Không chỉ lấy địa chỉ tên miền có thể gây nhầm lẫn là trang web chính thức của VTVcab,ảmạoVTVcabdắtmũibáochívềbảnquyềnWorldCupvẫnngangnhiêntồntạbxh cup c1 trang web nói trên còn sử dụng logo và địa chỉ công ty của VTVcab. Chỉ có số điện thoại hotline là hai số điện thoại di động, không phải số tổng đài chính thức của VTVcab. Fanpage mạo danh VTVcab kết nối với trang web giả mạo này cũng có hàng chục nghìn lượt theo dõi.
Trong khi trang web chính thức của VTVcab có địa chỉ tên miền là vtvcab.vn và số hotline tổng đài là 19001515.
Cho đến ngày 9/4/2018, vẫn chưa có đơn vị truyền hình nào ở Việt Nam đạt được thỏa thuận hoặc mua đượcbản quyền phát sóng World Cup 2018 trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó, từ hôm 6/4/2018 trên mạng xã hội đã xuất hiện thông tin truyền hình MyTV sở hữu bản quyền phát sóng vòng chung kết World Cup 2018. Sau đó, một số trang báo thể thao và trang tin điện tử tổng hợp đã đưa tin việc VTVcab có bản quyền phát sóng World Cup 2018. Nguyên do khiến các báo bị “dắt mũi” chính là nguồn tin từ vtvcabvietnam.com đưa ra, một số báo nhầm lẫn đây là trang thông tin chính thức của VTVcab nên dẫn lại nguồn tin này.
Nguồn tin từ VTVcab cho ICTnews hay, thông tin mà tờ báo thể thao kia đưa ra là không chính xác. Sau khi tờ báo đưa tin chưa chính xác, VTVcab đã liên hệ với cơ quan báo chí này và được biết, tờ báo đó đã dẫn nguồn tin từ một trang web và Fanpage giả mạo trang của VTVcab. Tiếp đến, một trang tin điện tử tổng hợp hàng đầu Việt Nam đã dẫn lại. Tuy nhiên, sau đó các trang báo và trang tin tổng hợp đưa tin sai đều đã gỡ bỏ thông tin không chính xác kia. Các đơn vị truyền thông đó chính là nạn nhân của Fakenews trên mạng.