Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ảnh: Reuters).
"Tất cả những gì tôi có thể nói là: Hãy cẩn trọng! Bạn không thể chơi canh bạc Nga với an ninh của Đức", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong bài phát biểu vận động tranh cử vào cuối tuần qua.
Thủ tướng Scholz cam kết Đức "vẫn kiên định và bình tĩnh" trong việc hỗ trợ Ukraine.
Tuyên bố của Thủ tướng Scholz được đưa ra khi ông chỉ trích Friedrich Merz, ứng cử viên tiềm năng cho chức thủ tướng trong cuộc bầu cử liên bang năm tới. Ông Merz đã kêu gọi cung cấp tên lửa tầm xa Taurus của Đức cho Ukraine, nhưng với một số điều kiện nhất định.
Ông Merz cho rằng Đức nên đưa ra tối hậu thư cho Nga về việc ngừng tấn công các mục tiêu ở Ukraine và nếu Nga không tuân thủ, Berlin sẽ dỡ bỏ các hạn chế về tầm bắn của tên lửa Taurus, sau đó cung cấp tên lửa cho Kiev.
Thủ tướng Scholz, người đã nhiều lần phản đối việc gửi tên lửa Taurus đến Kiev vì sợ Đức bị lôi kéo vào cuộc xung đột, đã bác bỏ ý tưởng này.
Vào giữa tháng 11, Thủ tướng Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ cuối năm 2022, trong đó nhà lãnh đạo Đức kêu gọi Nga đàm phán với Ukraine để đạt được hòa bình công bằng và lâu dài, đồng thời nhấn mạnh rằng Berlin sẵn sàng hỗ trợ Kiev.
Về phần mình, Tổng thống Putin nhắc lại rằng cuộc xung đột là "hậu quả trực tiếp của chính sách gây hấn lâu dài của NATO nhằm tạo ra một bàn đạp chống Nga trên lãnh thổ Ukraine".
Đức từ lâu vẫn trì hoãn việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, trong khi Mỹ, Anh và Pháp đã cung cấp cho Kiev tên lửa ATACMS và Storm Shadow/Scalp. Tháng trước, Washington đã cấp phép cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga, trong khi Moscow cũng ghi nhận các cuộc tấn công bằng tên lửa Storm Shadow.
Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng động thái trên đồng nghĩa với sự tham gia trực tiếp của NATO và sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột, vì Ukraine không thể vận hành tên lửa nếu không có dữ liệu mục tiêu từ các nước phương Tây.
Sau khi Ukraine tiến hành một số cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Moscow đã trả đũa bằng một cuộc tấn công vào một cơ sở phòng thủ ở Dnepr bằng tên lửa siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mới.
Trang Zeit Online trích phát biểu của Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang Đức Bruno Kahl trước Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức ở Berlin ngày 27/11 nhận định Nga đang chuẩn bị cho cuộc xung đột với phương Tây.
Ông tin rằng quân đội Nga có đủ nguồn lực, nhân sự cho một cuộc xung đột với phương Tây vào cuối thập niên này.
Tuy nhiên, giám đốc tình báo Đức cho rằng, nếu kịch bản này xảy ra, đó sẽ là một hoạt động quy mô nhỏ, chứ không phải là một cuộc tấn công quy mô lớn vào các nước NATO ở châu Âu.
Ông giải thích, mục đích của Nga là khiến các cam kết an ninh tập thể theo Điều 5 của NATO trở nên vô hiệu và làm suy yếu NATO.
Trước đó, NATO và các quốc gia thành viên nhiều lần cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga. Tướng Christopher Cavoli, Tổng tư lệnh quân đồng minh châu Âu, tin rằng bất kể cuộc chiến ở Ukraine kết thúc như thế nào, quân đội Nga sau này cũng sẽ mạnh hơn hiện tại.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã bác bỏ đồn đoán Nga sắp tấn công NATO.
Theo RT" alt=""/>Thủ tướng Đức lên tiếng về đề xuất gửi tối hậu thư cho NgaKhách than khó check-in online, hãng bay ra khuyến cáo
Sự cố công nghệ quy mô toàn cầu diễn ra vào sáng nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng và doanh nghiệp sử dụng hệ điều hành Windows. Sự cố này đã ảnh hưởng tác động đến nhiều ngành quan trọng như ngân hàng, hàng không, viễn thông...
Theo CNA, sự cố trên liên quan đến hệ điều hành Windows và bắt nguồn từ công ty phần mềm an ninh mạng CrowdStrike. Công ty này là một trong những hãng bảo mật lớn nhất thế giới, chuyên cung cấp công cụ phát hiện và kiểm soát sự cố bảo mật. Công ty này cho biết họ ghi nhận nhiều sự cố hệ thống trên hệ điều hành Windows của Microsoft.
Hãng hàng không Vietjet Air ra khuyến cáo trên fanpage (Ảnh chụp màn hình).
Tại Việt Nam, AirAsia - hãng hàng không giá rẻ của Malaysia - mới đây phát đi thông tin là hệ thống đặt chỗ và làm thủ tục (check-in) của AirAsia đang bị ảnh hưởng vì hệ thống IT trên toàn cầu bị lỗi. Hãng cho biết "đang tích cực cải thiện sự cố" và cảm ơn sự thông cảm của khách hàng.
Tương tự, hãng hàng không Vietjet cũng lưu ý hành khách có kế hoạch di chuyển trong ngày hôm nay chủ động theo dõi thông tin tại mục "Chuyến bay của tôi" trên website, ứng dụng điện thoại và liên hệ tổng đài nếu cần hỗ trợ.
"Ảnh hưởng của lỗi hệ thống Microsoft là tình huống ngoài khả năng và mong muốn của hãng hàng không và khách hàng. Hãng hàng không xin chân thành cáo lỗi và mong hành khách thông cảm với tình huống đặc thù, bất khả kháng này", thông báo của hãng nêu.
Nhiều sân bay bị gián đoạn bởi sự cố sập mạng (Ảnh: ABC).
Chị Quỳnh Lam, nhân viên một phòng vé máy bay tại Hà Nội, cho biết chị vừa nhận được thông tin từ hãng hàng không Vietjet đang gặp trục trặc dẫn đến việc hệ thống không thể truy cập.
"Nhiều khách hàng hiện vẫn gặp lỗi khi check-in online, thanh toán hoặc xuất vé", chị Lam nói và chia sẻ rằng mình cũng đang cố gắng liên hệ hãng để hỗ trợ khách hàng.
Tại Malaysia, hành khách không thể làm thủ tục ký gửi hành lý cho chuyến bay của AirAsia tại sân bay quốc tế Kota Kinabalu ở bang Sabah (Malaysia).
Hàng loạt sân bay bị ảnh hưởng vì sập hệ thống máy tính toàn cầu
Tại sân bay Changi ở Singapore cũng xảy ra tình trạng tương tự. Các hãng bay phát đồ ăn nhẹ và nước đóng chai cho hành khách đang chờ đợi xếp hàng dài để làm thủ tục.
"Chúng tôi đang gặp sự cố với hệ thống làm thủ tục. Chúng tôi đang cố gắng khôi phục hệ thống nhanh nhất có thể. Xin lỗi vì sự bất tiện này", thông báo được phát đi tại sân bay.
Tương tự, tại sân bay Edinburgh của Anh, hành khách không thể sử dụng các máy quét thẻ lên máy bay tự động. Màn hình tại khu vực an ninh cũng hiển thị thông báo máy chủ ngoại tuyến, theo Reuters. Do đó, thẻ lên máy bay đang được tiếp viên kiểm tra thủ công.
Vé máy bay được viết tay tại sân bay Ấn Độ (Ảnh: X).
Tại Đức, các chuyến bay tại sân bay Berlin Brandenburg bị đình chỉ do "vấn đề kỹ thuật".
Sân bay Amsterdam Schiphol (Hà Lan), một trong những trung tâm hàng không bận rộn nhất châu Âu, cũng bị ảnh hưởng. "Sự cố này có ảnh hưởng đến các chuyến bay đi và đến Schiphol", phát ngôn viên cho biết, thêm rằng chưa rõ bao nhiêu chuyến bay bị ảnh hưởng.
Các hãng hàng không lớn của Mỹ bao gồm American Airlines, Delta Airlines và United Airlines cũng đã đưa ra thông tin ngừng bay vào sáng 19/7 (theo giờ địa phương). Frontier Airlines, hãng hàng không giá rẻ của Mỹ, cho biết sự cố kỹ thuật của Microsoft đã tạm thời ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
United Airlines cũng ra thông báo một sự cố phần mềm của bên thứ ba đang ảnh hưởng đến hệ thống máy tính trên toàn cầu. Hãng hàng không này bổ sung thêm rằng họ đang nỗ lực khôi phục các hệ thống , nhưng trong thời gian chờ đợi sẽ tạm dừng tất cả máy bay ở sân bay khởi hành.
Ông Pete Buttigieg, bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ, cho biết bộ đang theo dõi các vấn đề hủy và hoãn chuyến bay, đồng thời nói thêm rằng cơ quan này sẽ yêu cầu công ty và tất cả hãng hàng không khác có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của hành khách.
Microsoft cho biết tình trạng ngừng hoạt động của họ liên quan đến dịch vụ đám mây. Công ty cho biết họ cũng đang điều tra một sự cố ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng và dịch vụ Microsoft 365.
Theo Reuter, CNA, ABC" alt=""/>Windows lỗi "màn hình xanh" diện rộng: Vietjet, AirAsia khuyến cáo kháchTheo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều chuyến bay trong ngày hôm nay (31/8) bị lùi giờ kéo dài nhiều giờ khiến nhiều hành khách mệt mỏi, thấp thỏm ngóng đợi giờ bay mới.
Trên bảng điện tử thông tin chuyến bay, hàng loạt chuyến bay nhấp nháy thông tin chậm chuyến, đổi cửa...
Chị Phương Minh, hành khách bay chuyến VN250 đi Hà Nội, cho biết, chị vừa có chuyến công tác dài ngày tại TPHCM và sẽ bay về Hà Nội để nghỉ lễ cùng gia đình. Tuy nhiên, đến khi ra tới sân bay chị lại nhận được thông tin rằng máy bay sẽ khởi hành chậm 20 phút vì lý do thời tiết.
Trước đó, chuyến VN248 của Vietnam Airlines có giờ bay ban đầu là 14h30 nhưng bị lùi đến 15h.
Hành khách ngồi chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều 31/8 (Ảnh: Bảo Anh).
Các chuyến bay khác từ TPHCM đi những điểm du lịch nổi tiếng cũng gặp tình trạng tương tự. Chuyến VJ1638 đi Đà Nẵng của Vietjet Air bị lùi 2 tiếng từ 14h55 xuống 16h55.
Chuyến bay VJ214 của Vietjet Air đi Vinh bị lùi từ trưa đến chiều. Giờ bay ban đầu là 12h50 nhưng delay tới 15h45. Chuyến VJ 1638 bị delay gần 3 tiếng .
Hay như chuyến VJ216 của Vietjet Air đi Vinh cũng delay một mạch từ 11h25 đến 16h10, tức chậm tới gần 5 tiếng. Hãng cũng có chuyến VJ282 đi Hải Phòng bị delay hơn 4 tiếng từ 16h10 xuống 20h50.
Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ đón gần 500.000 lượt khách và hơn 2.800 lượt chuyến bay, tăng 8% so với ngày thường.
Ngày cao điểm nhất, sân bay dự kiến phục vụ hơn 125.000 lượt khách với 730 chuyến bay. Con số này cao hơn so với mức trung bình ngày thường là khoảng 110.000 khách và 660 chuyến bay.
" alt=""/>Khách ở sân Tân Sơn Nhất thấp thỏm chờ giờ bay do nhiều chuyến lùi giờ