Từ nửa đêm ngày 17/9,ắpcónguyệtthựcnửatốivàorạngsátin quân sự 24h ở Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Giống như các loại nguyệt thực khác, nguyệt thực nửa tối xảy ra khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, cả ba thiên thể nằm gần thẳng hàng nhau. Như vậy, trái đất sẽ che đi ánh sáng từ mặt trời tới mặt trăng, kết quả là mặt trăng sẽ bị tối đi. So sánh sự thay đổi độ sáng của mặt trăng trước và giữa nguyệt thực nửa tối ngày 20/11/2002. Độ sáng mặt trăng chỉ giảm đi rất ít, và rất khó nhận thấy được bằng mắt thường. Ảnh: Fred Espenak. Nếu như ba thiên thể này nằm thẳng hàng, sẽ xảy ra nguyệt thựctoàn phần, mặt trăng sẽ bị che ánh sáng hoàn toàn, và chỉ có ánh sáng bước sóng dài màu đỏ mới truyền qua được lớp khí quyển của trái đất, kết quả là mặt trăng sẽ có màu đỏ cam khi xảy ra nguyệt thực toàn phần. Khi xảy ra nguyệt thực nửa tối, mặt trăng sẽ đi vào phần rìa tối ngoài cùng của trái đất, vùng này được gọi là vùng nửa tối, hay penumbra trong tiếng Anh. Khi mặt trăng lọt vào phần này, nó sẽ bị trái đất che bớt ánh sáng, nhưng chỉ một phần bóng tối mờ, kết quả là ánh sáng của mặt trăng sẽ giảm và mờ đi chút xíu. Mặc dù là độ sáng bề mặt của mặt trăng lúc xảy ra nguyệt thực nửa tối có giảm, nhưng nó không rõ ràng, bạn phải quan sát thật kỹ và có một cặp mắt sắc sảo, hoặc chụp hình lại, mới có thể nhận ra sự thay đổi độ sáng của mặt trăng lúc này. Những vùng quan sát được Nguyệt thực nửa tối nửa đêm 17/9 được tô màu tím. Ảnh: TimeAndDate.com. |