- Nhiều thí sinh chưa cân nhắc kỹ đã chiều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, dẫn tới mất tới mất oan 2-3 điểm khi đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký nhầm ngành.Ông Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết, trong những ngày qua trường ghi nhận nhiều thí sinh vội vàng điều chỉnh nguyện vọng dẫn đến mất oan điểm.
Cụ thể đăng ký vào ngành xét tuyển nhiều tổ hợp nhưng thí sinh không biết lựa chọn tổ hợp môn có điểm cao mà lựa chọn tổ hợp môn có điểm thấp để đăng ký.
“Một thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo nhóm khối D có nhiều tổ hợp. Thế nhưng khi điều chỉnh nguyện vọng lại chỉnh tổ hợp môn đạt điểm cao thành tổ hợp có điểm thấp hơn. Khi phát hiện ra nhầm lẫn thì đã gửi phiếu điều chỉnh nguyện vọng đi rồi và không có còn cơ hội để chỉnh lại vì quy chế chỉ được phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng một lần. Trong trường hợp này do tổ hợp có môn chính nhân đôi, nếu chọn đúng tổ hợp thì điểm của thí sinh này có thể đạt tới 28-29 điểm, tuy nhiên em lại đăng ký tổ hợp khác nên chỉ còn 25 điểm, nên mất tận 3 điểm”- ông Hà cho biết.
|
Phụ huynh thắc mắc điều chỉnh nguyện vọng tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Cũng theo ông Hà, trường cũng nhận được nhiều cuộc gọi của thí sinh thắc mắc đã thao tác sai khi đăng ký trực tuyến nên rất hoang mang. Bên cạnh đó, nhiều thí sinh nghĩ cách tuyển sinh giống năm ngoái được thay đổi nhiều lần nên không đăng ký hết số nguyện vọng mà các em mong muốn để mất cơ hội vì vậy thí sinh khi điều chỉnh nguyện vọng dù đăng ký trực tuyến hay đăng ký bằng phiếu phải kiểm tra thật kỹ tổ hợp môn nào có điểm cao nhất thì đăng ký. Ngoài ra phải kiểm tra mã ngành, mã trường đặc biệt là ngành có nhiều tổ hợp môn. Vì mỗi tổ hợp môn sẽ mức điểm sẽ khác nhau, nếu không chọn đúng tổ hợp điểm thấp thì thí sinh bị ảnh hưởng đến kết quả đặc biệt là trong thời gian còn lại.
Ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết, trong những ngày điều chỉnh nguyện vọng đã phải chứng kiến nhiều chuyện “cười ra nước mắt” của thí sinh xuất phát từ việc chưa hiểu rõ và đọc kỹ quy chế.
Cụ thể, nhiều thí sinh phải tới trường điều chính nguyện vọng do không chọn được ngành trên hệ thống của Bộ GD-ĐT cung cấp, ngược lại một số thí sinh lại chọn ngành mà trường không có.
Nhiều thí sinh không biết có thể thay thế ngành khác vào ngành đã đăng ký nên chỉ thay đổi thứ tự ngành đã đăng ký mà không thay đổi ngành mình yêu thích.
Các em cũng không dám đăng ký thêm ngành vì nghĩ không được nên mất cơ hội đăng ký vào những ngành phù hợp.
Nhiều phụ huynh, thí sinh gọi điện đến đường dây nóng của trường đến lo lắng là không biết lấy gì làm bằng chứng đảm bảo cho việc thay đổi nguyện vọng trực tuyến nên quyết định đăng ký bằng phiếu cho chắc.
Có nhiều thí sinh đăng ký trực tuyến tại trường chứ không thay đổi trên hệ thống của Bộ GD-ĐT.
Phía trường không có trực tuyến thì bị phụ huynh và học sinh phản ánh "làm khó".
Thế nhưng khi tới trường thay đổi nguyện vọng lại “đòi” nộp luôn phiếu điểm để đi học vì nghĩ rằng điểm “sàn” là điểm trúng tuyển.
Thậm chí có phụ huynh học sinh ở tỉnh nhưng lại tới tận trường đòi đổi nguyện vọng bắng phiếu mà không biết phải về nơi đăng ký dự thi để đăng ký.
Đặc biệt, nhiều em có mức điểm không quá cao đã nhắm khả năng đăng ký xuống cả bậc cao đẳng nhưng lại không nắm rõ cách thức đăng ký xét cao đẳng năm nay như thế nào mà cứ đổ xô vào đăng ký”- ông Sơn kể.
Cũng theo ông Sơn, mỗi ngày trường nhận được hơn 700 câu hỏi của thí sinh liên quan đến các vấn đề như ngành nghề, tổ hợp xét tuyển, cách thức điều chỉnh nguyện vọng... do chưa hiểu kỹ. Nhiều thí sinh gửi phiếu trực tuyến đi rồi gọi tới trường khóc nức nở vì muốn điều chỉnh lại.
|
(Ảnh Lê Văn) |
Ông Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thì cho biết, để giải đáp thắc mắc cho thí sinh, trường đã phải dùng bốn đường dây nóng. Cac câu hỏi của thí sinh chủ yếu là điều chỉnh nguyện vọng như thế nào, điểm chuẩn thế nào, tổ hợp này có được hay không
“Chúng tôi đã khuyên thí sinh phải thật sự cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng thế nhưng vẫn có nhiều em vội vàng. Việc thí sinh mất điểm khi điều chỉnh nguyện vọng là do chưa có trách nhiệm với chính điểm thi của mình nên không biết lựa chọn tổ hợp có tổng số điểm nhất để đăng ký xét tuyển vào ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển”- ông Đương cho biết.
Còn ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM thì cho biết, nhiều thí sinh chưa hiểu cách thức xét tuyển năm nay nên vẫn đến trường để điều chỉnh nguyện vọng thay vì điều chỉnh trực tuyến hoặc điều chỉnh bằng phiếu tại các địa phương các em đã nộp hồ sơ.
Vì vậy, phía nhà trường phải hướng dẫn các em về điều chỉnh trực tuyến hoặc đến nơi nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh cho phù hợp.
“Một thí sinh ở miền Trung gọi tới trường hỏi muốn điều chỉnh lại thứ tự ưu tiên các ngành có được không, vì em đăng ký nguyện vọng vào trường nhưng lại để ưu tiên một là chương trình liên kết quốc tế có học phí cao hơn chương trình đại trà. Trong khi đó điểm thi của em có thể vào học chương trình đài trà nhưng lại để ưu tiên sau. Chúng tôi rất tiếc cho em vì bất cẩn và vội vàng nhưng quy chế phải thực hiện. Chúng tôi chỉ băn khoăn là em ở vùng nghèo khó, đủ điểm học một chương trình có mức phú thấp hơn nhưng lại phải học ở chương trình có mức phí cao”- ông Lý cho biết.
Ông Lý đưa ra lời khuyên việc điều chỉnh nguyện vọng năm nay khác hai năm trước, dù ngày cuối cùng điều chỉnh trực tuyến nhưng thí sinh nên bình tĩnh, tự tin với lựa chọn của mình.
Khác với năm 2015 thí sinh và các trường không biết chi tiết số lượng đăng ký xét tuyển vào các ngành, do đó thí sinh cần căn cứ vào điểm sàn của trường và điểm chuẩn các năm trước để có lựa chọn của mình.
Đặc biệt, có nhiều thí sinh với tâm lý để ngày cuối cùng với hy vọng có thêm thông tin điều chỉnh cần hết sức thận trọng, điều chỉnh đúng quy chế, tránh sai sót không đáng do mình tạo ra.
Lê Huyền
" alt="Tuyển sinh đại học 2017: Cảnh báo những nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển"/>
Tuyển sinh đại học 2017: Cảnh báo những nhầm lẫn khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
- Bộ GD-ĐT khẳng định không có quy định "từ chối" bác sĩ nội trú thi tiến sĩ đồng thời cũng chưa nhận được kiến nghị của Bộ Y tế về việc này.Trước đó, cho rằng quy định của Bộ GD-ĐT từ chối đối tượng là bác sĩ nội trú thi nghiên cứu sinh, Hội đồng Hiệu trưởng Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học y dược Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Bộ Y tế đồng thuận đề xuất với Bộ GD-ĐT cho phép những người có bằng bác sĩ nội trú được dự xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ như những người có bằng thạc sĩ.
Sự việc bắt đầu từ Quy định tại Thông tư số 08 ban hành năm 2017 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GD-ĐT quy định đối tượng dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ chỉ dành cho những người có bằng thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên.
|
Các trường đào tạo y dược cho rằng người có bằng bác sĩ nội trú cần được thi nghiên cứu sinh như những người có bằng thạc sĩ. Ảnh minh họa. |
Theo các trường ĐH y dược thì bác sĩ nội trú là những người được đào tạo với khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành nhiều hơn so với số lượng tín chỉ quy định cho đào tạo trình độ thạc sĩ.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH y dược đào tạo hệ bác sĩ nội trú trong nhiều năm vừa qua nhưng không được cấp bằng thạc sĩ (do Bộ GD-ĐT cấp).
Do đó, các trường ĐH y dược cho rằng, Bộ GD-ĐT cần cho phép bác sĩ nội trú được dự tuyển tiến sĩ để đảm bảo quyền lợi về học tập và nghiên cứu cho nhóm đối tượng này.
Không “từ chối” bác sĩ nội trú thi nghiên cứu sinh
Trả lời VietNamNetvề vấn đề này, ông Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ hiện hành không “từ chối” nhóm đối tượng bác sĩ nội trú.
“Tất cả các bác sĩ nội trú nếu đảm bảo các quy định tại Điều 5 về điều kiện tuyển sinh của quy chế này (có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ) đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ” – ông Việt khẳng định.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế thì những người tốt nghiệp đại học chính quy từ bằng khá trở lên có thể thi bác sĩ nội trú.
Trước câu hỏi, liệu Bộ GD-ĐT có sửa đổi quy chế này theo đề xuất của các trường ĐH y dược hay không, ông Việt cũng cho biết, cho tới hiện tại, Bộ GD-ĐT chưa nhận được bất cứ đề xuất nào của Bộ Y tế về vấn đề này.
Trong khi đó, trước khi ban hành Thông tư 08 Bộ GDĐT đã rà soát các văn bản liên quan trong đó có Thông tư liên tịch 30/2003/TTLT-BGDĐT-BYT.
Bộ GD-ĐT cũng đã đồng thời công bố công khai dự thảo trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để các cơ sở đào tạo tiến sĩ, các tổ chức xã hội và cá nhân quan tâm có ý kiến góp ý, gửi công văn và xin ý kiến một số bộ, ngành, bao gồm cả Bộ Y tế.
“Bộ Y tế đã có ý kiến góp ý tại công văn 130/K2ĐT-ĐH ngày 22/2/2017” – ông Việt cho hay. “Do đó chúng tôi chưa đặt vấn đề sửa đổi, bổ sung Thông tư 08 tại thời điểm này”.
Bác sĩ nội trú vẫn được cấp bằng thạc sĩ nếu đủ điều kiện
Đối với vấn đề hệ đào tạo bác sĩ nội trú của các trường y dược duy trì trong nhiều năm nhưng không được Bộ GD-ĐT cấp bằng thạc sĩ, ông Việt lý giải, từ năm 2003, Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 30 hướng dẫn việc chuyển đổi có điều kiện các văn bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và bác sĩ nội trú đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo hệ thống giáo dục quốc dân
Điều kiện là thiếu môn gì đầu vào thi môn đó, thiếu môn nào học môn đó, bảo vệ luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ theo quy chế.
Trên thực tế, nếu trường nào đào tạo bác sĩ nội trú nằm trong tổng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ vẫn được Bộ GDĐT cấp bằng thạc sĩ khi học viên học bổ sung đầy đủ chương trình đào tạo thạc sĩ và bảo vệ luận văn thạc sĩ (như Trường ĐH Y Dược TP. HCM).
Trong một số cuộc họp với lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đề nghị 2 Bộ cần tổng kết và đánh giá toàn bộ việc thực hiện Thông tư 30 nhưng tới nay vẫn chưa thực hiện được. Do vậy, việc chuyển đổi từ bác sĩ nội trú sang thạc sĩ vẫn được thực hiện theo thông tư này.
Lê Văn
" alt="Bộ Giáo dục nói gì về việc “từ chối” bác sĩ nội trú thi tiến sĩ"/>
Bộ Giáo dục nói gì về việc “từ chối” bác sĩ nội trú thi tiến sĩ