Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1 -
'Tất cả vì học sinh thân yêu' sao lại để trẻ đội nắng trong lễ khai giảng?“Đó là những khẩu hiệu ai cũng biết nhưng từ khẩu hiệu phải soi lại xem giáo dục đã làm đúng hay chưa? Tất cả học sinh ai cũng đều thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. Nhưng với học sinh lớp 1 "yêu tổ quốc yêu đồng bào" phải khác với sinh viên đại học.
5 điều Bác Hồ dạy là dạy cho tất cả mọi người chứ không riêng gì trẻ em. Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay chúng ta chưa thực sự làm tốt điều đó", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận.
Ông cho rằng sau Nghị quyết 29, Bộ cần phải chọn ra khâu đột phá nhưng vẫn phải làm đồng bộ các mũi nhọn. Trong đó, có một điều trực tiếp Phó Thủ tướng đã nhiều lần bàn, thuyết phục, thậm chí đề xuất và yêu cầu sát sao nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Đó là việc đổi mới khai giảng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp của Hội đồng quốc gia giáo dục & phát triển nguồn nhân lực và Uỷ ban Quốc gia đổi mới GD-ĐT
Bản thân ông nhiều lần xuống các trường học trong ngày khai giảng và không báo trước thì nhận thấy, có một số trường đã thực hiện rất tốt điều này khi cô giáo trực tiếp đón học sinh, học sinh lớp lớn đón các em vào lớp 1. Nhưng đó chỉ là con số rất ít.
Phần đông các trường hiện nay vẫn để trẻ em đứng lên chào người lớn. Ngoài ra, đa số các trường vẫn để lãnh đạo ngồi hàng đầu trịnh trọng, có khăn và hoa, còn những học trò nhỏ phải ngồi “đội nắng” ở bên dưới.
“Ngành giáo dục có khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng thực tế chúng ta lại để học sinh tiểu học ngồi “đội nắng”. Như vậy, dù đã đổi mới nhưng lại chưa quán triệt thực sự”.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn luôn nói rằng, “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng trong lễ chào cờ nhạc lại được bật sẵn và không ai hát quốc ca”, Phó thủ tướng kể.
5 điều Bác Hồ dạy có nêu "Giữ gìn vệ sinh thật tốt", thế nhưng "các trường từ nhà vệ sinh đến sân vườn vẫn chưa vệ sinh thật tốt”.
Phó Thủ tướng đề nghị những vấn đề này phải được nâng lên thành hoạt động trọng tâm, cần triển khai ngay trong năm học mới này và phải kiên quyết làm.
Theo đó, việc đầu tiên phải từ những quy định, chỉ đạo của Bộ GD-ĐT để đảm bảo thực hiện được công tác giáo dục đạo đức, lối sống thiết thực, tránh hình thức.
Thúy Nga
"Giáo dục đừng tham nhồi nhét, lấy đi tuổi thơ của trẻ"
-Chiều 26/7, các thành viên của Hội đồng quốc gia về nguồn nhân lực và UB Đổi mới giáo dục quốc gia của Chính phủ đã cùng thảo luận về vấn đề bức thiết: Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.
"> -
9 điều trường tiểu học Nhật Bản trang bị cho trẻMôi trường giáo dục Nhật Bản khiến những đứa trẻ sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn Kumiko Makihara - tác giả của cuốn sách nổi tiếng tên "Dear Diary Boy" - là một bà mẹ đơn thân nhận con nuôi từ Kazakhstan. Để con trai có môi trường học tập tốt, hai mẹ con đã chuyển tới Tokyo, Nhật Bản. Nhờ những kỹ năng tuyệt vời mà giáo dục Nhật mang lại, con trai cô có thể sẵn sàng đối mặt với bất cứ thử thách nào ở môi trường đa văn hóa và phức tạp như Mỹ.
Dưới đây là những dòng chia sẻ được cô đăng tải trên trang Washington Post.
Là mẹ của một sinh viên năm nhất, tôi chia sẻ mối lo lắng này với những bậc cha mẹ có con đang trong độ tuổi, chẳng hạn như “Liệu con có theo kịp các bạn trong lớp không” hay “Có nên tham gia vào đội bóng của trường hay không?”. Nhưng có rất nhiều điều tôi không lo lắng về con mình như việc kết bạn, sống độc lập và đứng lên từ thất bại.
Đây là cách trường tiểu học ở Tokyo đã chuẩn bị cho con trai tôi để con sẵn sàng đương đầu với những thách thức của đại học ở Mỹ.
Luôn biến mình thành một phần của cộng đồng
Một từ con được học tại trường là "rentai", có nghĩa là tình đoàn kết. Ngay từ những ngày đầu tiên đi học, con luôn được nhắc nhở rằng mình là thành viên của một tập thể.
Mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ mới, "Aisatsu" là câu chào hỏi được dùng. Từ này nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội giúp con học cách chấp nhận lẫn nhau, hòa nhập với các thành viên trong tập thể. Từ đó tất cả học sinh đều có một bước đệm hoàn hảo, sẵn sàng làm quen với môi trường đại học một cách suôn sẻ.
Làm thay công việc của lao công
Tại Nhật Bản không hề có tư tưởng học sinh đến trường chỉ để học. Học sinh Nhật phải tự dọn lớp học thay công việc của những lao công. Một trong những đồ vật học đầu tiên tôi phải chuẩn bị cho con trai là một miếng vải bụi. Đó là tấm vải nhỏ có mũi khâu chạy theo đường chữ X để tạo độ bền. Tấm vải này được treo cạnh bàn học ở lớp để làm vệ sinh hàng ngày.
Ngoài ra, khi quay lại trường sau kỳ nghỉ hè hay nghỉ lễ, học sinh Nhật phải mang theo găng tay để nhổ cỏ, đồng thời mang sẵn khăn để lau mồ hôi. Vì vậy, khi lên đại học, việc giữ phòng ký túc xá luôn gọn gàng trở thành một điều quá dễ dàng đối với các con.
Tự xử lý xung đột
Khi bắt đầu vào lớp 1, con trai tôi phải tự tìm nơi trú ẩn để tránh một cậu bé lớp trên bắt nạt. Cũng có lúc, con xảy ra xô xát lăn lộn trên sàn lớp học. Tuy nhiên, các giáo viên không can thiệp trừ khi thấy sắp xảy ra chấn thương về thể chất hoặc tâm lý.
Triết lý của trường học là để trẻ tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Nhờ điều này, chúng có thể xử lý tranh chấp với bạn cùng phòng ở ký túc xá khi vào đại học.
Xử lý sự cố
Các trường học Nhật Bản luôn có rất nhiều chương trình nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trường học của con trai tôi thường tổ chức những lớp học này để học sinh trồng củ cải hay cấy lúa. Học sinh phải ghé cửa hàng ở địa phương và tự tính toán thu chi, mua sắm mọi thứ.
Lên lớp 6, học sinh được chọn một dự án riêng kéo dài cả năm cho bản thân mình. Khi đó, con tôi nghiên cứu về Thế chiến thứ II. Và thế là tôi phải đưa con đến một khu căn cứ quân sự cũ để quan sát thực tế. Những điều này thực sự hữu ích vì vào đại học, khi gặp khó khăn, con luôn biết cách tìm ra các giải pháp sáng tạo.
Tự đi học mà không cần ai đưa đón
Tất cả trẻ em Nhật Bản đều đi học một mình mà không cần cha mẹ đưa đón. Con trai tôi theo học một trường tư thục cách nhà 90 phút đi bộ. Năm 6 tuổi, con đã tự mình bắt hai chuyến tàu và một chuyến xe buýt để đến trường.
Tại đây, phụ huynh không được phép đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1. Cũng có lúc, con ngủ thiếp đi và để lỡ điểm dừng. Mỗi lần như vậy lại trở thành một chuyến phiêu lưu. Con phải tự tìm kiếm nhân viên hướng dẫn hay tập dùng điện thoại công cộng. Do vậy, giờ đây con có thể dễ dàng tìm đường quanh khu vực trường đại học hoặc xa hơn thế.
Học sinh tự học cách tổ chức và quản lý thời gian
Trẻ em Nhật Bản theo dõi quá trình học tập của bản thân bằng cách chép lại danh sách bài tập về nhà trên bảng, lập bảng những việc cần ghi nhớ và hệ thống chúng lại trong đầu.
Đồ dùng học tập của học sinh Nhật luôn được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh sách giáo khoa và đồng phục thể dục. Mỗi tối, con trai tôi sẽ chọn những món đồ từ đây và cho vào cặp sách để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Nếu quên thứ gì đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phải tự suy ngẫm về sự bất cẩn của cá nhân có thể gây bất tiện cho người khác. Kỹ năng này giúp con lên kế hoạch tốt hơn trong tương lai.
Phải ăn hết những thức có trên bàn ăn
Mọi đứa trẻ ở trường học Nhật Bản đều phải ăn hết những thứ được phục vụ trong bữa trưa, trừ khi chúng bị dị ứng. Để thừa thức ăn bị xem là lãng phí và thiếu tôn trọng người nấu.
Con trai tôi được học cách nấu ăn ở trường, thái và hầm củ cải do chúng trồng được và thực hành gọt táo sao cho lớp vỏ không bị đứt đoạn. Năm lớp 6, con trai tôi đã thể nấu một bữa ăn với đầy đủ món y như 1 đầu bếp thực thụ.
Tính nhẫn nại
Các trường tiểu học ở Tokyo yêu cầu học sinh phải hoàn thành chặng bơi 1-2 km trước khi tốt nghiệp. Đó là kỳ tích đối với những đứa trẻ thành phố bởi việc bơi ếch trong dòng nước có thể chứa nhiều sứa không hề đơn giản. Bơi lội không chỉ là kỹ năng sinh tồn mà còn giúp học sinh rèn luyện sự nhẫn nại, kiên trì.
Thất bại ở đâu, đứng lên ở đó
Lúc mới đi học, con trai tôi thường bị bạn bè chế nhạo vì là người nước ngoài. Thậm chí, khi nhận điểm kém, con còn bị bạn bè dán giấy lên để trêu nhọc. Con cũng ít khi nhận được giấy khen vì người ta chỉ khen thưởng vì thành tích chứ không ai khen vì sự nỗ lực.
Nhờ đó, con trai tôi học được rằng, lựa chọn duy nhất là sống chung với lũ và đương đầu với những thiếu sót của mình. Nó chấp nhận thực tế và có khả năng đứng lên từ những thất bại.
Tất nhiên, có rất nhiều điều tôi không thể đưa vào danh sách này. Sẽ có rất nhiều thách thức không lường trước con phải đối mặt trong tương lai. Nhưng nhờ những gì học được từ trường tiểu học Nhật Bản, con có thể sẵn sàng theo học tại một trường đại học Mỹ.
Thúy Nga (Theo Washington Post)
Hành động khiến cả thế giới ngưỡng mộ giáo dục Nhật Bản
Hành động nhỏ nhưng vô cùng đáng trân trọng của trẻ em Nhật trong hoàn cảnh này cho thấy cha mẹ, thầy cô và nền giáo dục Nhật Bản đã làm tốt công việc của mình đến mức nào.
"> -
Thông tin ngày 26/9 cho biết UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành yêu cầu chuẩn bị nội dung trả lời báo chí tại cuộc họp báo quý III sắp tới. Cần Thơ yêu cầu Sở Giáo dục cung cấp thông tin vụ 'không quan tâm đến thí sinh thi Olympia'Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban tuyên giáo có mặt tại công viên Lưu Hữu Phước cổ vũ cho Bá Vinh vào hôm thi chung kết Trong đó, yêu cầu Sở GD-ĐT chuẩn bị nội dung trước thông tin “Ban giám đốc Sở không quan tâm đến thí sinh Cần Thơ thi "Đường lên đỉnh Olympia vòng thi chung kết”; cụ thể là thí sinh Nguyễn Bá Vinh, học sinh lớp 12C, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng.
Hôm 15/9, vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2019” chứng kiến phần tranh tài của 4 thí sinh gồm: Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An), Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa), Nguyễn Bá Vinh (THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ) và Đoàn Nam Thắng (THPT Chuyên Nguyễn Du, Đăk Lăk).
Kết thúc cuộc thi, Thế Trung vô địch đứng đầu với số điểm 245; Hải Đăng về nhì với 210 điểm, tiếp theo là Nam Thắng đạt 200 điểm và Bá Vinh đạt 120 điểm.
Nhiều người đội mưa cổ vũ cho Bá Vinh Điểm cầu Cần Thơ được truyền hình trực tiếp từ công viên Lưu Hữu Phước. Dù hôm đó tại Cần Thơ có mưa nhưng hơn 1.000 học sinh, giáo viên và lãnh đạo TP Cần Thơ, cùng Sở, ngành “đội mưa” cổ vũ cho Bá Vinh.
Theo phản ảnh của một số tờ báo, hôm đó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ Trần Hồng Thắm không có mặt. Ngoài ra, khi Bá Vinh về đến sân bay Cần Thơ được một Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ra đón và tặng hoa, còn bà Thắm không có mặt…
Ở diễn biến khác, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh vừa có quyết định tặng bằng khen cho em Nguyễn Bá Vinh vì có thành tích xuất sắc tại cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia 2019”.
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 73, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31-7-2017 của Chính phủ, từ nguồn khen thưởng của TP.
"Đường lên đỉnh Olympia" là cuộc thi gameshow của Đài Truyền hình Việt Nam, đã tổ chức được 20 năm, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Bình luận về hiện tượng thu hút công chúng này, anh Lê Quang, một kiến trúc sư đang làm việc tại Đức, hiện cũng là nghiên cứu sinh tại Học viện kĩ thuật Liên bang Thụy Sỹ và khoa nghiên cứu sau Đại học ở Đại học Harvard cho rằng: Cuộc thi ra đời 20 năm trước trong bối cảnh thiếu các chương trình khoa giáo hấp dẫn cho thanh thiếu niên, ‘’Đường lên đỉnh Olympia’’ đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người xem. Tuy vậy, không nên vì quá yêu mến mà đặt kỳ vọng rằng người thắng cuộc trong cuộc thi này sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất, đoạt giải Nobel, trở thành tỷ phú hay chính trị gia. Bởi lẽ những kỳ vọng đó là quá nặng nề cho một cuộc thi Đố vui.
Sao lại kỳ vọng quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" thành kiệt xuất?
- Kỳ vọng rằng người thắng cuộc sẽ buộc phải trở thành những nhân vật kiệt xuất là quá nặng nề cho một cuộc thi đố vui.
">