Thời sự

Chứng nghiện smartphone: Căn bệnh của thời đại

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-03-30 10:50:36 我要评论(0)

TheứngnghiệnsmartphoneCănbệnhcủathờiđạngày âmo cây bút John McKenna trên diễn đànMedium.com, nỗi sợ ngày âmngày âm、、

TheứngnghiệnsmartphoneCănbệnhcủathờiđạngày âmo cây bút John McKenna trên diễn đàn Medium.com, nỗi sợ hãi khi nhìn thấy pin của thiết bị di động chỉ còn 1% và bạn không đem theo cục sạc bên mình hoặc cảm giác lạnh sống lưng khi chợt nhớ ra mình đã bỏ quên điện thoại ở nhà mà đa số mọi người đều mắc phải là triệu chứng của một dạng bệnh lí mang tên "nomophobia". 

Thuật ngữ "nomophobia" được các nhà tâm lý học dùng để miêu tả nỗi sợ của những cá nhân mắc chứng lệ thuộc quá nhiều vào smartphone. Trong đó, từ "nomo" nghĩa là "no mobile phone" (không điện thoại), còn "phobia" là thuật ngữ tâm lý học miêu tả nỗi sợ.

Nguồn cơn của căn bệnh

John Laprose, tiến sĩ chuyên ngành an ninh mạng thuộc đại học North America cho rằng nguyên nhân con người ngày càng phụ thuộc vào smartphone đến mức hành vi này trở thành một dịch bệnh chính bởi bản thân người sử dụng.

Con người ngày càng phụ thuộc vào smartphone

Trước hết, ông phân tích những yếu tố hình thành nên tính cách một con người cũng như niềm tin vào bản thân để đạt được những kỳ vọng mong muốn của họ, chúng bao gồm: trải nghiệm (hành động đã làm), sự mô phỏng (bị tác động bởi hành vi) và tính nhạy cảm (ảnh hưởng bởi lời nói). Một con người có tình trạng tâm lý tốt khi các yếu tố đã nêu trên đều hòa hợp và giữ trạng thái tích cực.

Tuy nhiên, bản chất sâu thẳm của loài người là luôn luôn dè chừng mọi sự tổn thương cũng như dễ dàng bị thao túng bởi các tác nhân từ chính cộng đồng. Theo đó, sự ra đời của smartphone, một thiết bị giá rẻ, dễ mua, mẫu mã đa dạng, trên hết thảy là tính cá nhân tuyệt đối làm người dùng trở nên tự tin khi giao tiếp bằng cách tạo ra một vỏ bọc xã hội hoàn hảo, có phần ngụy tạo.

Chính vì thế, từ ngày đầu tiên ra đời cho tới nay, smartphone luôn nằm trong tốp các loại sản phẩm có doanh số bán hàng cao nhất trên toàn thế giới.

Smartphone: Vị cứu tinh hay kẻ tội đồ

Chụp ảnh, quay phim, thu âm với hiệu suất mạnh mẽ và khả năng chỉnh sửa dễ dàng, nhanh chóng, smartphone dần trở thành công cụ bất li thân với cơ số người sử dụng. Bên cạnh đó, smartphone còn góp phần định hình và dân chủ hóa ngành báo chí truyền thông hiện đại, vì những nguồn thông tin nóng sốt không còn mang tính độc quyền như trước.

Với chiếc smartphone trên tay, nhân chứng tại hiện trường có thể chụp, quay và bình luận ngay thời điểm sự việc diễn ra, điển hình là những hình ảnh cũng như video clip luôn được cập nhật từ chiến trường Trung Đông hay vụ rơi máy bay MH17.

"Đây là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Việc con người được trang bị một thiết bị hoàn toàn đa dụng với tính cá nhân cực kì cao là chưa hề có tiền lệ. Sự ra đời của smartphone cho phép con người ngụy tạo một vỏ bọc hoàn hảo, an toàn để tiếp xúc với cái xã hội vốn được cho đầy rẫy nguy hiểm này", John Laprose cho hay.

Smartphone với nhiều chức năng thu hút đủ mọi loại tuổi

Ngoài chức năng gọi/trả lời và nhắn tin truyền thống của một chiếc điện thoại thứ thiệt, smartphone cung cấp cho người dùng nhiều loại hình giải trí theo nhu cầu, từ Candy Crush, iTunes cho đến Netflix, việc nghe nhạc, xem phim chưa bao giờ dễ dàng đến thế. 

Không những thế, smartphone cho phép kết nối với nhiều người, nhiều cộng đồng đa sắc tộc trên phạm vi toàn thế giới, xóa bỏ hoàn toàn mọi khoảng cách địa lý và xã hội.

Smartphone: Cơn nghiện thế kỷ 21

Loài người dần xem smartphone như một "tiện ích" không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày.

"Chúng ta chạm vào smartphone khoảng hơn 2.500 lần/ngày. Như vậy là nhiều hơn 100 lần ta động chạm người ta thương yêu. Lý do lí giải cho con số không thể tưởng tượng trên là vì thiết bị không ngừng gửi rất nhiều thông báo làm người dùng chú ý chẳng hạn như mỗi lần có ai đó nhắn tin, ứng dụng cần cập nhật, thông tin quảng cáo và tỉ tỉ những thứ vô dụng khác. Một khi bạn khởi động smartphone, bạn sẽ không thể nào dừng sử dụng", Leonid Bershidsky, tay bút trên trang Medium.com chia sẻ. 

Phần trăm người dùng thường xuyên sử dụng smartphone giảm dần theo độ tuổi

Các nghiên cứu sinh tại Đại học Hongkong và trường Đại học Sungkyunkwan, Seoul, Hàn Quốc cho hay mối liên kết giữa thiết bị di động và người dùng mạnh mẽ tới nỗi gây nên căn bệnh nomophobia là do những thông tin cá nhân như tin nhắn, hình ảnh, video clip được lưu trữ trong thiết bị.

Theo một khảo sát mới đây của CNNtại Mỹ, khoảng 50% người trẻ dính phải căn bệnh nomophobia, trong khi 69% phụ huynh của họ thường xuyên động vào smartphone và 72% người trẻ tuổi cảm thấy cần phải check tin nhắn và thông báo thường xuyên.

"Bất kì ai cũng có thể nghiện smartphone. Nếu con của bạn chỉ thích suốt ngày cắm đầu vào chiếc điện thoại hơn là ra ngoài gặp gỡ chơi đùa cùng chúng bạn, thì bạn đang gặp vấn đề trầm trọng hơn bạn tưởng", Hollands Haiis, chuyên gia cai nghiện đồ chơi công nghệ cao chia sẻ.

Liệu pháp cho căn bệnh

Brenda K. Wiederhold, chủ biên tờ tạp chí Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking cho hay những người mắc phải căn bệnh nomophobia có thể tham gia những liệu pháp trị liệu đặc biệt mang tên Trị liệu thanh lọc điện tử (digital detox).

"Biện pháp thanh lọc trị liệu này tập trung vào những sản phẩm công nghệ cao, cách li người dùng và smartphone của họ cho phép bản thân quen dần với việc không có smartphone bên cạnh", Widerhold giải thích.

Tại Anh, độ tuổi có số giờ sử dụng internet nhiều nhất là từ 16-24 và cũng chính là độ tuổi cần trải qua liệu pháp thanh lọc điện tử. Hơn nữa, độ tuổi này chính là bước đệm của tầng lớp tri thức cốt lõi, nhưng càng sử dụng smartphone, lại càng phát sinh nhiều bệnh lý xã hội gây nên suy giảm chất lượng lao động.

Trị liệu thanh lọc điện tử giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn

Trải nghiệm quá trình thanh lọc điện tử không những cải thiện sức khỏe tâm lý của bản thân, giảm stress mà còn giúp các tín đồ công nghệ cao làm việc hiệu quả. 

"Khi chúng ta dừng công việc đang làm lại và check email hay dùng smartphone, bộ não chúng ta tiêu tốn 23 phút để có thể làm việc trở lại", Tinna Nielsen, một nhà nhân chủng học phát biểu.

Nielsen khuyên người dùng nên tắt toàn bộ các thông báo trên smartphone về tin nhắn hoặc cập nhật ứng dụng và đặt ra một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra toàn bộ chúng, khi chúng ta đã hoàn thành xong công việc hoặc khoảng thời gian nghỉ xả hơi chẳng hạn.

Hoặc người có thể hiệu chỉnh chế độ tự trả lời tin nhắn hoặc email, cho người nhận biết bạn sẽ trả lời mọi thứ vào khoảng thời gian nhất định và bảo người gửi hãy gọi điện thoại nếu như có công chuyện khẩn cấp.  

Theo Zing

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cuối tuần qua, một loạt máy bay thuộc sở hữu của gia đình hoàng gia Qatar đã hạ cánh khẩn cấp tại Thụy Sĩ vì lý do y tế.

Máy bay hạ cánh đâm vào nhà dân, 7 người chết" alt="Bí ẩn máy bay hoàng gia Qatar hạ cánh khẩn cấp tại Thụy Sĩ" width="90" height="59"/>

Bí ẩn máy bay hoàng gia Qatar hạ cánh khẩn cấp tại Thụy Sĩ

Trước đó, Lâm Tĩnh Ân bị bắt quả tang ăn trộm đồ ăn tại sảnh một chung cư, điều này khiến công chúng cho rằng cô gặp khó khăn tài chính sau cái chết của chồng. Về vấn đề này, Lý Trác Hiên tố Lâm Tĩnh Ân giả dối.

Lý Trác Hiên kể: "Cha tôi bệnh nặng và không thể nói được. Lâm Tĩnh Ân và đại diện của cô ta đến giường bệnh của cha tôi, ấn ngón tay của ông ấy vào giấy đăng ký kết hôn. Sau đó họ lập tức chuyển nhượng tài sản sang cho Lâm Tĩnh Ân".

Theo Lý Trác Hiên, sau khi cha anh qua đời, Lâm Tĩnh Ân đã nhờ người đại diện bán bất động sản và đưa tiền vào quỹ tín thác. Sau đó, họ chia chác với nhau. Con trai Lý Khôn Thành khẳng định Lâm Tĩnh Ân nhận được thu nhập cố định hàng tháng là 30.000 Đài tệ (hơn 920 USD/tháng) và không phải lo lắng về thu nhập trong ít nhất 10 năm tới.

Lam Tinh An anh 1

Lý Trác Hiên (ảnh phải) chỉ trích Lâm Tĩnh Ân giả nghèo khổ. Ảnh: China Times.

Trước đó, Lý Trác Hiên và Lâm Tĩnh Ân tranh chấp tài sản mà Lý Khôn Thành để lại. Lý Khôn Thành đã chỉ định bộ sưu tập đĩa than và tiền bản quyền âm nhạc trị giá khoảng 650.000 USD của ông sẽ được thừa kế cho con cháu. Phần tiền thuộc về người thân của Lý Khôn Thành đã được đồng ý quyên góp từ thiện.

Tuy nhiên, sau cái chết của Lý Khôn Thành, Lâm Tĩnh Ân thay đổi thái độ, không chịu chia tài sản như đã thỏa thuận, gây sức ép buộc Lý Trác Hiên và các cháu phải tuân thủ nghiêm ngặt di chúc. Kể từ đó, con trai Lý Khôn Thành liên tục tố cáo Lâm Tĩnh Ân âm mưu chiếm đoạt tài sản.

Chuyên mục Giải trí giới thiệu Sách hay mang tên Hữu Phỉ: tác phẩm của nhà văn Priest từng đứng thứ 3 trong danh sách truyện kiếm hiệp ngôn tình được yêu thích nhất trên diễn đàn văn học Tấn Giang khi vừa ra mắt. Nhiều năm liền bộ truyện nằm trong bảng xếp hạng 10 truyện ngôn tình được yêu thích ở Trung Quốc. Năm 2020, Hữu Phỉ được chuyển thể thành phim truyền hình, với sự tham gia diễn xuất của Triệu Lệ Dĩnh, Vương Nhất Bác.

" alt="Con trai Lý Khôn Thành chỉ trích Lâm Tĩnh Ân" width="90" height="59"/>

Con trai Lý Khôn Thành chỉ trích Lâm Tĩnh Ân

Nỗ lực này được kỳ vọng giúp các quan chức chính phủ hình dung về các diễn biến có thể xảy ra của xung đột, cũng như thúc đẩy họ sớm hành động để ngăn chặn nguy cơ đối với nước Mỹ.

“Hy vọng của chúng tôi là sẽ có giải pháp ngoại giao, giúp chúng tôi không phải sử dụng các kế hoạch này”, ông Jonathan Finer, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, nói. “Nhưng chúng đảm bảo rằng chúng tôi sẵn sàng hành động nếu cần”.

Biệt đội chuyên gia

“Đội Tiger” được thành lập tháng 11/2021, sau khi các quan chức tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) nhận thấy dấu hiệu về việc Nga tập trung quân đội gần biên giới với Ukraine.

NSC thừa nhận họ không thể dự đoán chính xác quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các tướng lĩnh Nga. Tuy vậy, các cuộc diễn tập trong chính phủ Mỹ vẫn có nhiều giá trị.

“Thực tế là những điều người Nga có thể làm có thể không giống 100% với bất cứ kịch bản nào”, ông Finer nói với Washington Post.“Tuy vậy, các kế hoạch vẫn có ích trong việc giảm thời gian chúng tôi cần để phản ứng một cách hiệu quả. Đây là toàn bộ mục tiêu”.

xung dot Nga - Ukraine anh 1

Nhà Trắng lên kịch bản cho kế hoạch phản ứng nếu Nga tấn công Ukraine. Ảnh: AP.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine là thách thức đối ngoại lớn nhất mà chính quyền Tổng thống Joe Biden phải đối mặt kể từ khi rút khỏi Afghanistan tháng 8/2021, khi một cuộc tấn công khủng bố khiến 13 binh sĩ thiệt mạng.

Washington đứng trước áp lực tránh hậu quả tương tự trong trường hợp Nga tấn công Ukraine.

Một số quan chức Nhà Trắng hiện nay từng phục vụ trong chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Đây có thể là bài học quý báu.

“Số lượng cảnh báo mà Washington đưa ra là đáng ghi nhận”, bà Andrea Kendall-Taylor, cựu chuyên gia về Nga của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận xét. “Lần này, họ đã được chuẩn bị kỹ càng hơn nhiều”.

Năm 2014, giới chức Mỹ đối mặt thách thức khi năng lực tình báo của nước này nhằm vào Nga giảm đáng kể sau Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ tập trung hơn vào cuộc chiến chống khủng bố. “Chúng tôi đã lúng túng và không được chuẩn bị”, bà Kendall-Taylor hồi tưởng.

Nhiệm vụ của “đội Tiger” không chỉ là lập kế hoạch và lên chiến lược bên trong Nhà Trắng, mà bao gồm cả việc đảm bảo mọi cơ quan trong chính phủ sẵn sàng hành động trong xung đột.

Tháng 11/2021, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan yêu cầu ông Alex Bick, Giám đốc phụ trách lập kế hoạch chiến lược trong NSC, đảm nhận công việc này.

Ông Bick đã tập hợp quan chức từ các bộ như Quốc phòng, Ngoại giao, Năng lượng, Tài chính, An ninh Quốc gia, cũng như Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), vào nhóm công tác.

Ngoài ra, nhóm này cũng có sự tham gia của cộng đồng tình báo. Họ có nhiệm vụ dự báo những hành động mà Moscow có thể thực hiện, cũng như nguy cơ và lợi ích từ chúng.

“Bạn không phải biết họ sẽ làm gì”, một quan chức NSC cho biết. “Bạn lựa chọn một số kịch bản khả dĩ và xây dựng kế hoạch từ đó, giả sử rằng mọi kịch bản có thể xảy ra”.

Tính toán mọi kịch bản

Các kế hoạch của “đội Tiger” không chỉ tập trung vào khía cạnh quân sự, mà cả những vấn đề như người tị nạn Ukraine, các biện pháp cấm vận có thể áp đặt lên Nga, hay cách chống lại một cuộc tấn công mạng. Đây là tổng hợp của hàng chục văn bản, báo cáo và được gửi tới các quan chức quân sự lẫn dân sự.

Người Mỹ cũng đã tính đến những hậu quả gián tiếp - như những đòn trả đũa của Nga sau khi bị Mỹ trừng phạt. Khi đó, Tây Âu sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt khí đốt và sẽ cần tìm đến những nhà cung cấp khác.

xung dot Nga - Ukraine anh 2

Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong trường hợp xảy ra căng thẳng song phương. Ảnh: Reuters.

“Bạn lên kế hoạch cho kịch bản xấu nhất và dần hạ mức độ”, một quan chức NSC cho biết. “Đây là cách làm tốt hơn so với lên kế hoạch cho kịch bản trung bình và bị lúng túng”.

Trong khi cuộc khủng hoảng Afghanistan 6 tháng trước gây khúc mắc cho quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây, tình hình tại Ukraine dường như giúp các quốc gia này đoàn kết hơn.

Giới chức tại Washington cho biết họ đang nỗ lực cung cấp thông tin tình báo cho các quốc gia khác.

“Chúng tôi chia sẻ rất nhiều thông tin để đảm bảo tất cả đồng thuận về những điều Mỹ cho là sắp xảy ra”, ông Finer nói.

“Đội Tiger” xem xét cả những sự kiện “thiên nga đen” - ít có khả năng xảy ra nhưng gây tác động lớn, khiến tình hình trở nên phức tạp. Các quan chức Mỹ không tiết lộ ví dụ cụ thể, nhưng chúng có thể bao gồm một biến chủng Covid-19 mới hay khủng hoảng năng lượng diễn ra đồng thời với xung đột.

Công tác chuẩn bị của Nhà Trắng diễn ra đồng thời với các cơ quan khác tại Washington. Bộ Tài chính đang lên kế hoạch áp đặt trừng phạt, trong khi Lầu Năm Góc tính đến phương án tăng binh sĩ ở châu Âu.

“Việc xem xét từng vấn đề riêng biệt là một chuyện. Tập hợp chúng với nhau và thiết lập kế hoạch dựa trên đó là một chuyện khác”, một quan chức NSC cho biết. “Qua các buổi diễn tập, tôi nhận thấy các ý tưởng mới luôn xuất hiện khi khớp nối mọi thứ với nhau, kể cả ở các quan chức cấp cao”.

Mỹ lên án việc Nga muốn công nhận Donbas độc lập

Mỹ lên án mạnh mẽ việc Quốc hội Nga đề xuất công nhận hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine là "nước độc lập", cho rằng hành động này vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.

" alt="Bên trong Nhà Trắng những ngày khủng hoảng Ukraine leo thang" width="90" height="59"/>

Bên trong Nhà Trắng những ngày khủng hoảng Ukraine leo thang