Là công ty cung cấp các dịch vụ miễn phí,íchhợpcôngcụchặnquảngcáochotrìnhduyệlịch thi đấu đá bóng hôm nay Google kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo hiển thị trong các dịch vụ của mình. Tuy nhiên, sắp tới đây hãng sẽ làm một chuyện nghe khá... bất hợp lý: Theo WSJ, các nguồn tin giấu tên tiết lộ Google sẽ tích hợp công cụ chặn quảng cáo cho trình duyệt Chrome trên cả máy tính và di động.
Google tích hợp công cụ chặn quảng cáo cho trình duyệt Chrome
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ -
Nền tảng mã bưu chính quốc gia Vpostcode sẽ thúc đẩy chuyển đổi sốMã địa chỉ bưu chính quốc gia Vpostcode bao gồm một tập hợp 12 ký tự. Ảnh: Trọng Đạt Mã địa chỉ bưu chính Vpostcode được phát triển trên nền tảng bản đồ số và mã bưu chính quốc gia. Chức năng của hệ thống này là cung cấp các thông tin về vị trí và mã của bất kì địa điểm nào trên toàn quốc.
Vpostcode có khả năng “số hóa”, định vị chính xác vị trí địa chỉ của người dùng dịch vụ bưu chính. Đây là lời giải cho bài toán tối ưu hóa việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa từ người gửi đến người nhận của các doanh nghiệp bưu chính, vận tải, thương mại điện tử.
Việc xây dựng mã địa chỉ bưu chính được thực hiện theo nguyên tắc mã vị trí mở OLC, chia bản đồ thành các lưới nhỏ đến diện tích phù hợp (3m x 3m) và gán mã cho từng ô trong lưới.
Do được xác định theo vị trí tọa độ trên nền tảng bản đồ số, không dựa vào địa dư hành chính nên mã địa chỉ bưu chính đảm bảo tính chính xác và ổn định cao. Đến nay, đã có hơn 23 triệu địa chỉ trên toàn quốc đã được gán mã.
Nền tảng mã bưu chính quốc gia Vpostcode sẽ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Ảnh: Trọng Đạt Nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode có các chức năng tra cứu, tạo mã, định vị, chia sẻ mã địa chỉ, tìm đường, quản lý thông tin địa điểm….
Nền tảng này còn cho phép người dùng cập nhật, làm giàu các thông tin dữ liệu địa chỉ, giúp cho việc tìm kiếm địa chỉ nhanh chóng, thuận tiện hơn.Mã địa chỉ bưu chính Vpostcode cũng dễ dàng tích hợp vào các nền tảng ứng dụng khác.
Việc ra đời nền tảng mã địa chỉ bưu chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và tăng cường tính cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi số ngành bưu chính và phát triển đô thị thông minh, xây dựng Chính phủ điện tử.
Người dân có thể tìm hiểu thông tin và sử dụng Vpostcode thông qua website vpostcode.vn hoặc ứng dụng trên di động.
Mã địa chỉ bưu chính sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Chia sẻ tại lễ ra mắt nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, chưa bao giờ bưu chính có tốc độ tăng trưởng như những năm gần đây. Đó là do sự phát triển của thương mại điện tử.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, siêu thị đã về đến từng hộ gia đình thông qua nền tảng thương mại điện tử trên các thiết bị di động. Do đó, nếu ai có thể mang hàng đến và đi tới từng hộ gia đình này, người đó sẽ sở hữu một chuỗi siêu thị khổng lồ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đại dịch Covid-19 khiến cho chúng ta thấy rõ hơn tầm quan trọng của dòng chảy vật chất, của những nhân viên chuyển phát, những người ship hàng. Trong một xã hội số thì vai trò của các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát ngày càng quan trọng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trải nghiệm nền tảng mã bưu chính quốc gia Vpostcode. Ảnh: Trọng Đạt Bộ mã bưu chính đến địa chỉ Vpostcode sẽ là nền tảng dùng chung cho các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát. Đây là nền tảng mở, cho phép người dân, các tổ chức trong xã hội có thể cập nhật, làm giàu thông tin.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng và tin tưởng nền tảng này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số, dịch vụ công trực tuyến và quá trình chuyển đổi số.
Phát biểu tại lễ ra mắt Vpostcode, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, việc ra mắt mã địa chỉ bưu chính là một khởi đầu quan trọng. Nền tảng này không chỉ có ý nghĩa đối với ngành bưu chính hay trong việc sản xuất kinh doanh thuần túy mà còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự ra đời của nền tảng mã bưu chính quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, sự ra đời của nền tảng mã địa chỉ bưu chính là một việc rất cụ thể nhưng có ý nghĩa lâu dài, một việc nghe qua chỉ có ý nghĩa chuyên môn nhưng thực ra lại có ý nghĩa trong nhiều mặt.
Nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode sẽ là một trong những viên gạch ban đầu xây dựng nên nền tảng số của Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra nhiều ý tưởng để có thể phục vụ người dân tốt hơn trên cơ sở nền tảng mã địa chỉ bưu chính.
(Quý độc giả có thể xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ ra mắt nền tảng mã địa chỉ bưu chính quốc gia Vpostcode tại đây)
Trọng Đạt
Video thông tin chi tiết về nền tảng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode
"> -
“Đỏ mắt” tìm nhà giá rẻ Thị trường bất động sản TP.HCM ‘đói’ nhà ở bình dânThống kê của một đơn vị nghiên cứu thị trường BĐS cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, giá bán căn hộ tại TP.HCM trung bình ở mức 45 triệu đồng/m2. Nguồn cung khan hiếm khiến không ít chủ đầu tư có xu hướng dạt ra các tỉnh lân cận thành phố đầu tư dự án mới, trực tiếp đẩy giá nhà ở những khu vực này lên cao.
Các phân khúc nhà ở tại TP.HCM đang sát lập mặt bằng giá mới. Nhiều người có nhu cầu thực cho rằng, họ khó có cơ hội sở hữu nhà tại TP.HCM với mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2.
Ông H.V.T (ngụ Q.Thủ Đức) cho biết, gia đình ông đang thuê căn nhà trong hẻm ở Q.Thủ Đức từ 3 năm qua với giá 6 triệu đồng/tháng. Chán cảnh ở nhà thuê, ông T. tìm mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ với giá khoảng 2 tỷ đồng trở lại nhưng không quá xa trung tâm. Tuy vậy, suốt 1 năm qua, ông H. tìm “đỏ mắt” cũng không ra.
“Với điều kiện tài chính như thế, rất khó mua căn hộ nào ở khu vực trung tâm thành phố. Ở vùng ven như Q.12, huyện Bình Chánh hay Bình Tân, giá các dự án mới cũng đã hơn 30 triệu đồng/m2. Dịch chuyển ra Bình Dương, giá căn hộ trung bình đã 35 triệu đồng/m2”, ông H. chia sẻ.
Trong 26 dự án được giao dịch tại TP.HCM từ đầu năm đến nay chỉ có 163 căn hộ giá bán dưới 20 triệu đồng/m2. Thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP.HCM chỉ có 26 dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 15.087 căn. Trong đó, có 5.339 căn hộ cao cấp có giá bán trên 40 triệu đồng/m2 và 9.585 căn hộ trung cấp giá bán từ 20 – 40 triệu đồng/m2.
Phân khúc nhà ở bình dân có giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 vô cùng khan hiếm, chỉ có 163 căn. Trong khi cùng kỳ năm trước, nguồn cung căn hộ bình dân trên thị trường là 12.366 căn.
Riêng tháng 10/2020, trong 6 dự án (tổng số 8.365 căn hộ) đủ điều kiện huy động vốn, phân khúc trung cấp chiếm tỷ lệ đến 94,4% và phần còn lại là căn hộ cao cấp. Như vậy, phân khúc căn hộ bình dân dường như đã “vắng bóng” trên thị trường.
Giá nhà đang vượt khả năng chi trả của đa số người dân
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), giai đoạn 2018 – 2020, thị trường BĐS TP.HCM sụt giảm mạnh về nguồn cung, quy mô dự án cũng như lượng giao dịch nhà ở. Nguồn cung giảm khiến cho bộ phận người thu nhập trung bình, thu nhập thấp tại đô thị và người nhập cư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở.
Chủ tịch HoREA đánh giá, nguồn cung nhà ở có giá bán bình dân hiện rất khan hiếm trong khi nhu cầu của phân khúc này vô cùng lớn, bởi nó phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân có nhu cầu mua thực.
“Giá nhà ở hiện nay đang vượt khỏi khả năng chi trả của người thu nhập trung bình - thấp và đối tượng chính sách. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung, nhất là phân khúc bình dân, dẫn đến giá nhà tăng, người dân khó có cơ hội sở hữu nhà ở với giá 1,5 tỷ đồng trở lại.
Những năm gần đây, HoREA luôn khích lệ doanh nghiệp ưu tiên phát triển nhà ở phân khúc bình dân để cân bằng cung – cầu. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn cung dự án nhà ở vừa túi tiền rất ít, luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nhà lần đầu lẫn doanh nghiệp đầu tư nhà diện tích nhỏ ở vùng ven”, ông Châu nói.
Nhà ở bình dân đang dần "vắng bóng" trên thị trường BĐS TP.HCM. Theo Bộ Xây dựng, so với cuối năm 2019, tại 2 thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng nguồn cung giảm nhưng giá nhà ở lại tăng. Cụ thể, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng 0,25%, trong khi tại Hà Nội tăng ít hơn, khoảng 0,16%.
Báo cáo tình hình thị trường BĐS quý 3/2020, Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trong cơ cấu nguồn cung nhà ở mới tại TP.HCM, loại hình căn hộ có mức giá bình dân không còn xuất hiện trên thị trường. So với quý trước đó, giá bán căn hộ tăng mạnh, từ 15% - 20%.
Để thu hút doanh nghiệp tham gia thực hiện nhà ở thương mại giá thấp, theo ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ đang đề xuất giảm 50% tiền sử dụng đất cho nhà đầu tư. Bên cạnh việc dành 20% nhà ở xã hội tại các dự án ở đô thị, Bộ Xây dựng cũng đề xuất cần có 20% nhà ở thương mại giá thấp.
Chủ dự án nhà ở xã hội chậm giao nhà, khách hàng gửi đơn ‘xin’ căng băng rôn
Quá thời hạn đã cam kết nhưng chủ đầu tư nhà ở xã hội The Western Capital vẫn chưa bàn giao nhà. Quá bức xúc, nhiều khách hàng làm đơn gửi đến cơ quan “xin” được căng băng rôn để phản đối chủ đầu tư.
"> -
Bắc Ninh ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tửĐầu tháng 4/2020, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương ngày 12/2/2020.
Trong kết luận hội nghị, Thủ tướng đã nhấn mạnh năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư và là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rõ các nhiệm vụ mà các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai.
UBND tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn khẩn trương triển khai, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại kết luận hội nghị nêu trên.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được yêu cầu phải tập trung triển khai, ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu về Chính phủ điện tử đặt ra tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 và Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ, đặc biệt là chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.
Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Bắc Ninh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh về hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu này. Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo, triển khai, sử dụng các ứng dụng Chính phủ điện tử, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử và thực hiện các giải pháp tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
">