Hung thủ 22 tuổi tên Aziz Khan, gặp nữ sinh Trường ĐH Staffordshire (Anh) ở quán bar Newcastle-under-Lyme. Ngay sau đó, tên này đưa nạn nhân về nhà khi cô đã ở trong tình trạng say xỉn và giở trò đòi bại. Sau khi cưỡng hiếp, Aziz Khan quay lại toàn bộ hình ảnh và đăng lên Snapchat để khoe với bạn bè “chiến tích” của mình. |
Hung thủ Aziz Khan |
Trong phiên xử hôm 12/3 (theo giờ địa phương), Tòa án Stock-on-Trend Crown cáo buộc Aziz hành vi cưỡng hiếp khi tấn công cô gái trong tình trạng mất kiểm soát. Bị cáo Aziz Khan đã công bố video dài 10 giây cho bạn bè. Anh ta còn khoe với vài người đàn ông khác.
“Bị cáo đã cưỡng hiếp cô ấy và rồi lại có hành động quay lại clip trên di động. Clip cho thấy một phụ nữ trẻ bất tỉnh và nằm bất động. Cô ấy không hề biết mình đang ở đâu, đang ở với ai hay đang làm gì. Cô ấy không thể đưa ra bất kỳ phản ứng nào cho thấy đồng ý hay không đồng ý với hành vi đồi bại kia”, công tố viên Robert Price nói.
Tại tòa, nạn nhân mô tả Aziz Khan là kẻ cơ hội, có quá khứ săn lùng phụ nữ và bị ám ảnh bởi “tình dục”. Nạn nhân tỉnh dậy vào lúc 4h sáng và tìm cách rời khỏi ngôi nhà qua sự giúp đỡ của một vài người dân. Cô không nhớ chuyện gì đã xảy ra. Nạn nhân chỉ biết chuyện khi bạn bè gửi xem đoạn clip. Cô và gia đình đã trình báo cảnh sát. Ký ức kinh hoàng khiến cô bị ám ảnh. Nữ sinh này sau đó buộc phải xin nghỉ học vì sang chấn tâm lý.
Công tố viên Price cho biết Khan bị ám ảnh thực sự về tình dục. Bạn bè cũng cho biết tên này luôn có sở thích kỳ lạ với phụ nữ. “Khan là kẻ cơ hội và thường thích làm chuyện đó khi các cô gái mất kiểm soát, ví dụ như khi say xỉn”.
Thẩm phán David Fletcher tuyên án Aziz Khan 11 năm 2 tháng tù giam. Ông bác bỏ mọi sự xin giảm nhẹ án từ luật sư bào chữa cho tên này.
“Bị cáo đã hiểu rõ tình trạng của nạn nhân khi cô ấy lên xe hơi trong tình trạng say xỉn. Bị cáo chỉ có một điều trong tâm trí là tình dục và quan hệ tình dục với cô ấy mà không có sự đồng ý, quay lại clip mà cô ấy không hề hay biết. Bị cáo lại cho bạn bè xem video. Trong 24 tiếng, bị cáo đã đưa chúng cho rất nhiều người và đây là một tình tiết đặc biệt nghiêm trọng”, thẩm phán David Fletcher nói.
Hà Thanh
Người mẹ giết con gái 11 tuổi vì "cấm quan hệ tình dục"
Một phụ nữ 28 tuổi ở Florida đã tự tay giết hại con gái của mình sau khi thấy bé có biểu hiện bất thường.
" alt="Thanh niên 22 tuổi lĩnh án vì cưỡng hiếp nữ sinh rồi tung clip lên Snapchat"/>
Thanh niên 22 tuổi lĩnh án vì cưỡng hiếp nữ sinh rồi tung clip lên Snapchat
- Sinh năm 1934, đến nay cụ Cao Nhất Linh (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đã 85 tuổi nhưng hiện vẫn đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Luật Kinh tế của Trường ĐH Đông Đô.Xuất hiện tại lễ khai giảng của Trường ĐH Đông Đô năm nay là một sinh viên rất đặc biệt – cụ Cao Nhất Linh.
Cụ kể, học đại học là mơ ước từ thuở bé nhưng vì gia đình khó khăn không đủ điều kiện để được đi học.
Thời trẻ, cụ nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề thợ nề, thợ mộc. Giờ đây, khi con cái trưởng thành, có điều kiện hơn, cụ đã quyết định tiếp tục cắp sách đến trường, hiện thực hóa ước mơ của mình.
Cụ Linh kể, mỗi tháng được nhà nước hỗ trợ 350 nghìn đồng chế độ người cao tuổi (từ 80 tuổi trở lên) và dồn hết cho việc học.
Tôi hỏi với số tiền được hỗ trợ mỗi tháng như vậy liệu có đủ để trang trải cho việc học, cụ từ tốn đáp chắc nịch: “Không có thì cũng phải tìm cách để có, không có nữa thì nhờ con, nhờ cháu giúp đỡ”.
Năm 2014, khi 80 tuổi, cụ đăng ký theo học hệ bổ túc khoa báo viết và tốt nghiệp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
“Nhưng không được bằng đại học, nên năm 2015, tôi tiếp tục thi vào Trường ĐH Luật Hà Nội song chỉ được 11 điểm và không đỗ được”. Không nản lòng, cụ vẫn nuôi khát khao cháy bỏng tốt nghiệp đại học.
Thấy cụ bày tỏ nguyện vọng muốn vào học tại Trường ĐH Đông Đô, ban giám hiệu đã ưu tiên cho cụ không phải qua kỳ thi sát hạch.
Không chỉ vậy, ngưỡng mộ nghị lực, ham học tập của cụ, ban giám hiệu Trường ĐH Đông Đô đã quyết định giảm 50% học phí để tạo điều kiện cho cụ được theo học.
|
Cụ Cao Nhất Linh, sinh viên năm thứ 2 khoa Luật kinh Tế của Trường ĐH Đông Đô. Ảnh: Thanh Hùng |
Cụ chia sẻ điều may mắn là các con cháu đều ủng hộ và tạo điều kiện để cụ được đi học.
Cụ kể bản thân không hề ngại chuyện cắp sách tới trường đi học khi tuổi đã cao và ngày thường cụ đều đến trường bằng xe đạp.
“Mỗi ngày tôi mất khoảng 35 phút để đạp xe từ nhà đến trường. Tôi thấy mình vẫn mạnh khỏe, minh mẫn và không có gì là khó khăn cả. Kiến thức các môn học tôi tiếp thu được tốt”.
Năm nay theo chương trình, cụ sẽ phải hoàn thành các tín chỉ về tiếng Anh và tin học.
Thấy tôi hỏi tỏ vẻ e dè việc xử lý được không, cụ hóm hỉnh đáp: “Hiện tôi vẫn đang là học trò”. Cụ cười rồi nói tự tin “các bạn” được bao nhiêu thì mình cũng được bấy nhiêu điểm.
Tuy nhiên, cụ cũng nhìn nhận, sau nhiều năm không sử dụng đến thì cụ cũng quên đi nhiều và tự đánh giá học lực của mình vào diện trung bình. Cụ tâm sự đi học với toàn người trẻ, nhưng không vì thế mà cảm thấy ngại ngùng hay mặc cảm.
“Các bạn trẻ rất yêu quý tôi và các thầy cô giáo cũng vậy. Họ khuyến khích tôi học tập. Tôi còn được khen là tiếp thu tốt và làm được bài. Thậm chí khi cần thiết tôi vẫn giơ tay phát biểu ý kiến được”.
|
Cụ Linh với dáng người nhỏ bé nhưng tinh thần rất đáng để giới trẻ học hỏi. |
Khó khăn nhất với cụ Cao Nhất Linh là thao tác máy vi tính và các thiết bị điện tử.
“Tôi không còn nhanh như người trẻ được nữa. Chưa kể tiếng Anh lâu không học giờ cũng quên mất nhiều rồi. Trong khi đó “các bạn” giờ đây, có bạn được học từ 3 tuổi. Các bạn giỏi hơn tôi quá nên theo được cũng rất khó”.
Trong các giờ học, vì mắt kém nhìn lên bảng khó khăn nên cụ Linh thường ngồi nghe giảng viên nói rồi lĩnh hội và tự viết lại các ý mình hiểu vào vở. Tuy nhiên, may mắn là cụ vẫn có thể nhìn gần khá tốt.
“Buổi đêm mà đọc sách thì không phải đeo kính”, cụ Linh cười móm mém.
Không dùng điện thoại di động, thế nên, hôm nào lớp nghỉ học hoặc có thay đổi gì trên lớp thì lớp trưởng phải báo cho cụ qua điện thoại mà chỉ dùng điện thoại cố định đặt tại nhà.
Dù tuổi cao nhưng cụ được thầy cô và bạn bè đánh giá là sinh viên luôn đi học đúng giờ, chuyên cần, bài kiểm tra đạt nhiều điểm tốt.
Mong sống được đến lúc tốt nghiệp đại học
Cụ kể, bạn bè đồng lứa của mình giờ đây hầu hết đều đã tuổi cao sức yếu, thậm chí nhiều người đau ốm nặng hoặc đã khuất.
“Bà con hàng xóm xung quanh thấy tôi đi học người ta cứ buồn cười. Cũng có người bảo là tôi ham học nhưng cũng có người bảo tôi là dở hơi. Bởi người ta thấy lạ lùng. Họ hỏi tôi già rồi còn học để làm cái gì, nhưng tôi thấy việc học là suốt đời và tôi nghĩ con người ta nếu có điều kiện thì cứ học tập”.
Tôi hỏi về dự định trong thời gian tới, cụ ngước mắt nhìn lên trời hồi lâu rồi đáp: “Tôi học hệ 4 năm, năm nay là năm thứ 2, không biết có thể sống được đến vài năm nữa để có thể học được trọn vẹn hay không. Điều đó tôi không dám nói trước. Nhưng nếu tôi khỏe mạnh, sống được đến ngày ấy, thì sẽ đạt được mơ ước của tôi từ bé. Tôi mong đến ngày được nhận tấm bằng cử nhân đại học và tin tấm bằng sẽ giúp ích được cho tôi rất nhiều trong cuộc sống".
|
Cụ Cao Nhất Linh chào các "bạn bè" của mình trong lễ khai giảng năm học mới. |
Không chỉ ham học, cụ Linh còn giỏi thơ ca. Hiện, cụ đang là Chủ tịch Chi hội Thơ đường Luật Việt Nam của Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội với “gia tài” hơn 3000 bài thơ, 35 tập thơ văn và âm nhạc. Hôm nay ngày khai giảng năm học mới của ngôi trường mình theo học, cụ Linh dậy từ 2 giờ sáng để chuẩn bị.
Trong buổi lễ khai giảng năm học mới 2018-2019 của Trường ĐH Đông Đô, cụ cũng chuẩn bị và đọc một bài thơ để tặng cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường.
Cụ nói, ngoài thời gian học trên lớp, cụ vẫn làm việc suốt đêm ngày từ đọc sách đến sáng tác thơ văn. Cụ cũng thường xuyên giữ thói quen theo dõi thời sự. “Bởi thời sự là hết sức quan trọng và thúc đẩy ý chí học tập của con người ta đi lên. Tôi mong rằng tất cả các bạn trẻ sẽ luôn cố gắng học tập, để phục vụ cuộc sống của chính mình, cho đất nước và toàn xã hội”, cụ ông 85 tuổi nhắn nhủ.
Thanh Hùng
Trung Quốc dựng tượng cụ ông nhặt rác đọc sách trong thư viện
Chính quyền thành phố Hàng Châu, Trung Quốc quyết định sẽ dựng tượng để vinh danh một người nhặt rác, cũng là người dành tình yêu sâu sắc với sách và có trái tim nhân ái khiến bao người cảm phục.
" alt="Cụ SV 85 tuổi: “Hằng ngày tôi đạp xe 35 phút đến trường'"/>
Cụ SV 85 tuổi: “Hằng ngày tôi đạp xe 35 phút đến trường'