Theo đó, giáo viên mầm non (gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở công lập, nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở công lập. Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Giáo viên mầm non (gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Giáo viên mầm non (gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.
Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm. Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/2/2018.
Thanh Hùng
" alt=""/>Nhiều chế độ chính sách mới với giáo viên mầm non“Tình trạng thiếu nước sạch trên toàn cầu và biến đổi khí hậu sẽ khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Việc giảm thiểu lượng nước thất thoát trong mạng lưới phân phối đồng nghĩa tài nguyên dành cho sản xuất nước sạch được giảm xuống, từ đó tiết kiệm tài nguyên nước, năng lượng và hoá học”, Topi Helle, CEO Diễn đàn nước Phần Lan cho biết.
Các tiện ích trong quản lý nước thông minh và bền vững cần được xây dựng dựa trên các giải pháp linh hoạt, tạo ra khả năng đổi mới và thích ứng với tình hình. Công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại điều đó, nhưng yêu cầu phải được thiết kế đảm bảo không làm tăng thêm độ phức tạp cho công việc.
Trước tình hình khan hiếm nước sạch ngày càng trở nên gay gắt và nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nước, năm 2021, Nokia cùng các công ty IT Phần Lan đã đưa ra dự án quản lý nước thông minh mới (SWIM) dựa trên ý tưởng đồng sáng tạo và tiêu chuẩn hóa để giải quyết các thách thức trong quản lý và duy trì nguồn nước sạch.
Dự án này đang trong quá trình thử nghiệm 2 năm. Việc số hóa mạng lưới cấp nước, kết hợp giữa IoT và giao thức liên lạc qua băng tần hẹp (LPWA NB) giúp việc xác định, dự báo và bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng hơn so với trước kia. Bên cạnh đó, vận hành, giám sát bằng công nghệ số cũng đem tới các dữ liệu về chất lượng nguồn nước theo thời gian thực.
Phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu trao quyền cho các tiện ích kỹ thuật số của các doanh nghiệp, đồng thời giúp khách hàng sử dụng nước đạt hiệu quả về chi phí.
Ứng dụng xoay quay nền tảng IoT
Với các công nghệ ứng dụng IoT, cảm biến nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt, có thời lượng pin dài lên tới 10 năm, giảm thiểu chi phí chung trong việc lắp đặt, xây dựng và bảo trì hệ thống quản lý nguồn nước. Từ đó, phí sử dụng nước đối với người dân tại Phần Lan cũng giảm xuống, chỉ còn 2% tổng chi phí sinh hoạt cả năm.
“Phần Lan là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong phát triển nền tảng số, trọng tâm là quản lý nước thông minh. Nền tảng này sẽ sử dụng các cảm biến để thu thập dữ liệu chất lượng cao về mạng lưới tài nguyên nước. Bên cạnh đó, còn có mục đích thúc đẩy việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tài nguyên”, Mona Arnold, nghiên cứu viên cao cấp tại VTT, đối tác tham gia dự án SWIM cho biết.
SWIM được thiết kế không chỉ sử dụng các cảm biến hiện đại nhất, mà còn hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo (AI) và máy học (machine-learning) để tăng thêm khả năng tự hiệu chỉnh, vận hành và giao tiếp giữa các cảm biến tự động.
Để đảm bảo kiểm nghiệm hiệu quả của dự án, Savonia WaterLab xây dựng mô hình mạng lưới nguồn nước quy mô lớn tại Kuopio. Tại đây, các nhà khoa học có thể thử nghiệm đánh giá bất kỳ tình huống sai sót nào liên quan đến cơ chế hoạt động, hoá học, vi sinh hay công nghệ của SWIM trong môi trường thực tế.
“Thử nghiệm hệ thống trong các môi trường thực tế cho câu trả lời ngay tức khắc về khả năng của các phương pháp, hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm”, Patryk Wojtowicz, quản lý nghiên cứu tại Savonia nói.
Không phải ngẫu nhiên Phần Lan luôn nằm trong top những cường quốc về công nghệ xử lý nước từ những năm 1950. Quốc gia này cũng từng phải đối mặt tình trạng sông, hồ ô nhiễm nặng trong những năm đầu 1900 gây ra bởi công nghiệp hoá và đô thị hóa ồ ạt.
Hiện nay 99,99% lượng nước được phân phối tại Phần Lan vượt tiêu chuẩn nước dành cho sinh hoạt do WHO đề ra. Những con sông, hồ “vô vọng nhất” cũng đã được khôi phục về trạng thái tự nhiên. Người dân có thể thoải mái bơi lội hay câu cá tại hơn 187.000 hồ, với 85% trong số đó đạt tiêu chuẩn tốt hoặc hoàn hảo.
Quản lý nước thông minh đang trở thành một xu thế lớn trên thế giới, với thị trường ước tính khoảng 22 tỷ USD và mức tăng trưởng 6-18%/năm. SWIM, được phát triển bởi đất nước hàng đầu về công nghệ quản lý nguồn nước, có thể sẽ trở thành giải pháp toàn diện cho thị trường quốc tế thời gian tới.
Vinh Ngô
" alt=""/>Phần Lan ứng dụng IoT quản lý nguồn nước thông minhHai anh em Bảo - Huy sinh ra trong một gia đình đông con có hoàn cảnh khó khăn. Để mưu sinh và chăm sóc người cha bị tai biến liệt giường, hai anh đã lăn lộn đủ nghề vất vả. Cách đây ít lâu, anh Huy vay mượn người quen chút tiền làm vốn để buôn bán nội thất cho một số công trình trên địa bàn tỉnh. Quốc Bảo đi theo anh trai để thi công.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 16/7/2024, khi đang làm việc tại một nhà hàng chuẩn bị khai trương ở phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, bình gas trong nhà phát nổ. Hậu quả, cả hai anh em bị bỏng nặng toàn thân, bất tỉnh, được người dân đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, bác sĩ đã chuyển cả hai đến Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Nội). Tại đây, anh Bảo được xác định bỏng 70% diện tích cơ thể. Anh Huy nghiêm trọng hơn khi bỏng đến 97%. Đặc biệt, các vết bỏng sâu độ II gây tổn thương nội tạng trên cơ thể.
Bác sĩ đã dốc lòng tìm đủ mọi cách cứu chữa cho hai anh em. Toàn bộ phần da trên cơ thể anh Huy bị tuột, tổn thương các cơ quan nội tạng rất nặng. Anh phải mổ khí quản, đồng thời duy trì sự sống bằng việc ăn uống qua ống xông.
Đối với trường hợp anh Bảo, bác sĩ cho truyền thuốc tại phòng hồi sức tích cực. Điều đáng lo ngại là cả 2 đều không có bảo hiểm y tế, toàn bộ viện phí gia đình phải tự túc. Trung bình tiền thuốc cần thanh toán lên tới 30 triệu đồng/ngày.
Đây là con số quá lớn vượt ngoài khả năng lo liệu của gia đình. Bấy lâu nay, anh Bảo vốn là trụ cột kinh tế của cả nhà. Vợ lần lượt sinh 3 người con, nay đang mang thai con út ở tháng thứ 8, không thể đi làm kiếm tiền. Dù vậy, chị vẫn gửi các con cho họ hàng trông nom rồi vào bệnh viện chăm sóc chồng.
Trong khi đó, anh Huy cũng đang nuôi 4 người con ở độ tuổi đi học. Vợ anh là lao động tự do, thu nhập bất bênh. Số tiền vay để làm ăn chưa trả được thì nay đã gặp hoạ, chị hết sức lo lắng vì chẳng vay thêm được nữa để cứu chồng.
Chỉ trong vòng 1 tuần, gia đình đã chi trả hơn 300 triệu đồng cho hai anh em, đều là vay mượn người thân, bạn bè. "Có người tốt lắm, đưa tiền bảo cho chứ không cần trả, nhưng thật sự chúng tôi đang cần rất nhiều tiền để chạy chữa. Điện thoại, giấy tờ tuỳ thân, thẻ ngân hàng đã cháy hết, nhà cửa rối bời, tôi vẫn chưa biết làm cách nào xoay xở", chị Trâm chia sẻ.
Dự kiến, thời gian điều trị của hai anh em Bảo - Huy sẽ còn kéo dài vì tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, khi có tiến triển, anh Huy vẫn cần lọc máu tích cực mới giữ được tính mạng. Do đó, chi phí chạy chữa sắp tới là gánh nặng cực lớn, trực tiếp đe doạ đến mạng sống của cả hai.
Phòng CTXH bệnh viện xác nhận: Hai anh em Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng ga rất nặng, hiện đang được theo dõi ở phòng cấp cứu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, cả hai bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế nên chi phí càng thêm tốn kém.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Quất Lưu thông tin: Vụ nổ ga vừa qua ở phường Khai Quang khiến hai anh em ruột Dương Quốc Bảo và Dương Quốc Huy bị bỏng nặng. Hai người là công dân địa phương, lao động chính trong nhà, nuôi con nhỏ. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ nhưng chưa thấm vào đâu. Rất mong báo chí và các đơn vị kêu gọi cộng đồng cùng chung tay, giúp đỡ cho các nạn nhân có thêm điều kiện chữa bệnh.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Ngọc Trâm (vợ anh Bảo), thôn Phổ, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0971840161 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.203 (anh em Bảo - Huy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |