Nhận định San Lorenzo vs Central Cordoba, 7h30 ngày 28/2
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/8d999890.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1: Niềm tin cửa trên
Dù đã nửa đêm nhưng anh Phạm Hồ Hải vẫn trằn trọc không ngủ được. Anh bật dậy khi nghe điện thoại đổ chuông. Đầu dây bên kia người em vợ lo lắng thông báo: “Anh à, em thấy má nằm nghiêng, vẻ mặt đờ đẫn, mệt mệt”. Anh Hải vội ngắt máy và nhắn tin gửi tới vị bác sĩ anh mới quen để hỏi xem nên làm thế nào. Lúc ấy là 2h sáng nhưng chỉ vài phút sau anh Hải đã nhận được tin nhắn phản hồi của bác sĩ.
Qua tin nhắn, vị bác sĩ trấn an anh Hải rồi hướng dẫn cách vuốt lưng nhẹ cho người mẹ, thi thoảng cho bà thay đổi tư thế nằm nghiêng phải, nghiêng trái hoặc nằm sấp. Vị bác sĩ nhấn mạnh không được để bệnh nhân nằm ngửa vì sẽ dễ bị lịm đi.
Anh Hải sống ở Quận 7 (TP. HCM) nhưng cách đó 13km, tại Quận 6, bố và anh em nhà vợ đang bị mắc Covid-19. Cả 4 người dương tính với Sars-CoV-2 hôm 19-20/8 nhưng lại giấu nhẹm chuyện này. Mãi tới ngày 23/8, họ mới cho anh biết.
Anh Hải (trái) và người em đã đi mua bình oxy cho gia đình. |
Ngày 23/8, bố mẹ vợ anh Hải bắt đầu sốt ho, bố anh Hải khỏe hơn nhưng mẹ thì lại yếu. Buổi chiều 23/8 bà vẫn bình thường nhưng đến tối thì chỉ số SpO2 trong máu tụt xuống 80. Gia đình đã cho bà uống thuốc kháng đông, kháng viêm (được chuẩn bị sẵn theo khuyến cáo của Bộ Y tế trước đó). Tuy nhiên, nửa tiếng sau đo lại, chỉ số SpO2 vẫn không cải thiện, thậm chí còn giảm xuống. Anh Hải nhờ một người em rể đi tìm mua được một bình oxy 6kg. Sau khi cho mẹ thở thì chỉ số SpO2 của mẹ anh tăng lên nhưng chỉ ở mức 75-80.
Khi đó gia đình anh Hải vô cùng lo lắng, quyết định gọi điện cho y tế phường và các bệnh viện. Tuy nhiên thời điểm đó các nơi đều không có xe hoặc đang ở tình trạng quá tải.
Dù rất lo lắng nhưng anh Hải không thể chạy qua trực tiếp hỗ trợ bố mẹ vợ được. Anh bèn chia sẻ câu chuyện khẩn cấp của gia đình lên nhóm Facebook cư dân nơi anh sống. Tình cờ, anh được một người hàng xóm là thành viên trong nhóm giới thiệu cho vị bác sĩ tên Thọ đang sinh sống ở Hà Nội.
Theo lời người hàng xóm, bác sĩ Thọ là thành viên của một nhóm Fanpage “Tư vấn hỗ trợ F0”, tập hợp các bác sĩ chuyên tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 qua mạng xã hội.
Anh Hải bấm số điện thoại người hàng xóm gửi cho với những suy nghĩ hết sức mơ hồ. “Bạn biết đó, mạng xã hội nhiều khi rất khó đoán. Nhưng lúc ấy tình huống rất khẩn cấp như kiểu mình đang chới với giữa dòng nước nên vớ được cái phao nào cũng đáng quý”, anh Hải chia sẻ.
Mọi sự hoài nghi trong anh Hải nhanh chóng tan biến khi bác sĩ Thọ mở đầu cuộc trò chuyện bằng những câu hỏi chuyên nghiệp và khoa học. Bác sĩ này hỏi rất kỹ về tuổi tác, cân nặng, bệnh nền cũng như các triệu chứng mẹ anh Hải đang gặp phải.
Nghe anh Hải kể, vị bác sĩ nhanh chóng hướng dẫn gia đình cho bệnh nhân thở oxy đúng cách, tăng thêm liều lượng oxy.
Bác sĩ Thọ bảo gia đình anh cung cấp thông tin về các loại thuốc đã cho mẹ uống, hướng dẫn cách phối hợp các thuốc đang có sẵn trong nhà. Ngoài ra, bác sĩ khuyên anh Hải nên mua thêm một số loại viên uống để tăng cường sức khỏe, thuốc ho, vitamin…
Gia đình anh Hải còn được bác sĩ Thọ chỉ cho cách theo dõi diễn biến của bệnh, cách cho bệnh nhân nằm, cách tập thở.
Sớm hôm sau, gia đình anh Hải còn nhờ người quen mượn được một bình oxy lớn để hỗ trợ cho mẹ. Khi hết bình oxy, anh lại mượn được một máy tạo oxy để đảm bảo nguồn oxy khi cần.
Với sự chỉ dẫn tận tình của bác sĩ Thọ, 4 ngày sau, tình hình sức khỏe của mẹ anh Hải đã cải thiện rõ rệt. Chỉ số SpO2 lên mức 95 và ổn định tới bây giờ.
Anh Hải ghi nhớ lời của bác sĩ Thọ dặn rằng, bệnh này nặng nhất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Nếu biết cách “lướt” qua giai đoạn này thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng phục hồi. Anh Hải còn dặn em vợ lưu sẵn số đường dây nóng của cơ sở y tế địa phương để đề phòng trường hợp khẩn cấp hoặc muốn xin tư vấn thêm.
Biết ơn vị bác sĩ nhiệt tình
Cả bốn người trong gia đình nhà vợ anh Hải đều nhiễm Covid-19 nhưng người em không có triệu chứng nên khỏe hơn cả. Anh Hải dặn em theo dõi oxy của mẹ liên tục, cứ 2-3 tiếng phải đo lại một lần.
Người em phải thường xuyên quan sát kỹ xem mẹ ho ra sao, thở thế nào. Suốt mấy đêm đầu, anh Hải gần như không ngủ. Ban đêm, nếu bên nhà vợ thông báo tình hình, anh lại báo cho bác sĩ Thọ để được hướng dẫn cách xử lý.
Điều khiến anh Hải ngạc nhiên là bác sĩ Thọ dù chỉ quen anh qua mạng, chưa một lần gặp mặt nhưng lại rất nhiệt tình, không quản ngại đêm hôm.
“Bác sĩ dặn tôi buổi sáng phải nắm tình hình, đo nhiệt độ rồi báo cho bác sĩ. Có lúc 2h đêm tôi xin ý kiến vẫn thấy bác sĩ trả lời. Sáng hôm sau 8h tôi hỏi thì bác sĩ cũng nhắn lại ngay. Không rõ mấy giờ bác sĩ mới đi ngủ và ngủ được bao nhiêu tiếng một ngày”, anh Hải chia sẻ.
Mẹ vợ anh Hải năm nay 69 tuổi, mắc một số bệnh nền như tiểu đường, gan nhiễm mỡ… Vì không thể ở gần chăm sóc nên anh Hải chỉ có thể quan tâm bố mẹ vợ qua những cuộc gọi video. Anh Hải luôn động viên bà mỗi ngày bằng câu nói: "Má uống thuốc giỏi quá, hôm nay má khỏe nhiều rồi!".
“Khi điều trị bệnh này, tinh thần vô cùng quan trọng. Bác sĩ Thọ dặn, tinh thần suy sụp thì không tốt chút nào. Má tôi mỗi khi thấy một nắm thuốc mười mấy viên thì rất sợ. Khi ấy tôi vừa động viên, vừa khen ngợi để má vui”, người đàn ông này nói.
Theo anh Hải, khi sức khỏe của mẹ vợ vừa ổn định thì lại đến anh vợ trở nặng. Anh Hải lại tiếp tục gọi điện “làm phiền” bác sĩ Thọ và được vị bác sĩ này nhiệt tình giúp đỡ một lần nữa.
Ngày 1/9, sau 10 ngày nhiễm bệnh, bố mẹ cùng anh em vợ của anh Hải đã ra y tế phường test Covid-19 và tất cả đều nhận được kết quả âm tính. Biết tin, bác sĩ Thọ rất vui mừng nhưng không quên dặn dò các thành viên phải tập thở thêm để phục hồi sức khỏe. Khi nào xét nghiệm PCR âm tính thì mới hoàn toàn yên tâm.
“Gia đình tôi rất may mắn. May mắn vì kịp thời tìm được nguồn oxy. May mắn vì má đáp ứng thuốc tốt. Và đặc biệt là nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ xa của bác sĩ Thọ. Gia đình tôi rất biết ơn và muốn hậu tạ nhưng bác sĩ Thọ nhất quyết không nhận. Những gì anh ấy làm cho gia đình tôi thực sự đáng quý”, anh Hải xúc động nói.
Trao đổi với PV, bác sĩ Phạm Văn Thọ (chuyên khoa tai mũi họng và da liễu) cho biết: “Trước đó, tôi có tham gia vào một vài nhóm giúp nhau mùa dịch trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó tôi nhận thấy, cần phải có một nhóm chuyên về hỗ trợ thông tin y tế cho người dân. Vậy nên, tôi đã cùng một số dược sĩ, bác sĩ uy tín sinh sống tại Hà Nội lập ra Fanpage “Tư vấn hỗ trợ F0”.
Chúng tôi chỉ dẫn cụ thể hơn cho mọi người việc thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, những vấn đề thường gặp trong quá trình dùng thuốc tại nhà. Nhiều người khi nhận được các gói thuốc của bên y tế địa phương chưa rõ cách dùng thì chúng tôi tư vấn kỹ hơn”.
Gần 2 tháng qua, anh Thọ cùng các bác sĩ trong nhóm đã hỗ trợ tư vấn cho hàng trăm trường hợp F0, nhiều trường hợp có cả gia đình từ 4-5 người thậm chí 11 người cùng bị Covid-19. “Trong điều kiện dịch bệnh khó khăn như hiện nay, mang lại được chút lợi ích nho nhỏ cho người bệnh, chúng tôi rất vui,” bác sĩ Thọ chia sẻ.
Hồng Anh
Trời Sài Gòn đổ mưa tầm tã, nhưng sự u ám của đất trời không che lấp được niềm vui của mọi người trên chuyến xe rời bệnh viện ngày hôm ấy.
">Giúp cả nhà vợ khỏi Covid nhờ bác sĩ quen trên mạng
Tôi đã chất vấn chồng, rằng tình cảm vợ chồng bấy lâu là gì, tại sao anh lại làm như thế với tôi. Anh bảo tôi, anh là đàn ông, mà đàn ông thì tim có nhiều ngăn, anh yêu tôi mà cũng yêu cả cô gái kia, anh không muốn bỏ ai cả. Anh cứ như vậy đấy tôi sống được thì sống, nếu tôi không chấp nhận được thì ly hôn.
Thế đấy mọi người ạ, tôi là một người vợ đang mang bầu, có xứng đáng phải nghe những lời đó từ chồng không?
Vì các con, tôi không ly dị. Tôi nhắm mắt làm ngơ mọi chuyện, chờ đợi đến ngày sinh con, rồi trở lại đi làm. Tôi quan tâm đến bản thân hơn, chăm chút cho mình đẹp, chăm sóc tốt cho hai con, tôi cố quên đi là tôi đang phải sống cảnh chung chồng và chấp nhận rằng chồng tôi là người không ra gì để không làm bản thân phải mất bình tĩnh trước mọi chuyện.
Thế rồi thời gian đó, tôi lại nảy sinh tình cảm với một đồng nghiệp. Chúng tôi quen biết nhau trước cả khi tôi lấy chồng. Hồi đấy thì anh ấy đã cưới vợ, hai anh em khá thân thiết trong cơ quan. Khi cuộc hôn nhân của tôi có chuyện thì tôi bắt đầu tâm sự với anh. Trùng hợp là qua đó tôi biết được gia đình anh cũng không hạnh phúc. Anh không yêu vợ, hai người cưới nhau do gia đình sắp đặt. Chị ấy rất khác anh, là người buôn bán tính tình lỗ mãng chứ không chỉn chu được như dân văn phòng, nhưng bù lại, chị ấy sắc sảo và đảm đang, chu toàn mọi việc, điều khiển luôn cả chồng.
Tự nhiên chúng tôi bị cuốn vào nhau, và tôi từ những mủi lòng, từ sự cảm thông của hai mảnh tâm hồn không hạnh phúc trong hôn nhân đã tiến vào những gần gũi thể xác. Anh nói tôi cho anh thời gian, anh sẽ bỏ vợ để chúng tôi cùng nhau làm lại cuộc đời.
Nhưng anh chỉ nói như vậy thôi, còn mỗi khi con ốm hay bên nhà có việc gì thì anh lại chạy về với gia đình của anh ngay. Anh vẫn chưa thể ly hôn được vì vợ anh không đồng thuận. Anh nói hãy cho chị ấy thời gian, vì chị ấy tuy khác biệt anh về lối sống nhưng cũng không làm gì có lỗi để mà phải đối xử cạn tình.
Tôi rất suy nghĩ. Tôi không biết mình có phải người thứ ba gây ra đau khổ cho người phụ nữ ấy không.
Tôi không phải kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình người khác đúng không? Bởi vì ngay từ trước khi có tôi, họ đã không hạnh phúc.
Tôi từng nếm trải nỗi đau bị chồng phản bội, nên không muốn gieo nỗi đau ấy cho ai cả. Bản thân tôi cũng rất khổ tâm, nhưng cuộc đời sao lại cứ phải như vậy, người này tranh cướp của người kia, rốt cuộc tất cả đều đau khổ...
Theo Dân Trí
Thất bại trong tình yêu không đáng sợ, mà sự đáng sợ nhất là do bạn chưa yêu bản thân mình đủ để người thứ ba có cơ hội xen ngang vào gia đình bạn.
">Không muốn mình là người thứ ba, nhưng...
Chị về nhà ngoại vay vốn làm ăn. Ơn trời, việc buôn bán thuận buồm xuôi gió, chị lại vốn tháo vát, biết xoay xở nên kinh tế gia đình ngày một khá lên. Chị định tích cóp để mua đất làm nhà, ít ra cũng để nhà ngoại thấy cuộc sống của chị cũng không đến nỗi nào. Nhưng một hôm, đang trong bữa cơm, mẹ chồng bảo: “Bây giờ vợ chồng anh chị ấm no rồi thì đừng chỉ nghĩ đến mình, phải thương lấy các em”. Cái tình thương mà bà nói ở đây là xòe vài chục triệu ra xin việc cho đứa em gái học tại chức mới ra trường, là lo liệu đám cưới cho đứa em trai út đang làm con gái nhà người ta ễnh bụng. Chị lần chần. Tiền mình cực nhọc kiếm ra, đến mua cái váy mắc tiền cho bằng bạn bằng bè cũng phải đắn đo, sao cứ cho người khác mãi được. Anh dỗ dành, bảo giờ bố mẹ không lo thì mình phải lo, chị chẳng muốn hiểu thứ nguyên tắc đó.
Ngày xưa, lúc hai người làm đám cưới, không phải chị đã phải chi tiền đến từng gói tăm nhỏ đấy sao? Nhưng, chị chưa kịp nói hết câu, anh đã lừ mắt: “Cô đừng có hẹp hòi”. Chị hẹp hòi ư? Chị tưởng như mình bấy lâu sống dư dả lắm, không phải chi li từng chút một để dành tiền cho anh học cao học, để dăm bữa nửa tháng mấy đứa em ghé qua xin chút tiền tiêu vặt, hay thỉnh thoảng bố chồng ở quê bảo gửi về để đào ao thả cá, nuôi chim, nhưng kỳ thực là đi cho gái. Chị tưởng chưa bao giờ mình phải khước từ những cuộc họp mặt bạn bè, những vụ đi chơi xa hay đứng trước vài món đồ trang sức nho nhỏ cũng tự khất lần với bản thân chỉ vì muốn dành tiền mua cho anh cái xe tử tế. Lúc vừa chạy xuống cầu thang vừa khóc, bắt gặp ánh mắt mẹ chồng đầy đắc ý, chị đã rất muốn gào lên cho bao nhiêu uất ức nín nhịn trong lòng bấy lâu bung ra hết.
Anh chị lấy nhau được ba năm nhưng vẫn chưa có con. Điều đó trở thành một thứ vũ khí trong tay mẹ chồng, cứ không vừa lòng điều gì là lại vu vơ: “Đàn bà mà không có con…”. Câu đó khứa vào tim gan chị nhiều lần. Anh nghe mẹ bảo “đẻ không được thì đổi mái” cũng chẳng phản ứng gì. Chị đi khám khắp nơi, mọi chuyện vẫn bình thường, đôi lần giục anh đến bệnh viện thì anh không chịu. Chị đặt tờ giấy ly hôn trước mặt anh, nói không thể sống chung với mẹ được nữa, rồi đi…
Anh ở lại, chẳng biết nghĩ thế nào liền đi khám bác sĩ. Hai tuần sau, anh đi tìm chị, chìa tờ kết quả với gương mặt tuyệt vọng. Chị thương anh nhưng cũng tủi hận trong lòng. Bấy lâu những con người trong ngôi nhà ấy chắc không ít lần muốn ruồng rẫy chị. Để rồi bây giờ, vì chút tình thương còn sót lại, chị quay về để chịu đựng ư? Sao chị thấy cuộc đời bất nhẫn với chị quá. Nhưng, chị đã quyết rồi, chị không muốn sống cùng mẹ chồng để tránh làm tổn thương nhau thêm. Chị sợ đến một lúc nào đó mình không còn đủ kiên nhẫn chịu đựng. Anh như hiểu tình cảnh của mình nên để mẹ sang ở nhà chú út. Chị bình tâm trở lại, lao vào kiếm tiền chạy chữa cho anh.
Cứ tưởng mẹ chồng sang ở với nhà chú út thì yên ổn, thỉnh thoảng chị qua thăm nom, hàng tháng đưa thêm chút tiền để mẹ không phải thiếu thốn. Không ở được với nhau là sự chẳng đành chứ chị đâu phải người không biết nghĩ. Nhưng, được đâu hai tháng, mẹ chồng lù lù quay trở lại nhà chị, quả quyết: “Tao ở đây, chết cũng ở đây”. Chị chưa kịp phản ứng gì thì cô em dâu đã gọi điện khóc nức nở, kể lể sự tình. Em bảo vì mẹ không được hạnh phúc nên mẹ không muốn thấy các con dâu hạnh phúc. Mẹ tìm mọi cách chia rẽ gia đình. Mẹ hả hê khi thấy con trai mẹ bồ bịch bên ngoài. Mẹ cũng không ít lần đặt điều khiến em dâu bị chồng đánh đến thâm tím mặt mày. Giờ mẹ kêu bên đó phải bế cháu đau tay mẹ không bế nổi. Nhà em dâu bán hàng cơm, đôi khi phải dùng thức ăn không bán hết thì mẹ bảo: “Nó bắt ăn cơm thừa canh cặn”. Có nhờ mẹ vặt hộ mớ rau mẹ cũng than mệt hơn đi cấy ở quê.
Nhà chị trẻ con không có, mỗi việc cắm nồi cơm mẹ cũng kêu mệt kêu đau, việc gì cũng bảo: “Chị về mà làm, tôi biết đâu mà động tay chân”. Chị bỗng nhớ đến mẹ mình tần tảo sớm hôm, đến từng cọng rau xanh cũng đóng thùng gửi lên thành phố cho con có rau sạch để dùng. Nhiều hôm ốm, mẹ vẫn giấu các con, cố gắng đi làm. Mẹ lo toan trăm thứ trong lòng, nhưng mỗi khi thấy chị về là đều cố gắng để vui. Chị ứa nước mắt, cũng là đàn bà sao mẹ chồng chị không có một chút tần tảo, hy sinh? Cũng là đàn bà sao sống không thương lấy phận nhau? Sao cứ thích khứa vào lòng nhau những vết thương không cách gì lành nổi? Bỗng dưng chị thấy sợ những ngày mai…
(Theo Phunuonline)">Cả nhà đóng kịch để lừa cô dâu
Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
Cha mẹ có thể hướng dẫn con dùng chai nhựa để tái chế thành hộp bút với nhiều hình dạng khác nhau. Điều này vừa làm bé thích thú, vừa giúp bé biết tiết kiệm và rèn ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
Khi thực hiện, mẹ nên chọn chai nhựa trong suốt, vỏ chai dày và cắt theo hình dáng mà các bé ưa thích. Có thể là hình của các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh hoặc hình thù con vật mà bé muốn. Chú ý chỗ tiếp giáp cần có đường kính bằng nhau để dễ dàng kết nối bằng khóa kéo. Dùng keo nóng để dán hai bên khóa kéo vào thành chai. Ngoài ra, bạn cũng nên xử lý tốt vết cắt chai nhựa để tay bé không bị vết xước.
2. Tái chế chai nhựa thành chú heo đất tiết kiệm
Không cần phải tốn quá nhiều tiền để sắm một chú heo đất tiết kiệm cho bé con nhà bạn. Chỉ với một chai nhựa và đôi bàn tay khéo léo là bạn cũng có thể tự tạo ra một chú heo xinh xắn và xịn sò. Với chú heo nhựa này, bạn cũng không còn phải lắng lo sợ heo vỡ nếu vô tình bị rơi xuống đất. Thao tác đơn giản là sơn khắp chai nhựa lớp sơn hồng và vẽ trang trí mắt mũi miệng. Sau đó, khoét một lỗ nhỏ hình chữ nhật để bỏ tiền vào. Bạn có thể sơn toàn bộ chai để số tiền tiết kiệm bên trong là một điều bất ngờ. Hoặc cũng có thể để nó trong suốt để có thể thấy được tiến độ tiết kiệm của mình.
3. Làm đồ chơi từ chai nhựa tái chế
Bằng sức sáng tạo của mình, bạn có thể biến những chiếc chai nhựa thành các món đồ chơi đẹp dành cho con em mình Những chiếc nắp chai có thể được đục lỗ, sau đó sâu lại với nhau và biến thành con rắn làm đồ chơi cho bé nhà bạn.Bạn cũng có thể cắt phần trên của những chai nhựa lớn, sơn màu cho nó, sau đó biến chúng thành những chiếc đèn lồng độc đáo. Ngoài ra, có thể sử dụng chai nhựa để tạo ra những hình nộm, nhân vật với các hình thù khác nhau tùy theo sở thích của con bạn. Cách làm này vừa giúp cho bé nhà bạn có được những món đồ chơi mới lại vừa giúp làm tăng tính sáng tạo, học hỏi và giúp cho trẻ học được cách bảo vệ môi trường tốt hơn.
Ảnh minh họa |
4. Chậu cây bằng chai nhựa
Khi bạn muốn có một vườn rau hay vườn hoa nhưng không có không gian thì hãy tận dụng những chai nhựa cũ. Chúng sẽ giúp ngôi nhà của bạn trông xanh mát hơn.
Với mỗi chai nhựa có hình dạng và kích thước khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể biến tấu chúng theo sở thích của mình Bạn có thể khoét một lỗ trên chai nhựa hoặc cắt đôi chai nhựa thành hai phần riêng biệt, sau đó dùng keo dán phần đầu chai với một chiếc đĩa nhạc cũ. Đối với chậu trồng lan, bạn có thể cắt phần miệng chai, đục lỗ phần đáy chai. Cuối cùng, thêm thêm đất, chọn cây xanh có kích cỡ phù hợp và có thể dùng sơn hoặc dán trang trí phần thân tạo điểm nhấn cho chậu hoa. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể tạo ra những chậu hoa “độc – đẹp – lạ” treo ban công.
Ảnh minh họa |
5. Nhà kính mini
Trời ngày hè nắng mưa bất thường khiến cây cối rất khó phát triển, đặc biệt là những cây còn non. Căn nhà kính mini từ chai nhựa sẽ giúp ổn định nhiệt độ, độ ẩm bên trong để hạt và cây mầm không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết bên ngoài.
Sau khi gieo hạt mầm vào trong đất, bạn tận dụng những chiếc chai nhựa trong nhà để chụp lên phía trên chậu cây. Chúng giúp bảo vệ hạt mầm khỏi ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài mà vẫn nhận được đủ ánh sáng để quang hợp. Hàng ngày, dỡ bỏ lớp 'kính' phía trên để tưới nước và cho chậu trồng thoáng khí trong khoảng 30 phút rồi che phủ lại. Lớp nhà kính mini sẽ giúp cây phát triển nhanh và ổn định hơn bình thường khoảng 1.5 lần.
6. Giá treo điện thoại
Ổ điện ở vị trí cao mà dây sạc khó với tới là điều không hiếm gặp. Một ý tưởng tái chế chai nhựa thông minh và sáng tạo được nhiều bạn trẻ ứng dụng hiện nay chính làm làm giỏ đựng điện thoại ngay tại ổ điện. Chiếc giỏ còn giúp tránh được việc rớt hay va đập điện thoại trong lúc sạc.
7. Nắp túi nilon
Đa số chị em nội trợ đề gặp phải tình huống đều phải quăng bỏ bao nilon sau lần đầu mở bao. Để tái sử dụng, bạn có thể tận dụng nắp chai nhựa để đóng kín túi nilon. Chỉ cần cắt phần đầu chai rồi luồn miệng bao nilon qua miệng chai và vặn nắp lại. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ việc mở nắp và đóng vặn lại nếu không sử dụng.
8. Làm khay đựng
Thay vì để đồ lung tung bạn có thể sử dụng các chai nhựa không dùng đến và biến chúng thành vật đựng đồ dùng. Cắt phần đáy những chai nước và dùng nó để đựng những thứ nhỏ lặt vặt như dây thun, ghim, cúc áo… Ngoài ra bạn cũng có thể lên ý tưởng và tạo một khay lưu trữ đồ dùng trang sức thật độc đáo hoặc dùng để đựng khăn hay miếng lót nồi trong nhà bếp. Cách này giúp nhà nhà bạn trông gọn gàng hơn và bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm một cái gì đó.
Theo Budget Dumpste/ VOV
Sản phẩm “sạch” và “xanh” ngày càng được ưa chuộng khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến môi trường. Sau thực phẩm và đồ uống đóng gói bằng bao bì có thể tái sử dụng, hay tự hủy, nước khoáng dùng chai nhựa tái chế cũng được săn đón.
">Ý tưởng tái chế chai nhựa siêu sáng tạo
- Theo bà, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng thiếu thuốc hiện nay?
- Về khách quan, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều nhà máy trên toàn cầu bị đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy với cả hàng nhập khẩu lẫn hàng sản xuất trong nước khi nhập khẩu nguyên liệu. Lượng bệnh nhân tăng sau dịch, việc dự trù thuốc của các bệnh viện căn cứ vào lượng sử dụng của năm 2021 nên hiện nay không đáp ứng kịp nhu cầu. Trong khi đó, để mua sắm thuốc theo gói thầu rộng rãi phải mất từ 3 đến 6 tháng.
Nguyên nhân chủ quan là tâm lý ngán ngại, lúng túng, sợ sai sót của nhân viên y tế trước những sự cố gần đây liên quan đến thanh kiểm tra, điều tra về đấu thầu, mua sắm.
Tôi không ngạc nhiên trước tình trạng thiếu thuốc vì trong ngành đã nhiều lần phản ánh về bất cập trong cơ chế cung ứng, đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế. Có thể nói Covid-19 như giọt nước làm tràn ly, biểu hiện bằng thực trạng thiếu thuốc như hiện nay. Theo tôi, quan trọng nhất là nguyên nhân chủ quan, đặt ra vấn đề liệu những quy trình đấu thầu của chúng ta có phù hợp không, cần giải quyết tận gốc vấn đề.
- Quy trình đấu thầu hiện nay tồn tại những bất cập, thiếu hợp lý nào?
- Chúng ta đang đấu thầu theo hình thức các bệnh viện căn cứ vào số lượng tiêu thụ, danh mục thuốc hàng năm để lên kế hoạch mua sắm. Sau đó, mặt hàng giá rẻ nhất sẽ trúng thầu. Chính giá trúng thầu đó lại trở thành giá kế hoạch cho năm sau. Trong khi đó, nguyên lý của đấu thầu là giá trúng thầu không được cao hơn giá kế hoạch - có nghĩa là qua từng năm thì giá này sẽ thấp dần. Vậy, đến một lúc nào đó giá trị viên thuốc còn lại bao nhiêu?
Càng ngày, những công ty thuốc chất lượng tốt, giá cao sẽ càng không thể tham gia cuộc đua. Điều này cũng gây hại cho sự phát triển của công nghiệp dược, khó phát triển bền vững, bởi chúng ta không thể phát triển những mặt hàng chất lượng khi giá cả càng lúc càng phải rút xuống.
Lúc trước, Công ty VN Pharma trúng gói thầu cung cấp thuốc chữa ung thư tại hàng loạt bệnh viện lớn là nhờ tham gia vào gói thầu "những thuốc chất lượng cao và đưa ra giá thấp nhất" nhưng sau này họ bị phát hiện là làm thuốc giả. Chưa kể, đấu thầu xong có thuốc rồi vài tháng sau địa phương khác trúng thầu rẻ hơn thì có khi bảo hiểm y tế lại áp theo giá rẻ hơn khiến bệnh viện rất bị động.
Tôi không cho là thuốc đắt thì tốt, nhưng tôi chắc chắn rằng thuốc rẻ sẽ kém chất lượng, và cuối cùng bệnh nhân sẽ là người gánh chịu thiệt thòi. Hiện nay, việc đấu thầu thuốc được chia theo từng nhóm thuốc, nhưng loay hoay một hồi cuối cùng trong từng nhóm cũng chọn thuốc rẻ nhất. Cùng một hoạt chất, thuốc của châu Âu, Mỹ thường giá sẽ cao hơn, chất lượng tốt hơn nên không thể cạnh tranh, trúng thầu với thuốc giá rẻ do các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất.
Khi không có thuốc tốt, bác sĩ sẽ thiếu vũ khí điều trị bệnh nhân, nhất là những ca bệnh nặng. Chúng ta cũng chưa có những đánh giá, rằng thuốc rẻ vào bệnh viện bằng mọi giá thì có làm tăng ngày điều trị, làm bệnh nặng hơn hay không.
Điều này sẽ dẫn đến nghịch lý gì? Những thuốc giá thấp sẽ tập trung cho người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế, trong khi mặt hàng thuốc với chất lượng, giá cả hợp lý hơn thì hiện diện ngoài thị trường và người dân phải tự mua. Ở một mặt nào đó, việc này bào mòn ý nghĩa của bảo hiểm y tế, người dân sẽ nghĩ cứ thuốc rẻ, thuốc dở là thuốc bảo hiểm.
Bà Phạm Khánh Phong Lan: 'Bỏ đấu thầu sẽ hết thiếu thuốc'
Tại sao đường phèn lại mát?
友情链接