您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Có gì mới ở đề án 89 cử giảng viên làm tiến sĩ?
Ngoại Hạng Anh88人已围观
简介Đề án 322: Hơn 2.500 tỉ đồng trong 10 nămĐây là số kinh phí mà ngân sách Nhà nước đã chi ra cho Đề á...
Đề án 322: Hơn 2.500 tỉ đồng trong 10 năm
Đây là số kinh phí mà ngân sách Nhà nước đã chi ra cho Đề án "Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước" (Đề án 322).
Theógìmớiởđềáncửgiảngviênlàmtiếnsĩlichj amo Quyết định số 322/2000/QĐ-TTG của Thủ tướng thì đề án được thực hiện từ năm 2000 đến năm 2005, với mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân sách nhà nước dành cho kế hoạch đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài năm 2000 là 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Đề án 322 đã được kéo dài tới 10 năm.
![]() |
Một số kết quả của Đề án 322 sau 10 năm triển khai |
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT thừa nhận còn có nhiều bất cập trong việc thực hiện đề án như phương thức đào tạo phối hợp gặp khó khăn do người học hạn chế về ngoại ngữ, trong khi việc hỗ trợ bồi dưỡng ngoại ngữ cho ứng viên khi còn ở trong nước chưa được chú trọng đúng mức. Quy định trong việc cử người đi học cứng nhắc nên đã không khuyến khích được những người trẻ có năng lực đi học. Việc điều chỉnh mức sinh hoạt phí chậm thực hiện, việc chuyển sinh hoạt phí cho người học ở nhiều nước cũng bị chậm trễ.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là: “Số lưu học sinh là sinh viên đi học trở về nước rất ít được các cơ quan Nhà nước tuyển dụng với lý do hạn chế chỉ tiêu và điều kiện tuyển dụng cán bộ” - theo đánh giá của lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời điểm đó.
Ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên nhận trọng trách điều hành Đề án 322, từng nhận định: “Điều đáng buồn nhất của đề án là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”.
Đề án 911: Kinh phí 14.000 tỷ đồng nhưng 'ế ẩm'
Sau khi Đề án 322 dừng, Ngày 7/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020” (Đề án 911).
Trong các mục tiêu của Đề án 911, có con số cụ thể là phấn đấu đến năm 2020, đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ.
Mặc dù vậy, Đề án 911 triển khai đến hết năm 2016 đã bộc lộ hàng loạt hạn chế, không đạt mục tiêu đề ra, Bộ GD-ĐT phải dừng tuyển sinh từ năm 2017.
![]() |
Đề án 911 phải dừng vì không hiệu quả. Tỉ lệ % trên tổng chỉ tiêu tính đến cuối năm 2016 |
Tính từ 2012-2016 mới tuyển được 2.062 nghiên cứu sinh đào tạo trong nước, đạt 36% chỉ tiêu. Trong đó, có 703 nghiên cứu sinh đến thời hạn kết thúc thời gian nghiên cứu nhưng mới chỉ có 165 nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học, bảo vệ thành công luận án đúng thời hạn (đạt tỉ lệ hơn 23%).
Đối với đào tạo phối hợp, chỉ có 1 nghiên cứu sinh tại Pháp, trong số 1.300 chỉ tiêu của giai đoạn 2012-2016.
Trong khi đó, từ năm 2012 đến hết năm 2016, có 2.926 người trúng tuyển đào tạo ở nước ngoài nhưng chỉ có 1.961 người (gần 34% chỉ tiêu) được làm thủ tục đi học… Còn hơn 900 ứng viên trúng tuyển chưa đi học sẽ chỉ có khoảng 400 người làm thủ tục đi học trong năm 2018.
Đây là con số quá ít ỏi so với mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ. Bộ GD-ĐT khẳng định: Đề án 911 không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Đề án 89: Giảm mục tiêu?
Dừng Đề án 911 nhưng cuối năm 2017, Bộ GD-ĐT lại tiếp tục soạn thảo và công bố dự thảo Đề án mới nhằm đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học.
Dự thảo đề án có tên "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025 tầm nhìn 2030", sau này thành đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025".
Sau nhiều lần dự thảo, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ và ngày 18/1/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 89 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030" (Đề án 89).
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, để thực hiện mục tiêu của Đề án 89, trong 10 năm tới, giáo dục đại học Việt Nam cần đào tạo được khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Như vậy, nếu so với mục tiêu của Đề án 911 đào tạo 20.000 tiến sĩ trong 10 năm, thì mục tiêu của Đề án 89 đã giảm số lượng hơn một nửa.
Sau tới 2 năm 4 tháng kể từ ngày Đề án được phê duyệt, Thông tư để triển khai Đề án này vẫn chưa được ban hành dù đã có dự thảo.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án trong năm 2021 và 2022. Công văn được ban hành ngày 13/5, yêu cầu các trường muốn tham gia đào tạo đăng kí trước ngày 20/5, gửi danh sách ứng viên trước ngày 15/6. Bộ GD-ĐT sẽ thông báo danh sách trúng tuyển trước ngày 30/6/2021.
![]() |
Một số nội dung của Đề án 89 |
Xem Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89) TẠI ĐÂY
Xem CV 1943 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn Đề án 89 năm 2021 - 2022 TẠI ĐÂY
Phương Chi (tổng hợp)
Để chia sẻ ý kiến, góc nhìn của mình, quý độc giả vui lòng gửi về email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!

Cử 7.300 giảng viên học tiến sĩ: 'Quản' tiền thế nào nếu không trở về?
Phó Hiệu trưởng một trường đại học lớn nhận xét rằng việc yêu cầu các trường đóng vai trò chính cả trong việc bồi hoàn (nếu có) kinh phí đào tạo tiến sĩ cho giảng viên là khó, nhưng nếu Bộ GD-ĐT “ôm” thì cũng khó nốt.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Udinese, 23h00 ngày 30/3: 'Trầy da tróc vẩy'
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 30/03/2025 06:49 Ý ...
阅读更多Điểm thi THPT quốc gia 2017: 'Mưa' điểm 10
Ngoại Hạng Anh- Thống kê sơ bộ điểm thi THPT quốc gia năm 2017 từ 48 địa phương, điểm 10 đã có ở tất cả các môn thi với số lượng khá nhiều, với hơn 4.200 bài thi. Trong đó, có những địa phương có tới hàng trăm điểm 10 như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Đà Nẵng...Hà Nội công bố điểm thi THPT quốc gia">
...
阅读更多Kido triệu tập cổ đông họp bất thường về thương hiệu Celano, Merino
Ngoại Hạng AnhThương hiệu Celano thời gian gần đây triển khai nhiều hoạt động quảng bá, trong đó có tài trợ cho show Anh trai "say hi". Ảnh: NSX.
Trong bản công bố thông tin bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 10/12, CTCP Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) cho biết HĐQT đã họp và đưa ra Nghị quyết triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 vào ngày 24/1/2025 tới.
Đáng chú ý, bên cạnh báo cáo sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh năm 2024, nội dung họp còn liên quan vấn đề thương hiệu Kido, nhãn hiệu Celano và Merino do tập đoàn sở hữu và quản lý.
Đồng thời, công ty sẽ xin ý kiến bổ sung về giao dịch bán 24,03% cổ phần do KDC sở hữu tại CTCP Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods) vào năm 2023.
"Trong thời gian chờ xin ý kiến của Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, mọi hoạt động có sử dụng thương hiệu Celano và Merino cần phải được sự đồng ý hoặc ủy quyền của đơn vị sở hữu", KDC nhấn mạnh.
Đại diện đơn vị này đồng thời khẳng định theo sửa đổi gần nhất ngày 28/12/2023, đến nay, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với Celano và Merino vẫn thuộc về CTCP Tập đoàn Kido.
Thực tế, năm 2023, Kido Group công bố đã chuyển nhượng 24,03% vốn của Kido Foods cho đối tác với giá 1.069 tỷ đồng, tương ứng định giá công ty này ở mức khoảng 4.450 tỷ đồng (200 triệu USD).
Đến tháng 9 năm nay, CTCP Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) thông báo đã hoàn tất các thủ tục đầu tư để nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods. Doanh nghiệp cho biết với tỷ lệ sở hữu này, Nutifood sẽ trở thành công ty mẹ nắm quyền kiểm soát của Kido Foods. Kido Group vẫn giữ 49% cổ phần còn lại của Kido Foods.
Thời điểm đó, Nutifood chia sẻ động thái nâng sở hữu lên mức 51% giúp doanh nghiệp hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, đồng thời là "bước đệm" để nhảy vào ngành hàng lạnh.
Sau thương vụ này, các thương hiệu Celano và Merino có nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá mạnh mẽ.
Gần nhất, Celano là nhà tài trợ bạc cho các đêm concert 3 và 4 của Anh trai "say hi"tại Hà Nội, cùng một số sản phẩm khác liên quan đến chương trình này. Nam rapper HIEUTHUHAI hồi cuối tháng 11 cũng được thương hiệu này giới thiệu ở vai trò Giám đốc Trải nghiệm.
Tính đến năm 2023, dữ liệu từ Euromonitor ghi nhận Kido nắm giữ 44,5% thị trường kem, trong đó chỉ riêng Merino và Celano đã chiếm lần lượt 24,2% và 19,2% thị phần, cao hơn con số toàn ngành hàng kem của 2 đối thủ là Unilever và Vinamilk.
Hiện, Kido Foods đang sở hữu 2 nhà máy chế biến hiện đại với công nghệ tiên tiến, máy móc được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu và Nhật Bản tại Củ Chi (TP.HCM) và Bắc Ninh để đáp ứng nhu cầu cung ứng kem cho toàn thị trường.