Đà Nẵng đã làm thế nào để thu hút người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến?
作者:Giải trí 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 07:10:34 评论数:
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2018, Đà Nẵng đã cung cấp 647 DVCTT mức 3 và 4, chiếm 66% tổng số thủ tục hành chính, tăng 3,14 lần so với năm 2015 (Ảnh minh họa: Internet) |
66% TTHC của Đà Nẵng được cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4
Theo kết quả đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước năm 2018 mới được Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) công bố, ở khối các tỉnh, thành phố, với việc đạt 0,871 điểm, Đà Nẵng đã là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử trong năm ngoái.
Đặc biệt, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) thuộc Hội truyền thông số Việt Nam, Đà Nẵng là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tổng số hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống thông tin một cửa điện tử cao nhất, với 640.399 hồ sơ, đồng thời cùng nằm trong Top 10 tỉnh có tổng số hồ sơ được giải quyết đúng hạn cao nhất, với 633.388 hồ sơ được giải quyết đúng hạn, đạt tỉ lệ hơn 98,9%.
Theo đánh giá của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, Đà Nẵng là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT trong năm 2018. |
Thông tin về kết quả triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Đà Nẵng thời gian qua, ông Trần Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, mô hình Chính quyền điện tử, trong đó có Cổng DVCTT của thành phố được triển khai theo mô hình tập trung.
Theo thống kê, tính đến cuối năm ngoái, Đà Nẵng đã cung cấp 647 DVCTT mức 3 và 4, chiếm 66% tổng số thủ tục hành chính (TTHC), tăng 3,14 lần so với năm 2015. Kết quả thực tế đạt được trong cung cấp DVCTT của Đà Nẵng tăng 1,5 lần so với mục tiêu cải cách hành chính của Thành phố vào năm 2020. Nghị quyết 17 của Chính phủ đạt mục tiêu đến năm 2020 số DVCTT mức 3 và 4 chiếm 30% tổng số TTHC thì hiện tại tỷ lệ này của Đà Nẵng đã là 66%.
Số liệu thống kê về kết quả cung cấp DVCTT của TP.Đà Nẵng cũng cho thấy, năm 2018 tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ trực tuyến là 47%, tỷ lệ này năm 2017 là 32%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của Thành phố năm 2018 là 44% (năm 2017 là 35%). “Như vậy, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của Đà Nẵng đã gần đạt mục tiêu cải cách hành chính của TP.Đà Nẵng vào năm 2020 (50%) và gấp hơn 2 lần so với mục tiêu Nghị quyết 17 của Chính phủ vào năm 2020 (20%)”, ông Thạch cho hay.
7 nhóm giải pháp chính
Nói về kinh nghiệm của Đà Nẵng trong triển khai cung cấp DVCTT, ông Trần Ngọc Thạch nhấn mạnh đến 7 nhóm giải pháp chính đã được Thành phố tập trung triển khai đồng bộ thời gian qua, đó là: Chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt; Chính sách đầu tư; Lựa chọn dịch vụ công cần thiết, phù hợp để triển khai; Chất lượng hồ sơ bảo đảm, công khai cho tổ chức, công dân; Quy định trách nhiệm của các cơ quan, đặc biệt Sở TT&TT nhiều hơn; Các giải pháp, tiện ích thuận lợi cho tổ chức, công dân sử dụng; Các biện pháp, tiện ích thuận lợi cho cán bộ công chức viên chức tham gia xử lý DVCTT.
Cụ thể, về chỉ đạo, quyết tâm của lãnh đạo, Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng có một chương trình hành động, trong đó có nội dung “Đến năm 2020 Đà Nẵng phải có 100% TTHC cung cấp ở mức 3 và 4”. Từ chương trình của Ban thường vụ Thành ủy, UBND TP.Đà Nẵng đã giao Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT, xem đây là giải pháp “lõi” để nâng cao hiệu quả công việc trong xu hướng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị tinh gọn.