Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số

Góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc văn minh,ởThôngtinvàTruyềnthôngVĩnhPhúcđiđầutrongthựchiệnchuyểnđổisốdu bao thoi tiet hiện đại, thời gian qua, cùng với đẩy mạnh nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, Sở TT&TT luôn đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hạ tầng và các dịch vụ, tiện ích mới, thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Đường thông, hè thoáng từ bó gọn cáp quang

Để bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn hạ tầng thông tin và hoàn thành mục tiêu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025, từ năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 97 về chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020; giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực Vĩnh Phúc thực hiện cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp thông tin treo trên cột điện và cột viễn thông, bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, an toàn cho người dân và các công trình lân cận.

Đây là một trong những chủ trương lớn được tỉnh quan tâm thực hiện nhằm nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng mạng viễn thông cũng như tạo mỹ quan đô thị, góp phần bảo đảm tiêu chí xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp.

 


Các đơn vị tăng tốc chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông. 

Thực hiện các nhiệm vụ được giao, các doanh nghiệp viễn thông đã tổ chức chỉnh trang hệ thống cáp thông tin treo trên cột điện; chỉnh trang, bó gọn trên 350km cáp viễn thông trên các tuyến đường ở thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và trung tâm các huyện; hạ ngầm 15km mạng cáp viễn thông theo các dự án điện tại 8 tuyến trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

Triển khai Kế hoạch số 229 của UBND tỉnh về chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2023, Sở đã có văn bản giao các đơn vị viễn thông trên tiếp tục chỉnh trang, bó gọn 355 tuyến với tổng trên 300km cáp tại các tuyến đường, tuyến phố các huyện, thành phố; trong đó, ưu tiên các xã xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Năm 2023, Sở tiếp tục giao Viettel Vĩnh Phúc thực hiện chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông tại các tuyến đường của 30 thôn, tổ dân phố xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. Đến nay, 4 Làng văn hóa trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc đã hoàn thành việc chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông, tạo mỹ quan thôn, xóm để chuẩn bị chu đáo khánh thành thiết chế văn hóa, thể thao dịp Quốc khánh 2/9.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số

Xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương là một trong 4 địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh được lựa chọn thực hiện thí điểm chuyển đổi sốcấp xã. Đến nay, việc thực hiện thí điểm bước đầu mang lại nhiều tiện ích cho chính quyền và người dân.

Trong đó, hạ tầng số của xã đang dần hoàn thiện; 100% thôn có sóng di động 3G, 4G; tỷ lệ người dân sử dụng mạng Internet đạt hơn 80%; 100% cán bộ, công chức của xã được trang bị máy tính, máy in để giải quyết công việc chuyên môn. Việc triển khai các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số được chú trọng.

Theo đồng chí Lỗ Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã: Thực hiện chuyển đổi số, xã thực hiện nghiêm quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản điện tử, giúp giảm đáng kể thời gian, chi phí, góp phẩn đẩy mạnh cải cách hành chính ở địa phương. Hiện 100% cán bộ, công chức của xã thực hiện xử lý văn bản trên phần mềm; 100% văn bản được ký số; tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến chiếm trên 90%. 
 

Hệ thống đài truyền thanh thông minh xã Hướng Đạo đã phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền.

 
Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xã Hướng Đạo đã được đầu tư đồng bộ hệ thống Đài truyền thanh thông minh; 14/14 thôn được lắp đặt 15 cụm, 30 loa truyền thanh thông minh, góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Hoạt động kinh tế số, xã hội số cũng bắt đầu hình thành tại địa phương, với sàn giao dịch nông sản riêng. Một số mặt hàng nông sản như: Gà thịt, trứng gà, dưa chuột…đã được giới thiệu, quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Toàn xã có hơn 60% cửa hàng kinh doanh cho phép người dân thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc quét mã VN-PAY, QR Code; hơn 50% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh; tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử đạt hơn 52%. Chuyển đổi số đã góp phần hình thành, xây dựng xã Hướng Đạo văn minh, hiện đại.

Cũng với quyết tâm thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, thời gian qua, huyện Yên Lạc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào giải quyết thủ tục hành chính, gắn cải cách hành chính với chuyển đổi số, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện đã quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị để kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản với huyện, tỉnh.

Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã đã trang bị máy tính cho cán bộ, công chức làm việc và có kết nối mạng LAN, kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ; thực hiện tốt các ứng dụng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung toàn huyện, tỉnh và sẵn sàng kết nối đến các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành Trung ương.

Huyện đã lắp đặt hệ thống hội nghị trực tuyến gồm 2 điểm cầu của huyện và 17 điểm tại 17 xã, thị trấn phục vụ các cuộc họp từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, bảo đảm linh hoạt, thuận tiện, hiệu quả.

Công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đã đạt những kết quả tích cực, 100% cán bộ, công chức có hộp thư điện tử, trừ viên chức thuộc ngành y tế, giáo dục.

Toàn bộ hệ thống văn bản đi, văn bản đến (trừ văn bản mật) được xử lý trên môi trường mạng; hơn 95% cán bộ, công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; gần 35% cuộc họp giữa UBND huyện với các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị được triển khai theo hình thức trực tuyến, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian.

100% đơn vị, xã, thị trấn đã triển khai hiệu quả phần mềm dịch vụ công trực tuyến phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; trong đó, có gần 30% thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4.

Các Cổng thông tin điện tử đã cơ bản đăng tải công khai các thông tin theo quy định, góp phần minh bạch thông tin của các cơ quan nhà nước và đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Việc ứng dụng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải tiến môi trường và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hiện đại; tăng năng suất và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Nhằm xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều kế hoạch, văn bản, đề án, quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh không ngừng được hoàn thiện, ứng dụng hiệu quả trong điều hành, xử lý công việc. Nền tảng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh từng bước được hoàn thiện, tối ưu để thuận tiện nhất cho tổ chức, công dân.

Cán bộ tại bộ phận một cửa các cấp đã chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, thay đổi thói quen sử dụng hồ sơ giấy sang sử dụng hồ sơ điện tử, từng bước hình thành công dân số, xã hội số.

Hiện 100% các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã và nhiều đơn vị sự nghiệp như: Y tế, giáo dục đã sử dụng chung nền tảng quản lý văn bản điện tử. Trong 6 tháng đầu năm 2023, khối chính quyền có 518.038 văn bản đến và 158.356 văn bản đi trên phần mềm quản lý văn bản. Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của tỉnh khối chính quyền đạt 99%.

Ứng dụng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh được cài đặt, vận hành tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh đã thiết lập, kết nối với Trục liên thông văn bản Quốc gia, Cổng thanh toán tập trung Quốc gia và sẵn sàng kết nối đến các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, Trung ương.

Đặc biệt, từ ngày 01/01/2022, phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến VNPT IGate được kết nối, đồng bộ và đã kết nối 719 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tính từ ngày 01/01/2023 - 20/6/2023 đã thực hiện 22.969 giao dịch thanh toán trực tuyến với tổng số tiền gần 2,3 tỷ đồng.

Xác định mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số để tạo nền tảng, cơ sở cho xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tập trung xây dựng, hoàn thiện các nền tảng số để chính quyền số vận hành đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên môi trường thực - số; thúc đẩy xã hội số thông qua việc người dân được trang bị đầy đủ kỹ năng số, tham gia vào quá trình phát triển dữ liệu số, tạo ra giá trị gia tăng trên môi trường thực - số.

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cải tạo, xây dựng và phát triển mới hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng; phối hợp với Điện lực Vĩnh Phúc thực hiện chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông theo kế hoạch của UBND tỉnh, tập trung vào các xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các Làng văn hóa kiểu mẫu, góp phần xây dựng Vĩnh Phúc văn minh, hiện đại.
 
  Theo Hồng Yến(Cổng Thông tin- Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc)

Nhận định
上一篇:Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
下一篇:Nhận định, soi kèo Nam Định vs Thể Công Viettel, 18h00 ngày 19/1: Khó cho cửa trên