Nhiều năm liền em đạt học sinh giỏi toàn diện, năm lớp 9 em dành giải nhất tỉnh môn Tiếng Anh, đạt huy chương vàng Quốc gia IOE (giải Tiếng Anh qua mạng) và năm lớp 10 thi vào trường THPT Chuyên Hà Tĩnh môn Tiếng Anh đạt điểm tuyệt đối.
"Với mong muốn được ra nước ngoài học tập và làm việc nên ngày từ nhỏ em đã xác định rõ mục tiêu của mình phải dành học bổng. Em cố gắng học thật tốt môn Tiếng Anh, trau dồi các kiến thức và kỹ năng sống", Ngọc Mai nói.
Cuối năm lớp 11, tích lũy vốn kiến thức toàn diện, em tự tin tìm kiếm học bổng để vươn ra thế giới. Nữ sinh bắt đầu tự soan thư giới thiệu, làm bài luận, hồ sơ ngoại khóa và tham gia cuộc thi SAT( kỳ thi chuẩn hóa đại học của mỹ), và kì thi IELTS.
Ngọc Mai cho biết: “Ở Hà Tĩnh chưa có lớp ôn luyện SAT, trong khi ở Hà Nội học phí lại cao nên em đã quyết tâm tự học qua các trang mạng xã hội và qua kinh nghiệm của các anh chị ".
Đồng thời, nữ sinh kết nối với các anh chị đi trước đã dành được học bổng nhờ tham mưu trong việc chọn trường. Cuối cùng em chọn được 6 trường ở Mỹ và 1 trường ở Đức.
Mai tâm sự, thời điểm làm hồ sơ trùng với kỳ thi học kỳ 2 của năm học 2018-2019 tại trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, và thời gian ôn luyện để tham gia đội tuyển học sinh giỏi Quôc gia môn Tiếng Anh nên rất áp lực, em thường xuyên phải học xuyên đêm.
Với hoạt động ngoại khóa, Mai trải nghiệm thực tế khi tham gia làm thực tập sinh marketing, viết bài quảng cáo cho một công ty ở Hà Nội. Sự thông minh, chăm chỉ và nhiệt tình của nữ sinh Hà Tĩnh đã thuyết phục được giám đốc viết thư giới thiệu, để em kèm vào hồ sơ gửi tới các đại học.
Đối với bài luận, em quan niệm là yếu tố giúp người xem hồ sơ hiểu rõ về bản thân mình nên em không chọn những vấn đề cao siêu, vĩ mô mà em viết về vấn đề của cá nhân. Nên, Ngọc Mai lựa chọn viết về kỷ niệm khó khắn trong cuộc sống khi học THPT và bài học giá trị, cách em vượt qua nó để trưởng thành.
Sau nửa năm nộp hồ sơ, ngày 13/12 nữ sinh nhận thông báo Dickinson College đồng ý cấp học bổng 254.000 USD (6 tỷ đồng) trong 4 năm học ,cùng 5 trường đến từ Mỹ: Augustana College, Hollins University, Truman State University, Drexel University, Ohio Wesleyan University cũng cấp học bổng, mức thấp nhất là 3 tỷ đồng, và một trường Jacobs Bremen University của Đức.
Nỗ lực không ngừng
Theo nữ sinh 17 tuổi, quả ngọt có được đến từ quá trình nỗ lực không ngừng. Trong 7 đại học trúng tuyển, khó khăn nhất là làm bài luận gửi tới Dickinson College. Mai đã phải viết đi viết lại nhiều lần, nhưng vẫn không hài lòng.
Cuối cùng, em chọn đề tài là phần mền “sống ảo” khi giớ trẻ sử dụng mạng xã hội để nói về tiêu chuẩn của cái đẹp không nằm ở vẻ bề ngoài bản thân mà nằm ở nội tâm, tính cách và thái độ của mình. Bài luận được trường đánh giá cao.
Mai muốn bản thân mình là người kết nối, giúp đỡ các bạn theo đuổi con đường nhận được học bổng để đi du học.
Em dự định con đường tương lai là sang Mỹ theo học ngành Khoa học máy tính của trường Dickinson College vào tháng 8 năm sau. Nữ sinh sẽ học thêm ngôn ngữ thứ 3 là tiếng Trung Quốc, tham gia hoạt động nhiều hoạt động để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trước khi du học.
Nói về học trò cưng của mình, cô Nguyễn Thị Thương Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp Anh 1, không giấu nỗi tự hào: Ngọc Mai là cô bé thông minh, nhạy bén. Em không những học giỏi môn Tiếng Anh mà con học rất tốt môn Toán. Mai là học sinh đầu tiên của trường dành được học bổng của 7 trường trong đợt 1 vào tháng 12.
Đậu Tình
- Tối 26/10, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ năm 2019.
" alt=""/>Con đường giành 7 học bổng nước ngoài của nữ sinh Hà TĩnhGS.TS Nguyễn Văn Hiệp
Bức thư khẩn do các nhà nghiên cứu đến từ Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan gửi tới lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cũng nhấn mạnh lo ngại về “sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế với các nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới có thể sẽ bị đứt gãy”.
GS James Martin (ĐH Sydney, Úc), một GS hàng đầu của trường phái ngôn ngữ học chức năng hệ thống hiện nay nhìn nhận GS Hiệp đã "làm xuất sắc vai trò của mình trong những năm qua, góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam qua các khoá tập huấn và hội thảo có tương tác với các đồng nghiệp quốc tế. Viện Ngôn ngữ học phải được dẫn dắt bởi một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, chuyên sâu về lĩnh vực này".
Ở trong nước, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, chuyên gia về Ngôn ngữ học và Văn hóa học đánh giá, sự việc này đã cho thấy những biến động liên quan đến Viện ngôn ngữ học không phải chỉ là chuyện của riêng Viện mà rộng hơn thế.
Theo GS Thêm, thời điểm GS Hiệp làm Viện trưởng của Viện Ngôn ngữ từ năm 2012 là năm rất khó khăn của khi nhiều cán bộ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi cán bộ trẻ lại chưa hội đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn để thay thế.
Trong 7 năm, Viện Ngôn ngữ học cũng đã làm được rất nhiều việc quan trọng mà lớn nhất là "nâng cao vị thế của ngôn ngữ học nước nhà trên trường quốc tế. Điều đó thể hiện thông qua những công bố quốc tế và tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học quốc tế với sự tham gia của những nhà ngôn ngữ học danh tiếng trên thế giới như GS. James Martin".
GS Thêm cho rằng, những kết quả như vậy không phải viện nào cũng làm được và không phải viện trưởng nào cũng có thể làm được.
“Cho nên, dự định điều chuyển nhân sự của lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dường như không phù hợp với tâm tư nguyện vọng của cộng đồng ngôn ngữ học”, GS Thêm nhận định.
Còn theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, việc điều chuyển này nếu diễn ra sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết phân tích hiệu quả đối ngoại phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân. Mặt khác, người thay thế nếu thuộc chuyên môn khác sẽ rất khó, bởi “đã là viện nghiên cứu, người đứng đầu phải đúng chuyên môn”.
Thúy Nga
- Việc điều chuyển công tác đối với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học) mới chỉ đang trong giai đoạn thảo luận nội bộ thì đáng tiếc thông tin đã bị lộ, lọt ra bên ngoài.
" alt=""/>Hơn 100 nhà khoa học viết thư ngỏ phản đối điều chuyển 1 viện trưởngNgoài ra, hiệu trưởng Trường THCS Đỉnh Sơn còn tham gia tất cả các nhóm Zalo của phụ huynh từng lớp, chủ động nhắn tin kêu gọi tài trợ giáo dục.
“Vận động tài trợ phải tự nguyện nhưng nhà trường đưa ra mức thu 350 nghìn mỗi em là tự ấn định. Hiệu trưởng, giáo chủ nhiệm đều mong muốn phụ huynh đóng đầy đủ. Năm nay không đủ, tiếp tục sang năm sau vận động. Số tiền vận động tài trợ giáo dục tuy không lớn nhưng cộng các khoản thu khác khiến nhiều phụ huynh áp lực”, chị M. bộc bạch.
Còn tại Trường Tiểu học Đỉnh Sơn, mỗi phụ huynh có con học lớp 1 được yêu cầu đóng 270 nghìn đồng để mua tivi loại hơn 10 triệu đồng/chiếc phục vụ cho giáo viên giảng dạy. Việc làm này cũng khiến nhiều người không đồng tình.
Phụ huynh Đ.T.V. có con vừa vào lớp 1 trường này cho rằng cha mẹ cho con đến trường chỉ cần đóng các khoản thu theo quy định, không có trách nhiệm mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học.
“Nhà trường không có tivi không có nghĩa là bắt phụ huynh phải mua sắm. Những phụ huynh tự nguyện hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho nhà trường là việc cá nhân”, chị V. bày tỏ.
Cũng tại huyện Anh Sơn (Nghệ An), Trường THCS Hoa Sơn (xã Hoa Sơn) có 13 khoản thu đầu năm học, với tổng số tiền gần 4,3 triệu đồng, bao gồm khoản hỗ trợ giáo dục 500 nghìn đồng, học thêm 1,6 triệu đồng, photocopy đề thi 100 nghìn đồng...
Nhiều phụ huynh ở trường này cùng phản ánh, việc đóng tiền mua tivi giống như kiểu bị “ép”.
"Đã xin phép phòng GD-ĐT"
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Hồng - Hiệu trưởng Trường THCS Đỉnh Sơn cho biết, năm nay, nhà trường đã trình phòng GD-ĐT huyện xin phép vận động tài trợ khoảng 155 triệu đồng từ tổng số gần 500 học sinh.
Số tiền dự kiến sẽ dùng mua 6 bộ máy tính hơn 50 triệu đồng; 50 bộ bàn ghế học sinh 62 triệu đồng; tu sửa nhà vệ sinh, hệ thống điện, bóng đèn 15 triệu đồng và trả nợ năm học trước 27 triệu đồng.
“Nhà trường không đưa ra mức vận động cụ thể, chỉ mong muốn đạt kế hoạch đề ra. Nhóm Zalo của tất cả các lớp tôi đều tham gia. Việc giáo viên đưa ra mức vận động 350 nghìn mỗi em là sai. Tôi sẽ kiểm tra lại. Giáo viên ghi thế là không đúng với tinh thần vận động tài trợ”, ông Hồng bày tỏ.
Còn ông Trần Văn Phú, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đỉnh Sơn thừa nhận, năm học mới có 4 lớp 1 vừa góp tiền mua ti vi phục vụ dạy học. Đây là đề xuất của giáo viên khi họp phụ huynh.
“Chương trình dạy học mới nên việc góp mua tivi diễn ra từ năm 2020 cho đến nay. Mỗi tivi có giá hơn 10 triệu đồng. Nhà trường hỗ trợ bảng, dây mạng, điện và internet khoảng 3 triệu đồng”, ông Phú thông tin.
Ông Nguyễn Công Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Sơn cho biết, đầu năm học này, nhà trường đề xuất vận động tài trợ 160 đến 170 triệu đồng nhằm chi các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ học sinh.
Ông Thủy không thừa nhận việc phụ huynh có con học lớp 6 phải góp 500 nghìn đồng/học sinh. Theo ông, việc đóng góp tài trợ là tự nguyện của nhân dân.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Anh Sơn (Nghệ An) Đoàn Văn Thanh cho biết, các phòng ban của UBND huyện đang thẩm định các khoản thu từng trường, sau đó tham mưu để huyện Anh Sơn cho phép mức thu theo thoả thuận.
“Với hoạt động tài trợ giáo dục, phòng đang duyệt kế hoạch, chưa có trường nào triển khai. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại sau phản ánh. Nếu sai sẽ phải dừng để xử lý”, ông Thanh khẳng định.