会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Cặp ruồi đang giao phối mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách!

Cặp ruồi đang giao phối mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách

时间:2025-01-19 02:59:13 来源:NEWS 作者:Bóng đá 阅读:974次

Hổ phách thực chất là nhựa cây hóa thạch,ặpruồiđanggiaophốimắckẹttriệunămtrongmiếnghổphákqbd hom nay tồn tại nhiều trong các lớp đá và trầm tích trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hổ phách lại rất khó được phát hiện tại Úc hay New Zealand.

Đó là lý do vì sao phát hiện của TS Jeffrey Stiwell, một nhà cổ sinh vật học cùng nhóm sinh viên lại có giá trị đến thế. Họ không chỉ tìm ra một miếng hổ phách bình thường mà là một miếng hổ phách có chứa cặp ruồi chân dài đang trong quá trình giao phối.

“Tôi nhìn bằng kính hiển vi và không tin vào mắt mình. Ban đầu tôi còn nghĩ chắc đây là trò đùa của ai đó. Một người nào đó đã mang đôi ruồi này dính vào miếng nhựa cây còn mới. Nhưng không, thực sự chúng tôi đã tìm ra một miếng hổ phách đặc biệt”, TS Stilwell vui mừng nói.

TS Jeffrey Stilwell và các đồng nghiệp đã công bố phát hiện của mình vào ngày 2/4. Ngay lập tức phát hiện của họ đã thu hút sự chú ý của giới học giả.

{ keywords}

Cặp ruồi đang giao phối mắc kẹt 41 triệu năm trong miếng hổ phách

“Hành vi giao phối của cặp ruồi chứng tỏ chúng còn sống ngay tại thời điểm bị nhựa cây bắt lấy và giam giữ. Điều này rất hiếm thấy bởi thông thường, chỉ khi sinh vật chết đi chúng mới được lưu giữ trong hổ phách và hóa thạch”, Victoria McCoy, nhà cổ sinh vật tại Đại học Wisconsin cho hay.

TS Stilwell không phải ngay lập tức gặt hái được thành công. Công việc tìm kiếm hổ phách của ông đã bắt đầu từ gần 10 năm trước, vào tháng 5/2011.

“Khi đào xuống đất, chúng tôi bắt đầu tìm thấy những mẩu “vàng”. Chúng thật sự lấp lánh như vàng vậy, nhưng tôi biết mình đã tìm thấy cái gì. Nó đích thị là hổ phách. Lúc đó tôi còn không tin vào mắt mình”, TS Stilwell chia sẻ.

Sau đó, ông đã xin được tài trợ từ chính phủ Úc để khai quật hổ phách trên diện rộng. Nhiều phát hiện thú vị được tìm thấy. Những con kiến từ thời tiền sử có độ tuổi trên 40 triệu năm; nhiều loài nhện mà các nhà khoa học cũng không biết chúng thuộc nhóm nào; các loài ve và cả côn trùng vẫn giữ nguyên vẹn màu sắc vốn có của chúng;…

Miếng hổ phách lâu đời nhất được cả đội tìm ra có niên đại từ 252-201 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, Trái đất tồn tại siêu lục địa Pangea; các châu lục hợp lại thành một chứ không tách ra như bây giờ. Châu Úc và châu Nam Cực dính liền với nhau, bao gồm một phần của vùng phía nam Gondwana.

“Giai đoạn tiếp theo của quá trình nghiên cứu là phân tích các chủng loài chúng tôi đã tìm được trong hổ phách. Rất nhiều trong số đó loài người còn không biết chúng từng tồn tại”, TS McCoy nói.

Trường Giang (Theo The New York Times)

Ai cũng nghĩ khủng long là sinh vật lớn nhất hành tinh nhưng sự thật khiến nhiều người ngã ngửa

Ai cũng nghĩ khủng long là sinh vật lớn nhất hành tinh nhưng sự thật khiến nhiều người ngã ngửa

Không phải cá voi xanh hay voi Châu Phi, sinh vật có kích thước lớn nhất hành tinh lại là một cây nấm.

(责任编辑:Công nghệ)

相关内容
推荐内容