Dù là đi du học ở Anh ba năm trở về, tôi gần như bị sốc khi mẹ tôi khuyên tôi nếu yêu ai thì cứ quan hệ trước rồi có con mình nuôi cũng được vì tôi cũng đã quá lứa nhỡ thì. Tôi cự nự với mẹ, thế có mà mặt mo. Bố mẹ còn mặt mũi nào mà nhìn hàng xóm, họ hàng. Những năm sáng xa nhà, nếu không nghĩ đến danh dự của bố mẹ, chắc tôi đã chung đụng buông thả.
Nếu chỉ có mình tôi trên đời, sợ gì mà không sống chung với ai cho thỏa khao khát của tuổi trẻ. Nhưng vì cha mẹ, tôi chỉ tập trung vào học hành và mơ sẽ có một gia đình của riêng mình, ở đó tôi hạnh phúc và có thể thỏa mọi khao khát của riêng mình.
Hình ảnh người phụ nữ chung thủy tiết hạnh trong văn chương mà tôi học từ khi còn nhỏ đã ngấm sâu vào tâm trí. Việc sống thử và phản bội trong tình yêu và gia đình với tôi là điều gì đó thật xấu xa, vô đạo đức.
|
|
Khi tôi nói những điều này với mẹ, mẹ tôi phản bác ngay, các ca sĩ, diễn viên sống như thế có sao đâu. Họ làm mẹ một mình. Họ sống thử... Tôi cãi, ca sĩ, diễn viên không thể là mẫu mực để cả xã hội theo được. Mẹ tôi nói một câu làm tôi “cứng lưỡi”: đã đưa lên vô tuyến thì có nghĩa là chuẩn rồi.
Quả thực, trên báo đài, gần đây, những chuyện này lại được tô màu như là một lối sống lý tưởng. Ca sĩ này, diễn viên kia hãnh diện về cuộc sống làm mẹ đơn thân. Đi kèm việc miêu tả cuộc sống của những bà mẹ đơn thân hay những đôi sống thử, là cuộc sống giàu sang và thành đạt của họ.
Họ lại được khen ngợi cứ như là những mẫu hình văn hóa của xã hội mà quên đi rằng, thế giới showbiz chỉ là một mặt rất phù phiếm của văn hóa. Văn hóa thực sự của một dân tộc nằm trong mỗi con người, ở mọi vùng miền và ở tất cả các ngành, các nghề. Nguy hiểm thay là giờ đây, showbiz Việt được coi như là chuẩn mực của văn hóa Việt Nam.
Hệ quả kéo theo nó, và đúng như thực tế đang diễn ra, giới trẻ, và không loại trừ ở các lứa tuổi khác, say sưa ăn mặc hở hang, tiêu thụ mĩ phẩm ồ ạt; ăn nói và ứng xử vô lễ; sống dễ dãi buông thả, chạy theo bản năng.
Sẽ có người biện luận rằng ở các nước phương Tây phát triển, quan hệ tình dục không có ràng buộc đạo đức và Việt Nam, một nước đang cố gắng hướng tới hòa nhập thì không có lí do gì mà không học tập phong cách văn hóa đó. Nhưng trong thực tế, nếu ai đã từng sống tại các nước Tây phương này, chịu khó hòa nhập và quan sát lối sống của người bản địa thì sẽ nhận thấy phương Tây là một thế giới nề nếp.
Tôi có những người bạn coi trọng giá trị gia đình. Một người bạn của tôi, quốc tịch người Mỹ, da trắng, hiện là giáo sư một trường đại học ở Mỹ, rất nghiêm khắc trong việc dạy các nguyên tắc về ăn mặc kín đáo, nghiêm túc và biết cách chi tiêu tiết kiệm cho ba người con của mình. Tôi đã chứng kiến bạn tôi dạy cô con gái 7 tuổi của mình về việc không được làm lộ cơ thể trước người lạ và nơi công cộng. Lần đó, tôi đến chơi, cô bé quá sung sướng, chạy vội từ trong buồng tắm ra ôm chầm lấy tôi mà quên mặc quần áo. Bạn tôi ngay lập tức lấy áo choàng kín cho cô bé và nghiêm mặt nói với cô bé là không được ở trần nơi công cộng và phải biết xấu hổ nếu trường hợp không mong đợi đó xảy ra.
Tôi từng sống hai năm ở kí túc xá một trường đại học ở Anh; cha mẹ của người bạn cùng phòng thường xuyên gọi điện vào mười giờ đêm để chắc chắn cô con gái của mình không ngủ qua đêm ở nhà bạn trai. Đặc biệt, ở phương Tây, tôi không thấy có các mối quan hệ ngoài luồng: chung thủy và tin tưởng nhau là một điều rất tự nhiên trong đời sống gia đình và lứa đôi. Những gắn kết mặt gia đình không chỉ là trách nhiệm mà còn là đạo đức và lòng tự trọng của các bạn người bản địa mà tôi từng tiếp xúc.
|
Ảnh: bee.net |
Ấy vậy mà, từ “phương Tây” lại được dùng để bào chữa cho phong cách sống buông thả, ích kỉ, phù phiếm và tôn sùng tiêu dùng ở Việt Nam. Gần đây, ngày 29 tháng 9 năm 2013, một kênh giải trí đã cho phát một chương trình truyền hình về chuyện phòng the. Chuyện này không có gì đáng nói nếu như được nhìn nhận một cách khoa học và nhân văn vì dù sao, việc giáo dục giới tính và nghệ thuật tình dục cũng là cần thiết. Nhưng điểm đáng nói của chương trình là thành phần tham gia: toàn bộ là từ giới showbiz. Các đạo diễn, diễn viên, người mẫu này ba hoa về khả năng tình dục của họ với những ngôn từ mà người ta chỉ sử dụng trong những cuộc buôn chuyện hơn là trong một show truyền hình.
Điều kinh ngạc hơn là cả người dẫn chương trình và các khách mời đều đi đến thống nhất một điểm là sex không liên quan đến đạo đức. Điều này vô hình trung cổ vũ cho việc quan hệ bừa bãi, cứ có nhu cầu là quan hệ, cứ thích là quan hệ?!
Nếu không có những chế định xã hội và đạo đức đối với tình dục, gia đình không mất đi sợi dây nối kết. Kéo theo nó là cả một hệ lụy về lối sống ích kỉ, buông thả và nền văn hóa dân tộc sẽ không còn gì ngoài một mớ bòng bong của những lối sống không biết là phương Tây hay phương Đông. Cần nhớ rằng, không dân tộc nào được thế giới tôn trọng nếu như nó làm mất đi bản sắc dân tộc mình. Vì thế, việc giữ lấy những thứ thuộc về thuần phong mĩ tục của dân tộc hay phẩm cách Á Đông, có thể nói, là một chiến lược cần duy trì và phát huy để Việt Nam có chỗ đứng chính trường thế giới.
Và vì thế, các cơ quan chức năng nên vào cuộc để kiểm duyệt chặt chẽ hơn nội dung truyền hình vì sự duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc. Người dân ở mọi miền đất nước này có những phong tục tập quán và trình độ hiểu biết khác nhau. Các chương trình truyền hình cần phản ánh tính đa dạng đó càng nhiều càng tốt, chứ không phải chỉ tập trung vào một nhóm người, nhóm nghề chỉ có thành phố.
Độc giả Tạ Lê Chi Quan
BẠN NGHĨ GÌ VỀ CÂU CHUYỆN NÀY? |
" alt="Mẹ khuyên con gái hãy 'ăn cơm trước kẻng'"/>
Mẹ khuyên con gái hãy 'ăn cơm trước kẻng'
Bước qua nhút nhát, tự tiTại Quảng Trị, Hồ Tu Pông Ngởi (SN 1992, ngụ xã Lìa, huyện Hướng Hóa) được biết đến như một chàng trai vì cộng đồng. Sau khi bước ra khỏi sự nhút nhát của bản thân, Ngởi miệt mài cống hiến cho bản làng.
Ngởi luôn gắng tổ chức lớp học nhảy, lập thư viện miễn phí ngay tại nhà dẫu vẫn nặng nỗi lo cơm áo. Anh cũng tổ chức, hình thành khu vui chơi, sân đá cầu mây cho thanh thiếu nhi địa phương với hy vọng giúp các bạn trẻ trong bản tự tin hơn, tránh xa tệ nạn xã hội.
|
Hồ Tu Pông Ngởi được biết đến như một chàng trai vì cộng đồng. |
Ngởi nói, anh từng là người vô cùng nhút nhát. Anh rụt rè đến nỗi khi đã trở thành một chàng thanh niên, vào TP.HCM học, anh vẫn quỳ gối, khóc một mình trong phòng trọ vì sợ. Đường phố, xe cộ cùng sự náo nhiệt của thành phố khiến anh choáng ngợp và sợ hãi.
Thế nhưng Ngởi sớm nhận ra rằng chính sự nhút nhát, rụt rè ấy đã kéo sập những ước mơ, khát vọng, sáng tạo của mình. Vì thế, khi thoát khỏi nó, anh không muốn bạn trẻ nào rơi vào lối mòn mình từng trải qua.
Ngởi chia sẻ: “Đời người quá ngắn, nếu chỉ sống trong rụt rè, tôi sẽ chẳng thể nào có đáp án cho câu hỏi: “Chúng ta sinh ra để làm gì" mà tôi đặt ra từ lúc còn rất nhỏ".
|
Sau khi trở về bản làng, Ngởi học làm phim, ghi lại những hình ảnh đẹp, truyền thống của dân tộc mình. |
“Năm 2013, sau khi học xong ngành sư phạm, tôi trở về địa phương và cố gắng thay đổi mình bằng cách tham gia vào nhiều hoạt động vì cộng đồng tại đây”, Ngởi nói thêm.
Sau cùng, Ngởi “cởi bỏ” được lớp vỏ rụt rè để tự tin hơn trong việc kết nối với cộng đồng. Nhận thấy nhiều bạn trẻ trong bản làng nhút nhát, dễ sa vào tệ nạn, Ngởi tạo sân chơi cộng đồng gồm: dạy nhảy, làm phim, mở sân chơi thể thao…
Ngởi thành lập nhóm nhảy “Akay Vel” (Những đứa con của bản) để các bạn trẻ tiếp cận với nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại. Ngởi lập sân chơi thể thao cộng đồng để giới trẻ nâng cao thể chất.
|
Ngởi chiếu phim hoạt hình phục vụ trẻ em nghèo trong bản làng. |
Anh cũng làm cầu nối để thanh thiếu niên trong bản làng của mình giao lưu với những người cùng trang lứa ở địa phương, thành phố khác… “Mục đích của tôi là thông qua các hoạt động trên, các bạn trẻ sẽ tự tin hơn, tránh xa tệ nạn xã hội và học tập được gì đó từ những người bạn ở các địa phương khác”, Ngởi nói.
Thấm thía sự thiệt thòi khi tuổi thơ “không có nổi cuốn sách để đọc”, Ngởi mở thư viện sách miễn phí ngay tại nhà cho trẻ em. Từ ngày có tủ sách, Ngởi thấy trẻ em bớt lang thang, chơi đùa ngoài bãi đất, bờ sông. Các em vui thích, hạnh phúc cùng câu chuyện cổ tích, bài học cuộc sống… từ những trang sách.
Làm phim để chống dịch
Ngởi nói, anh đam mê hội họa từ nhỏ. Lớn lên, Ngởi cũng chỉ ước ao được học ngành đồ họa. Nhưng nhà Ngởi nghèo quá, đến bữa ăn cũng không đủ no. Học hết lớp 12, Ngởi đành nghỉ ở nhà, đi làm thuê kiếm sống. Dẫu vậy, ước mơ được thoát nghèo, được học trong Ngởi vẫn âm ỉ.
|
Anh cũng tạo sân chơi thể thao cộng đồng thu hút thanh thiếu niên địa phương tham gia để nâng cao thể chất, tránh xa tệ nạn xã hội. |
Thế nên khi biết tỉnh có trường trung cấp đào tạo ngành sư phạm, Ngởi đăng ký học ngay. Ngồi trên ghế giảng đường, Ngởi bị chiếc máy vi tính mê hoặc. Đam mê đồ họa trong anh lại bùng cháy. Ngởi vay tiền ngân hàng để mua máy tính về tự mày mò, khám phá. Sau đó, anh khăn gói vào TP.HCM học quay, dựng phim.
“Ra nghề”, Ngởi trở về bản làng mở một tiệm ảnh phục vụ bà con để có kinh phí hiện thực hóa giấc mơ hỗ trợ cộng đồng. Với chiếc máy ảnh, Ngởi lang thang khắp vùng để ghi hình, làm phim ngắn về những nét văn hóa, cuộc sống của người dân tộc mình.
Thông qua các thước phim, Ngởi mong muốn dân làng không quên đi cội nguồn. Mỗi đêm, khi có thời gian, Ngởi chiếu các đoạn phim ấy tại căn nhà đã gần như trở thành điểm sinh hoạt cộng đồng cho trẻ em xem. Sau đó, Ngởi lặng lẽ ngồi, ngắm những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt bọn trẻ.
|
Ngởi trực tiếp quay một cảnh trong phim “Đại chiến Corona virus” để tuyên truyền chống dịch. |
Thế rồi đại dịch ập đến khiến cuộc sống vốn yên ả nơi đây xáo trộn. Ngởi thấy nơi đâu cũng đầy ắp những thông tin tuyên truyền chống dịch. Ngởi lo rằng nhận thức của một bộ phận người dân vùng cao về phòng, chống Covid-19 chưa cao. Ngởi nghĩ phải làm gì đó để góp phần thay đổi điều đó.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, Ngởi quyết định làm bộ phim ngắn nói lên sự nguy hiểm của Covid-19, kêu gọi mọi người cần phải cảnh giác với đại dịch. Ngởi mày mò kết hợp người thật với hoạt hình để dựng phim ngắn với tựa đề “Đại chiến Corona virus”.
Phim có thời lượng hơn 6 phút, không lời ghi lại cảnh giao chiến giữa nhân vật chính mặc bộ đồ truyền thống của người Pa Kô chống lại virus corona được tạo hình như quái vật để bảo vệ người thân. Trước khi giao chiến, chàng trai cẩn thận phát khẩu trang cho người thân và cũng tự trang bị cho mình.
|
Một cảnh giao chiến giữa nhân vật chính và quái vật virus corona trong phim ngắn của Ngởi. (Ảnh cắt từ clip). |
Trong lúc giao chiến, nam chính bị trúng đòn, té ngã, rơi khẩu trang nhưng được người bên cạnh tiếp sức. Anh tiếp tục đứng dậy, chiến đấu, hạ gục con quái vật corona cuối cùng. Tuy vậy, ngay sau đó, bầu trời tiếp tục xuất hiện những con virus corona. Chàng trai nắm chặt tay, chuẩn bị cho cuộc chiến sẽ còn kéo dài.
Hồ Tu Pông Ngởi nói: “Thông qua phim ngắn này, tôi truyền tải thông điệp mọi người luôn phải cảnh giác với Covid-19. Tôi để nhân vật chính mặc áo truyền thống với ngụ ý ngoài các y bác sĩ, bộ đội, công an... thì mỗi người con bản làng cũng phải có trách nhiệm chống lại dịch bệnh”.
“Hình ảnh bạn nhỏ đưa khẩu trang cho nam nhân vật chính trong phim cũng nói lên thông điệp: Tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy vào khả năng của mình để góp sức chống dịch. Bởi, nếu mọi người cùng chung tay, chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh để chiến thắng đại dịch”, Ngởi nói thêm.
Xem clip: Chàng trai Pa Kô làm phim 'võ thuật' về đại chiến với Covid-19
Bài:Nguyễn Sơn
Video, ảnh: Nhân vật cung cấp
Nữ sinh kể chuyện chống dịch từ Bắc Ninh vào Bình Dương
Nhìn cậu bé ngơ ngác ngồi một góc, Thơm thấy vô cùng thương cảm. Covid-19 đã khiến một cậu bé đang tuổi ăn, tuổi chơi phải xa mẹ để một mình đương đầu với bệnh tật.
" alt="Chàng trai Pa Kô mở thư viện, làm phim 'võ thuật' về đại chiến với Covid"/>
Chàng trai Pa Kô mở thư viện, làm phim 'võ thuật' về đại chiến với Covid
... Đó là "quay xe".Trên một diễn đàn dành cho giới trẻ, mới đây một bạn gái chia sẻ câu chuyện tới chơi chào hỏi gia đình bạn trai của mình. Những sự việc diễn ra ở nhà bạn trai khiến cô cứ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, rồi cô tự hỏi đang yên đang lành nếu lấy chồng mà phải trở thành người phụ nữ như vậy thì lấy để làm gì, cứ ở một mình tự do tự tại có phải sướng hơn không.
Cô gái kể nhà bạn trai cô ở Mỹ Đình. Hai người yêu nhau hơn một năm, tình cảm cũng đến lúc đậm sâu nên cô quyết định sẽ tới nhà bạn trai ra mắt. Trưa hôm ấy cô tự đi xe đến nhà bạn trai cho chủ động. Tới nơi, bố mẹ bạn trai chưa về, nhưng bạn trai đã ngay lập tức bảo cô "tranh thủ" đi lấy chổi quét "hộ" anh cái sân, còn anh ngồi chơi game trên điện thoại ở trong nhà.
Sân quét xong cũng là lúc bố mẹ người yêu xuất hiện. Người yêu lại bảo cô xuống giúp mẹ anh chuẩn bị mâm bát. Tưởng giúp sắp mâm bát thôi, ai ngờ chờ cô là đủ việc rửa bát cũ, tráng bát đũa với nước sôi, chiên trứng, luộc rau, pha nước chấm, xếp bát đũa, bê mâm cơm lên nhà. Người yêu "phụ giúp" đúng một việc là bê nồi cơm lên.
Trong lúc ăn cơm, mẹ bạn trai còn "nhờ" cô gỡ xương cá cho bạn trai và bố bạn trai ăn nữa. Ăn xong chưa kịp thở, cô lại thấy người yêu bảo: "Em mang mâm bát này xuống rửa, anh lên pha nước cho bố".
|
|
Khi cô dọn dẹp, rửa bát xong xuôi cũng là lúc bố mẹ người yêu bỏ lên phòng nghỉ. Hai bác không tiếp chuyện bạn gái của con, chỉ nói: "Cháu ngồi chơi nói chuyện, cô chú lên nhà nghỉ chút nhé".
Sau khi bố mẹ người yêu lên nhà, cô mới hỏi người yêu: "Sao em mới đến mà đã phải làm nhiều thế, em tưởng khách đến thì giúp được gì thì giúp chứ". Đáp lại băn khoăn của cô, người yêu trả lời:
- Dâu họ nhà anh đều phải thế hết, kể cả ra mắt cũng phải làm vậy, sau này lấy anh thì em cũng phải vậy thôi.
Nghe xong câu ấy, cô ngắn gọn đáp lời bạn trai: "Thế thôi em không làm dâu nhà anh đâu" rồi lấy xe ra về, mặc kệ người yêu ngơ ngác hỏi "em đi đâu đấy".
Cô gái cho biết đó là một trải nghiệm khiến cô cảm thấy sợ hãi, tới giờ vẫn chưa trả lời tin nhắn hay bất kỳ cuộc gọi nào của người yêu. Vừa ra trường đã gặp "thử thách chọn dâu" thế này, cô cho rằng thôi cứ kiếm tiền chơi chán đi, lấy chồng hay không thì về sau sẽ tính.
Câu chuyện của cô sau khi chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được hàng vạn biểu tượng cảm xúc và hàng ngàn bình luận. Cư dân mạng tỏ ý bất bình với cách ứng xử của gia đình bạn trai: "Gia đình gì kỳ vậy. Mới lần đầu ra mắt thôi mà đã coi con gái người ta như osin rồi, không biết sau này lấy về sẽ thế nào. Thêm quả ông người yêu vậy nữa, giải tán sớm chứ yêu đương gì".
"Dẫn người yêu về ra mắt mà không chủ động qua đón người ta; Nhờ quét hộ cái sân còn mình thì đi chơi game; Nhà mình mà bắt người yêu phải chuẩn bị hết; Lại còn bắt phải gỡ xương cá nữa cơ chứ; Ăn xong lại bắt người yêu rửa bát.
Qua 5 điều trên ta thấy người đàn ông trong câu chuyện không xứng đáng để được làm chồng của cô gái này. Với một cô gái ngoan hiền, lễ độ, biết nhẫn nhịn, lịch sự làm hết mọi thứ thế này rồi mới ra về và chia tay thì ông này chỉ xứng đáng xách dép cho cô gái thôi.
Thời buổi giờ về làm vợ chứ có phải về làm osin đâu mà cơm bưng nước rót, không biết san sẻ thế cơ chứ. Cái đồ đàn ông vô dụng, gia trưởng, mê game, xứng đáng ở giá suốt đời" là ý kiến được đưa lên "hàng top" với gần 500 lượt thích từ các thành viên diễn đàn.
Cũng có ý kiến cho rằng bạn trai lộ nguyên hình gia trưởng, lười biếng, thiếu chia sẻ sớm như vậy cũng tốt, chứ lần đầu ra mắt đối xử ga-lăng tới lúc lấy về mới "hiện nguyên hình" thì cô gái mới gọi là khốn khổ.
Đa số các bạn trẻ đồng tình rằng sẽ không làm dâu một gia đình cổ hủ, gia trưởng, coi việc lấy con gái nhà người ta về là để làm người giúp việc không công.
Chăm lo cho gia đình là hạnh phúc của mọi thành viên, kể cả nàng dâu hay chàng rể đều không cần phải so đo tính toán, nhưng việc chăm nom đó không nên được coi là "trách nhiệm của nàng dâu", là thước đo để đánh giá một cô gái trước khi về nhà chồng.
Trong vai trò bạn của con trai đến chơi nhà và chào hỏi người lớn, chưa cần biết có trở thành nàng dâu không, nhưng với nghi lễ xã giao thông thường, các cô gái xứng đáng được đối xử tôn trọng và lịch sự.
Theo Dân Trí
Cuộc tình đẹp nhất là cuộc tình cuối cùng
Hai người đó, nhìn qua ai cũng nghĩ họ sinh ra là để dành cho nhau. Anh thì giỏi, chị thì đoan trang. Họ giàu có và thành đạt.
" alt="'Dâu nhà anh đều phải thế hết', nghe xong câu này cô gái bỏ bạn trai luôn"/>
'Dâu nhà anh đều phải thế hết', nghe xong câu này cô gái bỏ bạn trai luôn