Độc đáo lễ rước nước tại Lễ hội Tản viên Sơn thánh

UBND huyện Ba Vì vừa tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức Lễ khai hội Tản Viên Sơn Thánh và khai trương du lịch Ba Vì năm 2019. 

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 17 đến 19/2 (tức ngày 13 đến 15 tháng Giêng) tại di tích lịch sử văn hóa đền Hạ,ĐộcđáolễrướcnướctạiLễhộiTảnviênSơnthábxh hạng nhất anh xã Minh Quang. Sáng ngày 13 tháng Giêng, lễ rước nước từ sông Đà về tế Thánh sẽ được bắt đầu. Lễ rước nước được xem là một trong những điểm nhấn đặc biệt của lễ hội.

Theo truyền thống, vào giờ Tí ngày 12 tháng Giêng, bà con xã Minh Quang sẽ chọn hai nam thanh, nữ tú của làng, chèo thuyền ra giữa dòng sông Đà, lấy nước rước về Đền để tỏ lòng thành kính dâng Đức Thánh Tản Viên. Sau phần lễ, là phần hội với các trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, cà kheo, việt dã leo núi, đẩy gậy…

{ keywords}
Lễ rước nước được xem là một trong những điểm nhấn đặc biệt của Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (Ba Vì, Hà Nội).


Trao đổi cùng phóng viên, ông Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là nét văn hoá đặc sắc của huyện Ba Vì trong chiến lược phát triển văn hoá và du lịch địa phương. Hiện tại, cùng với tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, Ba Vì đang nỗ lực bảo tồn lễ hội truyền thống, quảng bá hình ảnh địa phương.

Một năm sau khi tục thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, UBND huyện đã hoàn thành phương án bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội. Cụ thể, huyện đã cho tôn tạo lại cụm di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ với nguồn kinh phí xã hội hoá trên 4 tỷ đồng.

Cùng với đó là kế hoạch bảo tồn trên 100 di tích liên quan đến tục thờ Đức Thánh Tản Viên trên địa bàn huyện. Dự kiến trong tương lai, Ba Vì sẽ tiếp tục từng bước bảo tồn, xây dựng Lễ hội Tản Viên Sơn thánh thành lễ hội vùng, tiến tới xây dựng hoàn thiện hồ sơ, chỉnh trang lại các lễ rước để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu văn hóa, tập quán thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì không chỉ gắn bó với sự tôn thờ vị Thánh đứng đầu trong “Tứ bất tử” của người Việt mà còn thể hiện ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho nhân dân. Xa hơn, tập quán này, cũng góp phần khẳng định về sự tồn tại của thời đại Hùng Vương - Nhà nước đầu tiên trong tâm thức của người Việt.

Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ dựng nước. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt – Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử.

Nhưng Ba Vì cũng là vùng đất có lợi thế về du lịch cảnh quan thiên nhiên và văn hóa. Nhiều địa danh nổi tiếng của Ba Vì không còn xa lạ với du khách trong nước và quốc tế như: Vườn quốc gia Ba Vì, Suối Hai, khu du lịch nước khoáng nóng Thuần Mỹ, Đầm Đa …

Tình Lê

Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Khám phá vùng đất Phật Tây Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương đã được UNESCO vinh danh.  

Kinh doanh
上一篇:Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01: Sức mạnh nhà vô địch
下一篇:Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt