Julian Assange, người trốn trong Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) 7 năm qua, đã bị bắt ngày 11/4. Ông từng khẳng định trong một thời gian dài rằng Washington muốn ông vào tù vì đã công bố những thông tin mật của chính phủ Mỹ. |
hà sáng lập WikiLeaks Julian Assange. (Ảnh: Reuters) |
Khi Bộ Tư pháp đưa ra cáo buộc với ông Assange ngày 11/4, tài liệu này cho rằng nhà sáng lập WikiLeaks đã giúp sĩ quan tình báo trong quân đội Mỹ Chelsea Manning bẻ khóa mật khẩu để đánh cắp dữ liệu. Nếu Assange bị dẫn độ từ Anh, ông sẽ bị tuyên mức án cao nhất là 5 năm tù.
Một quan chức Mỹ nhận định với CNN rằng Bộ Tư pháp đang muốn tăng thêm các tội danh đối với Assange. Hiện chưa rõ liệu các cáo buộc với ông có liên quan đến việc WikiLeaks công khai các tài liệu mật hay không. Bất kể phải đối mặt với tội danh nào thì Assange và WikiLeaks đều đã khiến chính phủ Mỹ phải "đau đầu" một thời gian dài với những thông tin mật đã công bố.
Các tài liệu của Chelsea Manning
Đầu năm 2010, sau khi trò chuyện với Assange một vài tháng, Chelsea Manning đã tiết lộ 750.000 trang tài liệu và rò rỉ những thông tin mật về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan và Iraq cho WikiLeaks.
Tháng 4 năm đó, WikiLeaks đã đăng tải một video do Manning cung cấp cho thấy các công dân Iraq và các nhà báo nước này thiệt mạng khi bị một trực thăng của quân đội Mỹ tấn công hồi năm 2007. Tổ chức Bác sĩ không biên giới bình luận video này đã mô tả "một tội ác chiến tranh".
Một tháng sau đó, tháng 5/2010, ông Manning đã bị bắt giữ và đối mặt với 20 tội danh. Tháng 1/2017, khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sắp kết thúc, WikiLeaks đã đăng tải một tweet đề xuất dẫn độ Assange tới Mỹ nếu Chelsea Manning được khoan hồng.
Mặc dù ngay hôm sau đó, Tổng thống Obama thông báo sẽ giảm tội danh cho Manning nhưng Assange vẫn tị nạn ở Đại sứ quán Ecuador.
Rò rỉ thư điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ
Năm 2010, WikiLeaks bắt đầu công khai một lượng lớn các bức thư điện tử của Bộ Ngoại giao Mỹ với các thông tin từ khoảng 270 Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Mỹ. Những tài liệu này cũng tiết lộ nhiều thông tin mật liên quan đến bà Hillary Clinton – người khi đó Ngoại trưởng Mỹ.
Strafor
Cuối tháng 12/2011, một nhóm hacker nặc danh tự xưng là Anonymous đã tấn công Stratfor - một công ty tình báo tư nhân tại Austin thường bán các thông tin tình báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ và các khách hàng khác. Sau đó, nhóm hacker này đã chuyển các thông tin này cho WikiLeaks công bố.
Cơ quan Tình báo Liên bang Mỹ (FBI) đã tìm ra nhóm hacker này và thành viên Jeremy Hammond của nhóm, một nhà hoạt động chính trị tại Chicago, phải lĩnh mức án 10 năm tù giam.
TPP
Năm 2015, chính quyền Tổng thống Obama hối thúc 12 nước chủ yếu ở Thái Bình Dương ký kết hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một thỏa thuận thương mại lớn gây tranh cãi được cho là một chiến lược của Mỹ nhằm tăng cường vị thế để đối trọng với Trung Quốc tại khu vực.
WikiLeaks đã thu thập dữ liệu và công khai các chương nội dung dự kiến trong TPP gây ra những tranh cãi trái chiều. 3 ứng viên Tổng thống tiềm năng thời điểm đó là Donald Trump, Bernie Sanders và Hillary Clinton đều thể hiện rằng họ phản đối thỏa thuận này. Đến năm 2017, Tổng thống Trump đã chính thức rút Mỹ khỏi TPP và các quốc gia còn lại vẫn ký kết một bản thỏa thuận mà không có Mỹ.
Vụ rò rỉ thư điện tử của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ
Theo các cáo buộc từ văn phòng công tố viên đặc biệt Robert Mueller, các quan chức tình báo quân sự Nga đã bẻ khóa và tải xuống các tài liệu từ các máy chủ của đảng Dân chủ và một hacker tên là Guccifer 2.0 đã công khai một số tài liệu này trong suốt chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Guccifer 2.0 sau đó chuyển các thông tin này cho WikiLeaks, hai bên đã gặp một số khó khăn trong việc chuyển giao dữ liệu cho tới ngày 22/7/2016, WikiLeaks đã đăng tải dữ liệu về các email của đảng Dân chủ.
Julian Assange nhận định với CNN rằng việc công khai các email này trùng với thời điểm bắt đầu diễn ra Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ. 20.000 email được công khai dường như cho thấy ủy ban đảng Dân chủ đang "thiên vị" bà Clinton hơn so với ông Sanders trong cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống Mỹ.
Sau đó, vào tháng 10/2016, WikiLeaks tiếp tục đăng tải hàng chục nghìn email của người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Clinton là ông John Podesta.
Ông Mueller đã cáo buộc 12 điệp viên Nga đứng đằng sau vụ xâm nhập và công khai các email này vào tháng 7/2018 mặc dù không có ai bị bắt giữ và Nga cũng không có động thái nào sẽ dẫn độ công dân.
“Quả bom” Vault 7 tiết lộ thông tin mật về CIA
Suốt năm 2017, WikiLeaks đã công khai một số tệp tài liệu mật của CIA với những thông tin chi tiết về một số công cụ theo dõi tinh vi của cơ quan này.
Tháng 6/2018, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội sĩ quan Josh Schulte của CIA làm rò rỉ các thông tin quốc phòng quốc gia sau khi ông này liên quan đến một cuộc điều tra khác về khiêu dâm trẻ em. Schulte vẫn chưa nhận tội và vụ án vẫn đang được làm rõ.
Theo VOV
" alt="Những 'quả bom' WikiLeaks khiến chính phủ Mỹ 'đau đầu'"/>
Những 'quả bom' WikiLeaks khiến chính phủ Mỹ 'đau đầu'
Năm 1953, Konon Molody – dưới cái tên Gordon Lonsdale lên một tàu buôn Liên Xô lần lượt qua Canada, Mỹ rồi đến London. Tại đây, nhà tình báo 31 tuổi khởi nghiệp kinh doanh bằng việc mở các công ty bán và cho thuê máy hát, máy đánh bạc; bán rượu, cà phê cho các hộp đêm, câu lạc bộ.Công việc kinh doanh phất nhanh như diều gặp gió, ông trở thành triệu phú, sở hữu đến 8 ôtô vào loại sang nhất lúc bấy giờ, một biệt thự ở ngoại ô, một số phòng trong các khách sạn sang trọng ở thủ đô London. Nhờ những thành công trong việc phát triển hoạt động thương mại mà Gordon Lonsdale được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ.
Năm nào vị thương gia này cũng có những kỳ nghỉ xa xỉ ở quần đảo Bahamas hoặc Canari, Karlovy Vary ở Tiệp Khắc, Zagreb ở Nam Tư, hoặc Budapest của Hunggary. Nhưng thực chất, Gordon Lonsdale bí mật đến những nơi này để báo cáo, trao đổi với đại diện của trung tâm KGB từ Moscow đến về công việc hoạt động của lưới điệp báo Portland do ông chỉ huy.
Gordon Lonsdale, tức Konon Molody, là một trong những tình báo viên thành công nhất trong lịch sử KGB. Lưới điệp báo Portland do ông điều hành đã thu thập được rất nhiều thông tin quan trọng về các căn cứ không quân và hải quân của Anh và Mỹ, kết quả nghiên cứu của Anh trong vận hành lò phản ứng hạt nhân dùng trong tàu ngầm và chế tạo vũ khí sinh học.. giúp Liên Xô tiết kiệm được hàng tỉ đôla trong nghiên cứu chế tạo vũ khí mới.
 |
Điệp viên Molody (đứng giữa) cùng 2 điệp viên Ashot Akopyan và Rudolf Abel. Ảnh: espionagehistoryarchive |
Điều thú vị là chuyên gia mật mã của hải quân Anh là Harry Houghton được Molody tuyển mộ, thậm chí còn không biết được mình đang bán những bí mật trên cho tình báo Liên Xô, mà chỉ nghĩ đang “làm ăn” với tình báo Mỹ, vốn là một đồng minh thân cận của Anh nên không có gì là quá nghiêm trọng.
Trong số thành viên của Porland có vợ chồng người Mỹ Peter và Helen Kroger (hay còn gọi là Morris và Leontina Cohen), là những chiến sĩ của Lữ đoàn quốc tế mang tên Lincoln tham gia chiến đấu chống nhà độc tài Tây Ban Nha Franco những năm 1937-1938. Hai người được tình báo Liên Xô tuyển dụng vào năm 1938.
Từ năm 1945, ông bà Kroger trở về Mỹ và tiếp tục cộng tác với tình báo Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Rudolf Abel. Năm 1954, họ được cử sang Anh hoạt động với vai trò trợ giúp và làm liên lạc cho Gordon Lonsdale. Với sự giúp đỡ của Gordon Lonsdale, họ mua một căn nhà nhỏ cách căn cứ không quân Norhalt ở ngoại ô London 2km và xây dựng một phòng điện đài (bề ngoài là một hiệu sách cũ) để liên lạc với Moscow.
Gordon Lonsdale thường xuyên đến đây để đọc và trao đổi sách nhưng thực chất là để truyền đạt các chỉ thị của KGB và nhận các tài liệu mật từ vợ chồng Kroger.
Năm 1959, mạng lưới tình báo Portland bắt đầu bị lộ do một sĩ quan tình báo Ba Lan có mật danh Sniper (“Xạ thủ”) phản bội và cung cấp thông tin cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), để rồi CIA báo cho Cơ quan Tình báo nội địa MI-5 của Anh giăng lưới bắt. Đầu tháng 1/1961, Gordon Lonsdale và các điệp viên Harry Houghton, Elizabeth Gee bị bắt lúc đang trao đổi tài liệu trên cầu Waterloo.
 |
Con tem vinh danh điệp viên Molody |
Cũng trong ngày đó, một nhóm cảnh sát gõ cửa nhà Kroger và thông báo rằng họ đang điều tra một vụ trộm ở địa phương. Peter Kroger sớm nhận ra điều chẳng lành và định tìm cách phá hủy các “microdots” - thiết bị lưu trữ dữ liệu siêu nhỏ thường dùng trong các hoạt động tình báo, nhưng đã bị trưởng nhóm cảnh sát phát hiện và xem như đây là tang vật đầu tiên liên quan đến hoạt động tình báo của họ.
Trong phiên tòa diễn ra ngày 13/3/1961, được thế giới biết đến với tên gọi “Vụ án Portland”, Gordon Lonsdale đã nhận hết tội về mình khi khẳng định vợ chồng Kroger không biết gì về hoạt động tình báo của ông. Tuy nhiên, tòa án dựa trên những tài liệu của Mỹ về “hoạt động gián điệp” của cả hai người này và kết án Peter Kroger 25 năm tù, Helen Kroger 20 năm tù.
Ngày 22/4/1964, trên cây cầu Glienicker bắc qua sông Havel nằm giữa Berlin và Potsdam, KGB đã tiến hành trao đổi tình báo viên - triệu phú Gordon Lonsdale của mình với điệp viên Anh Greville Wynne. Glienicker cũng chính là cây cầu đã chứng kiến việc ngày 10/2/1962 phía Mỹ bàn giao cho phía Liên Xô tình báo viên Rudolf Abel (tức William Fisher) để nhận về viên phi công gián điệp Francis Powers.
Đến tháng 8/1969, hai vợ chồng Kroger (tức Cohen) cũng được trao đổi với nhân viên tình báo Anh Gerald Brook bị bắt ở Liên Xô. Sau khi được tự do, họ chọn Liên Xô làm mảnh đất sống trong những năm còn lại của cuộc đời. Sau khi mất, Peter Kroger được truy tặng danh hiệu “Anh hùng Liên bang Nga”.
Konan Molody chính là nguyên mẫu của điệp viên Ladeynikov trong phim Mùa chết, sản xuất năm 1968 và là tác phẩm điện ảnh đầu tiên về hoạt động của tình báo Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chính Molody cũng tham gia vào quá trình sản xuất bộ phim, với vai trò cố vấn cho ê-kíp làm phim.
Konon Molody bất ngờ ra đi vào ngày 9/10/1970. Đích thân Chủ tịch KGB Yu. Andropov đã đến viếng nhà tình báo huyền thoại.
Nguyên Phong
" alt="Hé lộ điệp viên Liên Xô khiến Anh phải phong tước hiệp sĩ"/>
Hé lộ điệp viên Liên Xô khiến Anh phải phong tước hiệp sĩ