi”.
Chị Lan Phương tán thành quan điểm “cách xưng hô phải thể hiện cái tôi cá nhân”. Chị cho rằng: “Xưng tôi là hợp lý trong trường hợp người nói từ cấp 3 trở lên và xưng em ở các cấp thấp hơn”.
Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Huy Đức cho rằng các bé mầm non và học sinh cấp 1 nên xưng là “con”, cấp 2 nếu thầy cô trẻ thì là “em”, thầy cô trung tuổi thì là “con”, cấp 3 và đại học là “em”.
Trong khi đó, có một số ý kiến ủng hộ cách xưng hô “gần gũi, thân mật” này. Độc giả Rubi nói: “Tôi nghĩ đó là văn hoá người Việt mình, luôn có sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử. Đừng đem Văn hoá Tây vào mà làm hỏng tôn ti trật tự, lễ nghĩa phép tắc vốn là truyền thống của dân tộc mình”.
Một giáo viên cho rằng bài viết làm “phức tạp hóa vấn đề”, đồng thời chia sẻ quan điểm: “Đành rằng xưng hô thể hiện mối quan hệ xã hội nhưng xưng hô cũng để bày tỏ tình cảm. Một khi học sinh thương yêu và kính trọng thầy cô như cha mẹ chứng tỏ thầy cô ấy đã có một nhân cách, một tri thức, một sự quan tâm ấm áp dành cho trò thì trò mới xưng con và ngược lại”.