当前位置:首页 > Bóng đá

Một năm sóng gió của giáo dục

- 2014 là năm sóng gió với nhiều thay đổi trong dự kiến lẫn bất ngờ không tính trước của lĩnh vực giáo dục.

1. Thông qua đề án “đổi mới chương trình và sách giáo khoa”

Đã được thống nhất từ Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm 2013,ộtnămsónggiócủagiáodụlịch epl nhưng hành trình qua cửa pháp lý Quốc hội của đề án "đổi mới chương trình và sách giáo khoa" của ngành giáo dục và đào tạo khá gian nan.

{ keywords}

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Lần này làm sách theo cách mới, theo cách tiếp cận phát triển năng lực chứ không làm như những lần trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Chúng tôi dự báo 2 khả năng có thể xảy ra". Ảnh: Bình Minh

Tháng 4/2014, tại phiên họp Thường vụ Quốc hội, khi Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời con số khái toán cho đề án là 34.275 tỷ đồng, lập tức đề án gây xôn xao dư luận. GS Hoàng Tụy nói "Hy vọng tôi không nghe nhầm", còn TS Giáp  Văn Dương nói"trận đánh lớn đang vỡ".  Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sau đó đã giải thích con số này là do sơ xuất trong tính toán. Kế hoạch trình đề án ra Quốc hội vào tháng 5 bị hoãn lại.

Tới phiên họp Quốc hội cuối năm, Bộ trưởng xuất hiện trong ngày 20/11, giải thích "làm sách giáo khoa không vì lợi ích nhóm", “không có chuyện đá bóng, thổi còi”. Sau một số phản biện bày tỏ sự chưa an tâm, Quốc hội đã thông qua đề án với 88,22% đại biểu tán thành.

2. Kỳ thi THPT quốc gia

Hai kỳ thi lớn (tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào ĐH) diễn ra vào gần thời điểm, dành cho học sinh lớp 12 đã được quyết định “chỉ còn một”. Đó là tinh thần của "kỳ thi THPT quốc gia năm 2015".

{ keywords}
Kiểm tra hồ sơ thí sinh tại Trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh: Văn Chung

Trước khi đi đến kết luận cuối cùng, tranh cãi đã diễn ra tưng bừng. Đáng chú ý nhất vẫn là ý tưởng, nếu phải bỏ một trong hai kỳ thi, thì nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà thay vào đó là xét tuyển học bạ. Đến ngày 9/9, Bộ GD-ĐT công bố, sẽ tổ chức kỳ thi này theo các cụm trung ương và địa phương, kèm theo nhiều giải pháp kỹ thuật mới. Quy chế cho kỳ thi này sẽ được chốt vào cuối năm nay.

3. Đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét

2014 cũng là năm ở mảng giáo dục tiểu học có nhiều thay đổi. Đáng lưu ý nhất là Thông tư 30 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10 về cách đánh giá học sinh. Thay vì cho điểm thường xuyên, nhà trường sẽ cho vào các đợt cuối mỗi kỳ học; các giáo viên tăng cường đánh giá sự tiến bộ của học sinh bằng nhận xét. Để hỗ trợ cho giải pháp này, có nhiều giải pháp đi kèm như cấm lập đội tuyển học sinh giỏi tiểu học, không thi tuyển sinh vào lớp 6…

{ keywords}
Tập huấn Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học tại Nghệ An. Ảnh: Hạ Anh

Dù đã “thử nghiệm” cách đánh giá mới đối với học sinh lớp 1 từ năm học trước, nhưng đến năm học này, quyết định cách đánh giá mới áp dụng trên toàn cấp tiểu học vẫn là một thay đổi lớn khiến không ít phụ huynh và cả giáo viên chưa kịp thích ứng.

Được đánh giá “có tinh thần nhân văn”, ‘chuyển hướng đánh giá từ số đông sang từng cá nhân” theo lý thuyết đánh giá giáo dục tiến bộ, nhưng khi vào thực tế, chủ trương này ban đầu vấp phải sự lúng túng ban đầu do thực tiễn ở nhiều nơi lớp học đông, lao động người thầy lớn, tâm lý phụ huynh vẫn nặng về đánh giá điểm số.

 4.Dự thảo mỗi học sinh một máy tính bảng

Trong “trận đánh lớn” đổi mới giáo dục, không phải mục tiêu nào cũng chạm tới và câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục dự kiến triển khai ở TP.HCM bất thành là một ví dụ.

{ keywords}

Bà Lê Thị Ngọc Điệp: Kinh phí cần được tính kỹ, nhất là phải tính sao để phụ huynh được trả góp dài hạn. Ảnh: Lê Huyền

 Ngày 18/8, thông tin từ hội thảo “đề án thí điểm mô hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014 - 2015” cho thấy, đề án này cần 4.000 tỷ đồng để thực hiện, từ ngân sách thành phố và nguồn xã hội hóa, hơn 330.000học sinh là đối tượng thụ hưởng.

Theo đề án, toàn bộ chương trình SGK hiện tại sẽ được đưa vào SGK theo công nghệ 3D, được cài đặt vào thiết bị máy tính bảng để học sinh và giáo viên sử dụng.

Đã có một số đơn vị kinh doanh đang thực hiện dự án sách giáo khoa điện tử, tuy nhiên đề án đặc biệt này khi "trình làng" lại vấp ngay sự phản ứng của dư luận. Dè dặt nhất là các ý kiến "chỉ nên thí điểm ở diện hẹp", lo lắng hơn là "gánh nặng ngân sách và xã hội hóa đều lớn", dữ dội nhất là những câu hỏi: liệu ứng dụng phương pháp này có thực sự hữu ích hay hiệu quả ngược lại, đối với học sinh ở cấp tiểu học, nguy cơ "ảo hóa" con người,v.v? Cùng hàng loạt câu hỏi khác chưa được giải đáp thỏa đáng, đến nay, đề án vẫn đang dừng lại ở…dự thảo.

 5.Day tiếng Anh tích hợp

Một chương trình giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường ở TP.HCM nhưng được đông đảo bạn đọc cả nước quan tâm, do nhu cầu về học tiếng Anh trong giáo dục hiện nay rất lớn.

TP.HCM triển khai thực hiện đề án“Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp chương trình quốc gia Anh và chương trình Việt Nam”.Đây là chương trình (do công ty EMG trung gian) thay thế cho chương trình tiếng Anh Cambridge đang thực hiện ở một số trường (chương trình do đơn vị CIE trực tiếp thực hiện).

{ keywords}
Họp báo chất vấn sự thay đổi chương trình đột ngột. Ảnh: Lê Huyền

Việc dừng đột ngột này vấp phải sự phản đối của dư luận, về cách làm việc chưa chuyên nghiệp của cơ quan quản lý, cũng như những nghi vấn "làm ăn" phía sau. Sau một thời gian căng thẳng và "tạm ngưng", đến tháng 10/2014, Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn tiếp tục thực hiện chương trình này. Chương trình tiếng Anh tích hợp nói trên do Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn, được Hội đồng khoa học của Bộ GD-ĐT thẩm định.

6.Hiệu trưởng bị tố cáo đạo văn

Luận án phó tiến sĩ khoa học Toán – Lý của PGS.TS NguyễnCảnh Lương, phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bảo vệ năm 1996 bị ‘tố’đã chép lại gần 100% nhiều nội dung trong luận án Phó tiến sĩ Khoa học của PGS.TS Đặng Văn Khải, được bảo vệ trước đó 10 năm (1986).

{ keywords}

Ảnh chụp trang trang 50 luận án của PGS. Nguyễn Cảnh Lương có nêu Định lý 2.2.3 (Tương tự công thức tích phân Cauchy). Ảnh: Văn Chung.

Bộ GD-ĐT sau đó xác định nội dung tố cáo "đúng một phần", không đủ cơ sở để kết luận ông Nguyễn Cảnh Lương không trung thực và không thu hồi học vị tiến sĩ. Đồng thời, Bộ cũng xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; quy địnhchặt chẽ trách nhiệm của cơ sở đào tạo, của hội đồng chấm luận văn, luận án vàchế tài xử lý vi phạm đối với hành vi sao chép luận văn, luận án.

7.Trường ĐH kiện giáo sư Việt kiều

Không tìm được tiếng nói chung, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đệ đơn lên tòa án quận 9 (TP.HCM) đề nghị GS Nguyễn Đăng Hưng, đối tác trong hợp đồng lao động có thời hạn từ năm 2012 – 2015, yêu cầu bồi thường chi phí 461 triệu đồng và phải đăng tin xin lỗi, cải chính về một số thông tin GS đưa ra.

{ keywords}
GS Nguyễn Đăng Hưng, từng công tác nhiều năm tại trường ĐH của Bỉ. Ảnh: Lê Huyền

Sự việc xoay quanh sự ra đời của Tạp chí Asian PacificJournal of Computational Enginneering (APJCEN), - một ấn phẩm khoa học trực tuyến dạng mở  “đón” nhu cầu củanhững người làm nghiên cứu trong các trường đại học ở VN (cần có nhiều bài báo đăng tải ở tạp chí khoa học quốc tế).

ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng Tổng biên tập của tạp chí phải là hiệu trưởng của trường, trong khi quá trình xúc tiến ra tờ báo, theo thông lệ quốc tế - cũng như trong thực tiễn đã xảy ra, thì Tổng biên tập của tạp chí hiện là GS Nguyễn Đăng Hưng. Diễn tiến tiếp theo là tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án dân sự này.

8. Cổ đông đòi thay thế hiệu trưởng

  { keywords}

Phiên họp đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2/8. Ảnh: Lê Huyền

Mâu thuẫn của “hai phe” được diễn giải là do sự bất đồng về mục tiêuphát triển mô hình nhà trường. Trong khi hiệu trưởng xác định mô hình “trườngtư phi lợi nhuận”, thì phần lớn cổ đông cho rằng nhà trường vẫn hoạt động theomô hình “lợi nhuận”.

17 ngày sau đó, Sở GD-ĐT TP.HCM  thông báo chưa công nhận Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH Hoa Sen tại đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào ngày 2/8.

Sự việc diễn ra ở Trường ĐH Hoa Sen – một trường ĐH tư có tuổi đời hơn 20, xác lập được vị trí nhất định trong giáo dục ngoài công lập ở VN – đã dấy lên trong dư luận các trao đổi về mô hình phát triển nào phù hợp cho giáo dục tư thục của Việt Nam: lợi nhuận hay phi lợi nhuận.

Đến cuối năm 2014, với Điều lệ trường Đại học do Chính phủ ban hành (ngày 10/12), một số quan điểm mới về trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam đã được ban hành.

9. Hơn 500 học sinh không đến trường trong 3 tháng

Sự việc xảy ra sau khi khai giảng năm học mới và đến nay, khi học sinh các nơi đang chuẩn bị thi học kỳ 1 thì vẫn chưa chấm dứt. Đó là chuyện ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

{ keywords}

Tại một buổi đối thoại, người dân bức xúc khi sáp nhập trường mà không được hỏi ý kiến. Ảnh: Văn Đức.

Từ năm học 2014-2015, 247 học sinh Trường THCS Hương Bình sáp nhập vào một trong hai trường cùng huyện. Bày tỏ sự phản đối, dù không liên quan gì tới việc sáp nhập, phụ huynh có con em đang theo học tại trường mầm non và tiểu học của xã Hương Bình cũng không cho học sinh tới lớp. Không những thế, người dân còn căng lều, dựng bạt để thể hiện thái độ.

Cuộc "đấu tranh cam go" đến mức có lúc con số học sinh bị nghỉ học lên tới gần 600 em.

Sau nhiều lần đối thoại và sử dụng các chính sách hỗ trợ bất thành, chính quyền đã áp dụng các biện pháp như cách chức Phó Chủ tịch HĐND xã, cho hiệu trưởng tạm nghỉ việc để vận động cháu tới trường, và mạnh tay hơn là bắt giữ những người được cho là "đứng đầu việc tổ chức phản đối".

Tại nhiều địa phương hiện nay đã và đang thực hiện chủ trương sáp nhập trường học. Câu chuyện của Hà Tĩnh vừa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhắc tới khi làm việc ở Thái Bình: “Sáp nhập trường không có nghĩa là xóa trường. Phải làm thận trọng, lấy bài học ở Hà Tĩnh để rút kinh nghiệm cho các trường khác”.

  • Hạ Anh

分享到:

相关推荐