Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thoái trào này là do lãi suất liên tục tăng thời gian vừa qua, khiến dòng tiền không mặn mà với những phi vụ đặt cược mang tính rủi ro lớn mà NFT là một trong những loại tài sản mang tính đầu cơ cao nhất.

Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 11/2021, chỉ số công nghiệp nặng Nasdaq Composite đã giảm 23%, trong khi Bitcoin giảm 43%. Cục dự trữ liên bang (FED) dự kiến tiếp tục tăng lãi suất trong tuần này và tháng tới. Khi các chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương kết thúc, các nhà đầu tư đã chuyển sang các cổ phiếu mang tính phòng thủ hơn, chẳng hạn như các loại mặt hàng tiêu dùng.

Nhiều người sở hữu NFT đang ghi nhận sự mất giá nghiêm trọng đối với tài sản của mình.

Tháng 3/2021, một NFT về dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter được bán với giá 2,9 triệu USD cho Sina Estavi, giám đốc điều hành Bridge Oracle, công ty blockchain trụ sở tại Malaysia. Tuy nhiên, trong cuộc đấu giá tổ chức đầu năm 2022, không ai trả giá cao hơn 14.000 USD cho tài sản này.

Ông Estavi cho biết thất bại của cuộc đấu giá không phải là dấu hiệu cho thấy thị trường đang xấu đi, mà chỉ là một biến động đơn thuần có thể xảy đến với bất kỳ thị trường nào. CEO Bridge Oracle tin rằng thị trường NFT vẫn đang phát triển, nhưng khó có thể dự đoán thị trường này sẽ trở thành như thế nào trong vài năm tới.

“Tôi không hối hận về việc mua NFT này, vì đó chính là vốn tài sản của tôi”, Estavi nói.

Một ví dụ khác là NFT Snoop Dog, có tên “Doggy #4292”, được sang tên cho người mua với giá 32.000 USD vào đầu tháng 4 vừa qua. Hiện NFT này cũng đang được đem ra đấu giá với hy vọng thu về 25,5 triệu USD, tuy nhiên giá trả cao nhất giờ chỉ đạt 0,0743 Ether, tương đương 210 USD.

Theo Google Trends, sự quan tâm đối với NFT được đo lường thông qua số lượng tìm kiếm, đã giảm gần 80% kể từ thời điểm đạt đỉnh vào tháng 1/2022.

Không chỉ vậy, sự mất cân bằng cung cầu cũng tác động tiêu cực tới thị trường NFT. Theo số liệu từ hãng phân tích Chainalysis, trung bình mỗi người mua 5 NFT. Tính tới hết tháng 4, đã có 9,2 triệu NFT được bán ra, nhưng chỉ sở hữu bởi 1,8 triệu người.

Tuy nhiên, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ, Coinbase vẫn đang đặt cược vào NFT. Tháng trước, sàn giao dịch này đã ra mắt trang web thử nghiệm thu hút hơn 4 triệu người đăng ký, cho phép người dùng kết nối với các ví điện tử sẵn có để thực hiện giao dịch mua bán cũng như “đúc” NFT , trước mắt sẽ không mất phí giao dịch.

Cơn sốt của NFT một phần được đẩy lên cao vào năm 2021 sau khi các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người nổi tiếng và các thương hiệu lớn nhảy vào cuộc chơi tài sản mã hoá. Một nghệ sĩ thậm chí đã bán được tác phẩm có giá 69 triệu USD. Adidas và Nike cũng đúc NFT và gắn với những đôi giày thể thao của hãng.

Vinh Ngô (theo WSJ)

" />

Thị trường NFT sụt giảm mạnh, trào lưu đã hết sốt?

Thể thao 2025-01-18 05:42:42 1823

Số lượng các ví hoạt động (active wallet) trong thị trường NFT cũng giảm tới 88%,ịtrườngNFTsụtgiảmmạnhtràolưuđãhếtsốbảng xếp hạng la liga xuống khoảng 14.000 ví trong tuần trước, so với 119.000 ví vào tháng 11 năm ngoái. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thoái trào này là do lãi suất liên tục tăng thời gian vừa qua, khiến dòng tiền không mặn mà với những phi vụ đặt cược mang tính rủi ro lớn mà NFT là một trong những loại tài sản mang tính đầu cơ cao nhất.

Kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 11/2021, chỉ số công nghiệp nặng Nasdaq Composite đã giảm 23%, trong khi Bitcoin giảm 43%. Cục dự trữ liên bang (FED) dự kiến tiếp tục tăng lãi suất trong tuần này và tháng tới. Khi các chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương kết thúc, các nhà đầu tư đã chuyển sang các cổ phiếu mang tính phòng thủ hơn, chẳng hạn như các loại mặt hàng tiêu dùng.

Nhiều người sở hữu NFT đang ghi nhận sự mất giá nghiêm trọng đối với tài sản của mình.

Tháng 3/2021, một NFT về dòng tweet đầu tiên của Jack Dorsey, nhà sáng lập Twitter được bán với giá 2,9 triệu USD cho Sina Estavi, giám đốc điều hành Bridge Oracle, công ty blockchain trụ sở tại Malaysia. Tuy nhiên, trong cuộc đấu giá tổ chức đầu năm 2022, không ai trả giá cao hơn 14.000 USD cho tài sản này.

Ông Estavi cho biết thất bại của cuộc đấu giá không phải là dấu hiệu cho thấy thị trường đang xấu đi, mà chỉ là một biến động đơn thuần có thể xảy đến với bất kỳ thị trường nào. CEO Bridge Oracle tin rằng thị trường NFT vẫn đang phát triển, nhưng khó có thể dự đoán thị trường này sẽ trở thành như thế nào trong vài năm tới.

“Tôi không hối hận về việc mua NFT này, vì đó chính là vốn tài sản của tôi”, Estavi nói.

Một ví dụ khác là NFT Snoop Dog, có tên “Doggy #4292”, được sang tên cho người mua với giá 32.000 USD vào đầu tháng 4 vừa qua. Hiện NFT này cũng đang được đem ra đấu giá với hy vọng thu về 25,5 triệu USD, tuy nhiên giá trả cao nhất giờ chỉ đạt 0,0743 Ether, tương đương 210 USD.

Theo Google Trends, sự quan tâm đối với NFT được đo lường thông qua số lượng tìm kiếm, đã giảm gần 80% kể từ thời điểm đạt đỉnh vào tháng 1/2022.

Không chỉ vậy, sự mất cân bằng cung cầu cũng tác động tiêu cực tới thị trường NFT. Theo số liệu từ hãng phân tích Chainalysis, trung bình mỗi người mua 5 NFT. Tính tới hết tháng 4, đã có 9,2 triệu NFT được bán ra, nhưng chỉ sở hữu bởi 1,8 triệu người.

Tuy nhiên, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ, Coinbase vẫn đang đặt cược vào NFT. Tháng trước, sàn giao dịch này đã ra mắt trang web thử nghiệm thu hút hơn 4 triệu người đăng ký, cho phép người dùng kết nối với các ví điện tử sẵn có để thực hiện giao dịch mua bán cũng như “đúc” NFT , trước mắt sẽ không mất phí giao dịch.

Cơn sốt của NFT một phần được đẩy lên cao vào năm 2021 sau khi các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người nổi tiếng và các thương hiệu lớn nhảy vào cuộc chơi tài sản mã hoá. Một nghệ sĩ thậm chí đã bán được tác phẩm có giá 69 triệu USD. Adidas và Nike cũng đúc NFT và gắn với những đôi giày thể thao của hãng.

Vinh Ngô (theo WSJ)

本文地址:http://sport.tour-time.com/html/921c998487.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1: Nhọc nhằn vượt ải

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ - 1

Trẻ cần tiêm vaccine khi đủ tuổi và đúng lịch để được bảo vệ tối ưu (Ảnh: Shutterstock).

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 5,3 triệu trẻ tử vong vì mọi nguyên nhân, trong đó có khoảng 700.000 trẻ tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết nhờ có vaccine, khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do bệnh truyền nhiễm hàng năm, thanh toán được bệnh bại liệt, đậu mùa, loại trừ bệnh uốn ván và giảm số ca tử vong gây ra do ho gà, bạch hầu, sởi, thủy đậu, viêm gan A và B…, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho chi phí chăm sóc y tế.

Tuy nhiên, các mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, sẵn sàng bùng phát nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine sụt giảm.

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ - 2

Các mầm bệnh truyền nhiễm vẫn luôn hiện hữu trong cộng đồng (Ảnh: Freepik).

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều địa phương ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Cụ thể, có 6 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, trong đó có 1 ca tử vong tại Nghệ An; hơn 3.000 ca mắc sởi trên toàn quốc; hàng trăm ca mắc ho gà... Hầu hết các ca mắc bệnh chưa tiêm chủng hoặc có lịch sử tiêm chủng không rõ ràng.

Giải thích các nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nếu trì hoãn tiêm chủng, bác sĩ Chính cho biết trẻ mới sinh nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai và sữa mẹ. Tuy nhiên, các kháng thể này giảm dần theo thời gian khiến trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Mặt khác, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, cấu trúc đường hô hấp và chức năng các cơ quan đều yếu ớt, khó đào thải mầm bệnh và sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, từ đó dễ trở nặng.

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ - 3

Các kháng thể trẻ được nhận từ mẹ lúc mới sinh sẽ giảm dần theo thời gian (Ảnh: Shutterstock).

Mỗi loại vaccine đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về tính an toàn, hiệu quả và lịch tiêm phù hợp. Việc tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch là bước quan trọng giúp trẻ tự tạo kháng thể chủ động chống lại mầm bệnh xâm nhập, củng cố hệ miễn dịch và phát triển khỏe mạnh trong những tháng đầu đời.

Theo thống kê, khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, từ đó phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và màng não do vi khuẩn Hib là những bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Hiện Việt Nam đã có vaccine 6 trong 1 phòng ngừa 6 bệnh nguy hiểm kể trên chỉ trong 1 mũi tiêm. Vaccine có lịch tiêm vào lúc 2 tháng tuổi, sớm nhất là 6 tuần tuổi với phác đồ 3 mũi cơ bản vào lúc 2, 3, 4 tháng và mũi nhắc thứ 4 vào lúc 16-18 tháng, cần hoàn thành 4 mũi trước 2 tuổi.

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ - 4

Trẻ tiêm vaccine 6 trong 1 tại Hệ thống tiêm chủng VNVC (Ảnh: Kim Oanh).

Theo các nghiên cứu, vaccine 6 trong 1 nếu tiêm đủ mũi, đúng lịch có hiệu quả bảo vệ đến 99% khỏi nguy cơ bệnh tật cho con. Nhưng nếu tiêm không đủ mũi thì hiệu quả vaccine không được tối ưu, ví dụ chỉ tiêm 1 liều hiệu quả bảo vệ với bại liệt chỉ khoảng 40%, bạch hầu và ho gà chỉ đạt 30%.

Bác sĩ Chính cho biết, vaccine 6 trong 1 hiện có 2 loại: loại ở dạng pha sẵn và loại phải qua bước pha hồi chỉnh trước khi tiêm. Hai loại vaccine đều có lịch tiêm, hiệu quả và độ an toàn như nhau.

"Ba mẹ nên cho con tiêm đủ liều, đúng lịch và hoàn thành phác đồ với cùng một loại vaccine trong loạt các mũi tiêm cơ bản để phát huy hiệu quả tối ưu, chỉ khi trong trường hợp bất khả kháng mà loại vaccine đang dùng không có sẵn thì có thể chuyển sang loại vaccine khác cùng thành phần để không trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ", bác sĩ Chính lưu ý thêm.

">

Mầm bệnh truyền nhiễm vẫn hiện hữu, phụ huynh không nên trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ

Bí quyết lựa chọn canxi cho con cao lớn vượt trội - 1

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, chế độ ăn hàng ngày chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu canxi của trẻ. Vậy nên khi chọn canxi từ thực phẩm chức năng để bổ sung cho con, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bậc cha mẹ lựa chọn canxi phù hợp nhất.

Chọn loại canxi dễ hấp thu

Canxi là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng canxi đều có hiệu quả như nhau trong việc được cơ thể hấp thu và sử dụng.

Canxi vô cơ như canxi carbonate và canxi phosphate, có khả năng hấp thụ thấp hơn so với canxi hữu cơ như canxi glucoheptonate, canxi gluconate. Canxi vô cơ còn có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, hoặc khó tiêu. Canxi hữu cơ thường ít gây ra tác dụng phụ và dễ tiêu hóa hơn.

Canxi hữu cơ thường được khuyên dùng do dễ dàng hòa tan trong nước và có khả năng hấp thu tốt hơn so với các dạng canxi vô cơ. Trong khi đó, canxi vô cơ có khả năng hấp thụ thấp hơn so với canxi hữu cơ, cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, hoặc khó tiêu.

Bên cạnh đó, canxi từ tảo biển tự nhiên là một nguồn canxi có cấu trúc tương tự với canxi tự nhiên trong cơ thể và thường được đánh giá cao về độ tinh khiết và khả năng hấp thu. Việc chọn loại canxi dễ hấp thu giúp đảm bảo rằng cơ thể trẻ sẽ nhận được lượng canxi cần thiết để phát triển xương và hỗ trợ các chức năng sinh lý khác.

Bí quyết lựa chọn canxi cho con cao lớn vượt trội - 2

Nên lựa chọn canxi hữu cơ dễ hấp thu cho bé.

Chọn sản phẩm kết hợp với vitamin D và K2

Một yếu tố quan trọng khác là sự kết hợp của canxi với vitamin D và vitamin K2. Vitamin D là yếu tố then chốt trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi từ thực phẩm và bổ sung. Vitamin D giúp tăng cường sự hấp thu canxi tại ruột và đưa canxi vào máu. Nếu không có đủ vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ không quá 10% đến 15% lượng canxi trong khẩu phần. Ở trạng thái đủ vitamin D, sự hấp thụ canxi ở ruột tăng lên 30% đến 40%.

Trong khi đó, Vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng canxi vào xương và răng, giúp kích hoạt các protein cần thiết để giữ canxi trong xương và ngăn ngừa tình trạng lắng đọng canxi ở các mô mềm, như động mạch và mô mềm khác. Việc lựa chọn sản phẩm canxi có thêm vitamin D và K2 không chỉ tăng cường hiệu quả hấp thu canxi mà còn hỗ trợ quá trình hình thành và duy trì xương chắc khỏe.

Bí quyết lựa chọn canxi cho con cao lớn vượt trội - 3

Nên chọn sản phẩm kết hợp canxi với vitamin D3 và K2 để tối ưu hiệu quả của canxi.

Kiểm tra nguồn gốc và chất lượng

Sự đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các công ty uy tín và có chứng nhận chất lượng. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ an toàn mà còn mang lại hiệu quả tối ưu cho sự phát triển của trẻ.

Canxi, vitamin D3 và K2: Bộ 3 then chốt phát triển chiều cao có trong SatiCalci D3K2

Khi nói đến việc bổ sung canxi cho con, Saticalci D3K2 là sản phẩm nổi bật như một giải pháp tối ưu. Sản phẩm này không chỉ cung cấp canxi hữu cơ nhập khẩu từ Pháp, mà còn kết hợp với vitamin D và K2, tạo nên bộ ba then chốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Canxi hữu cơ từ Pháp - Saticalci D3K2 chứa canxi hữu cơ có khả năng hấp thu gấp 4-5 lần so với canxi thông thường, đảm bảo rằng cơ thể trẻ nhận được lượng canxi tối ưu để hỗ trợ sự phát triển xương và răng.

Vitamin D3 và K2 không chỉ cung cấp canxi mà còn kết hợp với vitamin D. Bên cạnh đó, vitamin D có trong sản phẩm giúp hấp thu canxi tại ruột và đưa canxi vào máu, cùng với vitamin K2 đảm bảo canxi được đưa trúng đích tại xương. Vitamin K2 giúp gắn canxi vào xương, từ đó hỗ trợ sự phát triển chiều cao của trẻ.

Bí quyết lựa chọn canxi cho con cao lớn vượt trội - 4

Saticalci D3K2 của Dược phẩm Meracine bổ sung canxi hữu cơ Pháp hàm lượng cao.

SatiCalci D3K2 là sản phẩm của thương hiệu dược phẩm Meracine, một thương hiệu với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, nổi tiếng với dòng sản phẩm Bio-acimin được nhiều bậc phụ huynh tin dùng. Với chất lượng được đảm bảo và công thức tối ưu, Saticalci D3K2 là lựa chọn phù hợp cho trẻ. Sản phẩm kết hợp canxi hữu cơ, vitamin D3 và K2 theo tỷ lệ khoa học, giúp hấp thu tối đa canxi vào xương, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện.

Việc bổ sung canxi đầy đủ là một phần quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện cho trẻ. Dựa trên những khuyến nghị, cha mẹ sẽ lựa chọn được sản phẩm bổ sung canxi phù hợp cho con phát triển hơn, cao lớn mỗi ngày.

Chi tiết thông tin sản phẩm xem thêm tại:

Website: https://sati-meracine.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/sati.vietnam

Công ty phân phối: Công ty cổ phần dược phẩm Meracine

Địa chỉ: Lô A3/D21 Khu đô thị Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 6436

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SatiCalci D3K2 có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1452/2024/XNQC-ATTP, do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp ngày 17/7/2024. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

">

Bí quyết lựa chọn canxi cho con cao lớn vượt trội

Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng - 1

Khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).

Tăng ca mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng

Cuối phòng bệnh, bé Minh Khang (10 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) nằm ngủ li bì, bàn tay vẫn còn cắm ống truyền dịch. Chị Phượng Liên (36 tuổi, mẹ bé Khang) ngồi quạt cho con, gương mặt phờ phạc vì lo lắng.

Chị kể, trước đó 6 ngày, Khang sốt cao 38 độ C kèm nổi ban khắp cơ thể. Người mẹ cho con uống thuốc hạ sốt, nhưng đến đêm hôm sau lại sốt đến 39 độ C.

Vào bệnh viện địa phương, bé được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bị sốt xuất huyết trên thể trạng thừa cân. Sau 3 ngày điều trị, Khang đỡ sốt hơn, nhưng đến ngày thứ tư lại có triệu chứng xuất huyết, chảy máu cam, li bì rồi tình trạng ngày càng xấu đi.

"Vào Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ bảo tình trạng của con nặng lắm rồi…", chị Liên nghẹn ngào chia sẻ.

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng - 2

Bé Minh Khang tại bệnh viện (Ảnh: Diệu Linh).

Qua thăm khám, phía bệnh viện chuyên khoa Nhi chẩn đoán bé trai 10 tuổi sốc sốt xuất huyết, được liên tục truyền dịch. Sau một ngày điều trị, tình trạng bé chưa có chuyển biến rõ rệt, chưa qua giai đoạn nguy hiểm.

Vào viện cùng ngày với Minh Khang là bé Trịnh Đức (14 tuổi, ngụ quận 12). Trước đó, em sốt cao 3-4 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Đến ngày bệnh thứ tư, Đức nổi ban toàn cơ thể và có tình trạng khó thở.

"Khi tới Bệnh viện Nhi đồng 1 khám, con được chuyển vào khoa Cấp cứu rồi lên khoa Sốt xuất huyết. Lúc này, máu của cháu bị cô đặc, phải truyền dịch liên tục. Mong con sớm khỏi bệnh, về nhà tôi sẽ cho bé tiêm vaccine sốt xuất huyết ngay", anh Trịnh Sinh, bố bé Đức cho hay.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trung bình mỗi ngày gần đây, đơn vị này tiếp nhận 5 trường hợp điều trị nội trú. Đến nay, khoa điều trị cho 60 bệnh nhi sốt xuất huyết.

Trong đó, nhiều trẻ có dấu hiệu nặng như sốc, suy các cơ quan… So với vài tháng trước, số lượng bệnh nhi nhập viện có sự gia tăng nhẹ (tháng 9-10, khoa điều trị cho khoảng 40 trường hợp/tháng).

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng - 3

Bác sĩ Tuấn khám cho một trẻ bị sốt xuất huyết (Ảnh: Diệu Linh).

Bác sĩ Tuấn dự đoán, số ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, do TPHCM và các tỉnh phía Nam vẫn chưa kết thúc mùa mưa. Ngoài ra, không loại trừ khả năng đỉnh dịch sốt xuất huyết kéo dài sang năm sau.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trần Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết mà đơn vị điều trị thời gian qua tăng cả về "lượng" lẫn "chất".

Cụ thể, trong ngày 13/11, phòng khám Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận 80 ca điều trị sốt xuất huyết. Hiện có 14 trẻ điều trị nội trú, 5 ca nặng và 1 trường hợp rất nặng. Hai tuần nay, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vào nơi này tăng hơn 10%.

Ngoài sốt xuất huyết, các ca bệnh sởi điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vẫn giữ mức cao, với 35-40 ca nội trú/ngày. Hơn 90% bệnh nhi là trẻ từ tỉnh chuyển đến, với các biến chứng như viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết nặng, viêm ruột…

Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, theo thống kê từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, từ đầu tháng 11 đến nay có 82 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập khoa Nhiễm. Trong khi đó, cùng thời điểm của tháng 10 chỉ có 52 trẻ. Tổng số ca mắc sốt xuất huyết của tháng 10 là 412 ca, tăng hơn 120 ca so với tháng 9.

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng - 4

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (Ảnh: Hoàng Lê).

Cảnh giác tâm lý chủ quan, nhầm lẫn bệnh khác

Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn phân tích, các trường hợp sốt xuất huyết có biến chứng thường đưa vào viện ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân có thể đến từ tâm lý chủ quan hoặc bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh có triệu chứng tương tự, như tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban.

"Một số biến chứng thường gặp là lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa nhiều, tay chân lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Các bé gái ở độ tuổi dậy thì có thể xuất huyết tử cung nặng.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến suy đa tạng như gan, cơ tim, hệ thần kinh… thậm chí tử vong", bác sĩ Tuấn cho biết.

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng - 5

Vết ban trên tay bệnh nhân sốt xuất huyết (Ảnh: Diệu Linh).

Do sốt xuất huyết rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh thông thường, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra ngay sau 2 ngày sốt cao không đỡ.

Đặc biệt, khi mắc sốt xuất huyết, cần theo dõi kỹ người bệnh trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Bởi giai đoạn này, người bệnh dù đã giảm sốt nhưng rất dễ rơi vào tình trạng sốc, dẫn đến biến chứng không được điều trị kịp thời.

Để giảm gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Tuấn khuyến khích mọi người có thể tiêm phòng vaccine kèm các biện pháp khác như diệt bọ gậy, phòng chống muỗi đốt.

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính từ đầu năm đến ngày 3/11, toàn Thành phố có hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết.

Trong tuần 44 (28/10-3/11), TPHCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca nhập viện cũng gia tăng với 414 ca, tăng 89 ca so với tuần trước, trong đó có 113 ca lưu trú tại tỉnh khác (chiếm tỷ lệ 27,3%). Trung bình số ca nặng điều trị là 12 ca/ngày.

">

3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng

Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i-ốt gây độc - 1

Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (Ảnh minh họa: Columbia).

Theo PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300ppm là 0% (ngưỡng > 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao).

Kết quả này khẳng định quần thể người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân (từ năm 1994 đến nay) dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.

Theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cũng cho thấy, trung vị i-ốt niệu của trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3mcg/l, trẻ em miền núi là 90mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mcg/l).

Tương tự, con số này ở phụ nữ có thai là 85,3mcg/l (mức khuyến cáo của WHO là 150-249mcg/l).

Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%.

Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.

Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp. Theo WHO, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt.

WHO và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn cầu không dẫn đến bất kỳ nguy cơ nào về độc tính hay bổ sung quá mức.

Bộ Y tế đề xuất bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Năm 2016, Chính phủ ban hành nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong quá trình thực hiện nghị định, có ý kiến cho rằng việc sử dụng muối tăng cường i-ốt dẫn đến sản phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.

Năm 2017, Bộ Y tế có công văn, trong đó nêu rõ Cục An toàn thực phẩm và Vụ Pháp chế tiếp nhận mọi thông tin, phản ánh của doanh nghiệp kèm theo các bằng chứng khoa học về vấn đề trên.

Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến nội dung này. Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi nghị định số 09 đến 8 năm.

Cũng chính vì kiến nghị của doanh nghiệp, năm 2018, Chính phủ ban hành nghị quyết 19 theo hướng khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung vi chất này vào các sản phẩm.

Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nghị định số 09 theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng muối i-ốt.

Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dân vẫn ở ngưỡng cộng đồng.

Do đó, WHO, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khỏe khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại nghị định 09.

Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, Bộ Y tế khẳng định sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong nghị định.

">

Bộ Y tế phản bác thông tin toàn dân sử dụng muối i

Bé 2 tuổi bệnh tim nguy kịch nhưng bị kê nhầm thuốc lao phổi suốt 6 tháng - 1

Mẹ con bé N. tại bệnh viện (Ảnh: B.T.).

Trong một lần tình cờ sang Việt Nam cùng gia đình, bé được một bác sĩ Việt Nam khám và nghi ngờ bệnh tim mạch, khuyên nên đến bệnh viện chuyên khoa Nhi để điều trị. Nghe vậy, cha mẹ đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1, khi chỉ có khoảng 3 triệu đồng trong tay.

Qua thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm tim, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có nước tiểu đỏ (triệu chứng khi dùng thuốc trị lao phổi kéo dài), đồng thời có dị tật tim bẩm sinh nặng.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Kim Thơi, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch cho biết, bệnh nhi trên có dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim, nhưng không được chẩn đoán sớm, khiến trái tim gánh chịu hậu quả khá nặng nề.

Cụ thể, thời điểm nhập bệnh viện ở Việt Nam, các bác sĩ ghi nhận sức co giãn cơ tim của bé giảm mạnh, áp lực động mạch phổi cao. Bệnh nhi cần phải phẫu thuật khẩn, nếu không sẽ ảnh hưởng tính mạng.

Tuy nhiên, trẻ là người nước ngoài, không có bảo hiểm y tế nên chi phí ca mổ và quá trình điều trị rất lớn, dự kiến hơn 100 triệu đồng.

"Nghe phải mổ tim với số tiền lớn, gia đình xin cho bé về. Trước tình huống trên, Ban giám đốc bệnh viện đã cân nhắc và quyết định phải điều trị, với tinh thần cứu người là trên hết. Sau đó, cuộc mổ đã tức tốc được diễn ra", thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trí Hào, Trưởng khoa Tim mạch nói.

Bé 2 tuổi bệnh tim nguy kịch nhưng bị kê nhầm thuốc lao phổi suốt 6 tháng - 2

Bé trai được chẩn đoán có dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim hiếm gặp (Ảnh: BV).

Quá trình phẫu thuật, dù bé được gây mê sâu nhưng áp lực động mạch phổi vẫn rất cao, trái tim đập rất yếu. Ekip chuyên môn xác định từ đầu việc phải phá bỏ hoàn toàn màng ngăn nhĩ trái ở tim mới cứu được bé. Sau ca mổ thuận lợi, áp lực động mạch phổi của bệnh nhi giảm xuống thấp.

Bé được hồi sức rất kỹ, dùng các thuốc hỗ trợ tim và an thần, sau đó chuyển vào khoa Nội Tim mạch điều trị tích cực. Đến nay, từ chỗ nguy kịch, bệnh nhi dần hồi phục, thở được khí trời, ăn uống qua đường miệng bình thường, dự kiến sẽ được xuất viện trong nay mai.

Dễ bị chẩn đoán nhầm

Theo bác sĩ Hào, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp, với tỷ lệ tỷ lệ 1/1.000 trường hợp. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một trẻ mắc bệnh này.

Đáng chú ý, trẻ dù bị dị tật ở tim nhưng sẽ có tình trạng bị ứ máu lại ở phổi, nên dễ bị chẩn đoán lầm thành bệnh ở phổi nếu người điều trị không có chuyên môn sâu về tim mạch.

Ở trường hợp này, bé N. bị chẩn đoán nhầm là lao phổi, phải uống thuốc kháng lao kéo dài, rất may chưa gặp các biến chứng khác liên quan đến việc uống sai thuốc.

Bé 2 tuổi bệnh tim nguy kịch nhưng bị kê nhầm thuốc lao phổi suốt 6 tháng - 3

Sau phẫu thuật và chăm sóc tích cực, bệnh nhi qua cơn nguy kịch (Ảnh: BV).

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, ngay khi tiếp nhận thông tin ca bệnh có hoàn cảnh khó khăn, các nhân viên y tế đã bắt đầu hoạt động vận động, quyên góp. Đến nay bằng nhiều nỗ lực, đơn vị đã xin đủ tiền từ các nhà hảo tâm cho trường hợp bệnh nhi trên.

Cũng theo bác sĩ Khanh, hàng năm Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khá nhiều trẻ từ Campuchia sang điều trị. Có những trường hợp không thể giao tiếp, phải thuê thông dịch viên với giá cao (lên đến 100USD/ngày), khiến bệnh nhân từ chỗ có tiền ban đầu dẫn đến kiệt quệ tài chính, phải cầu cứu hoặc xin về.

Các bác sĩ khuyến cáo, triệu chứng nghi ngờ điển hình của các dị tật tim là ứ máu, biểu hiện bằng dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở, sốt… Cha mẹ cần chú ý kỹ, sớm phát hiện sự bất thường để đưa con em đi khám, phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.

">

Bé 2 tuổi bệnh tim nguy kịch nhưng bị kê nhầm thuốc lao phổi suốt 6 tháng

友情链接