Ông Kenji Ueno, Giám đốc Dự án Nhà máy Toyota Việt Nam, giai đoạn 1991 - 1995 kể, vào năm 1991, không nhiều người quan tâm đến thị trường ô tô Việt Nam, ngay cả trong Tập đoàn Toyota Nhật Bản. Nhưng sang năm 1992 thì Việt Nam đã trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi. Thị trường tuy còn nhỏ bé nhưng rất tiềm năng, đặc biệt là những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam đã khiến cho các lãnh đạo Toyota Nhật Bản "phải lòng" và quyết định xây dựng nhà máy tại đây, bất chấp mọi khó khăn.
![]() |
Sau nhiều nỗ lực, tháng 9/1995, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức được thành lập. Vào tháng 3/1996, TMV đã khởi công xây dựng nhà máy tại Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Lớn lên trong thử thách
Năm 1997 là năm đầu tiên đi vào sản xuất, sản lượng của TMV chỉ đạt 1.277 xe, một con số nhỏ bé, trong thị trường nhỏ bé với quy mô 6.000 xe/năm. Nhưng vạn sự khởi đầu nan, TMV luôn tin tưởng và kiên định với mục tiêu phía trước với việc liên tục cho ra mắt những dòng sản phẩm mới, đa dạng đáp ứng nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng. Năm 1998 giới thiệu mẫu xe Camry mới đầu tiên, năm 1999 ra mắt mẫu xe Zace, năm 2000 ra mắt Land Cruiser và 2003 là Vios. Cùng với đó, TMV mở rộng mạng lưới Đại lý phân phối và đẩy mạnh các hoạt động sau bán hàng. Do vậy, doanh số bán hàng hàng năm của TMV không ngừng tăng lên và đạt 12.000 xe vào năm 2003.
![]() |
Bên cạnh đó, mặc dù thị trường ô tô còn nhỏ bé, sản lượng sản xuất còn hạn chế, nhưng với mục tiêu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, tháng 3/2003, TMV đã đưa xưởng dập thân vỏ xe đi vào hoạt động và trở thành nhà máy đầu tiên hoàn thiện 5 quy trình sản xuất gồm: dập-hàn-sơn-lắp ráp và kiểm tra chất lượng. Không dừng lại ở đó, TMV đã mời gọi thành công Tập đoàn Denso và nhiều nhà sản xuất linh kiện phụ tùng khác của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam để phát triển công nghiệp phụ trợ.
![]() |
Đến tháng 7/2004, TMV khai trương Trung tâm xuất khẩu phụ tùng, mở ra một thời kỳ mới cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu của Toyota. Năm 2005, đánh dấu 10 năm phát triển, TMV đã cho xuất xưởng chiếc xe thứ 50.000 tại nhà máy.
Bứt phá và tăng trưởng
Năm 2006, TMV ra mắt thế hệ đầu tiên của chiếc xe đa dụng toàn cầu Toyota Innova và mang lại thành công vang dội. Những năm tiếp theo đó, TMV liên tục cho ra mắt các mẫu xe mới như Fortuner vào năm 2009, mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc gồm Hilux vào năm 2009, Yaris, Land Prado vào năm 2011 và FT86 vào năm 2012.
![]() |
Năm 2006, TMV đạt doanh số gần 15.000 xe, đến năm 2007 đạt hơn 20.000 xe, năm 2008 đạt xấp xỉ 25.000 xe. Năm 2011, TMV xuất xưởng chiếc xe thứ 200.000, năm 2013 TMV xuất xưởng chiếc xe thứ 250.000 và năm 2015 xuất xưởng chiếc xe thứ 300.000.
Nhằm tiếp tục gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, TMV đưa dây chuyền Khung gầm xe đầu tiên đi vào hoạt động vào tháng 8/2008 với công suất 21.000 chiếc/năm. Dây chuyền này đã góp phần đưa 5 mẫu xe của TMV đạt tỷ lệ nội địa hóa trong khoảng từ 19% đến 37% tùy từng mẫu xe (theo cách tính của Asean). .
Bên cạnh đó, TMV luôn nỗ lực nâng cao quản lý chất lượng và mở rộng đầu tư nhằm gia tăng năng lực sản xuất của nhà máy với tổng tiền đầu tư lên tới 160 triệu đô la Mỹ (không tính đầu tư ban đầu). Năm 2015 được ghi nhận là một năm của những kỷ lục mới được xác lập khi lần đầu tiên doanh số bán của TMV đạt trên 51.000 xe (tăng 24%), sản lượng sản xuất đạt 45.000 xe /năm (tăng 30%), tương đương gần 150 xe/ngày.
Những đóng góp ý nghĩa
Có thể nói, sau 20 năm phát triển, TMV đã đạt được những thành tựu đáng kể: Hơn 360.000 khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của Toyota; trên 6,6 triệu lượt khách hàng vào làm dịch vụ tại hệ thống 46 Đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền trải khắp 21 tỉnh, thành. Bên cạnh đó, TMV còn mở rộng phạm vi kinh doanh, xuất khẩu phụ tùng ô tô sang có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên đến gần 330 triệu USD.
Cùng với những thành tựu trong kinh doanh, TMV đã đóng góp trên 5 tỷ USD vào Ngân sách Nhà nước, cung cấp việc làm ổn định cho gần 33.000 lao động, đóng góp cho các hoạt động xã hội hơn 22 triệu USD. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển và xây dựng kinh tế xã hội cùng những thành tích đạt được, TMV đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp Công ty tròn 20 tuổi.
Nhìn về tương lai, TMV đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam trong 20 năm tiếp theo. Thị trường ô tô Việt Nam được kỳ vọng sẽ chứng kiến một quá trình phổ cập hóa xe ô tô trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025. Lúc đó, nhu cầu về xe ô tô sẽ đa dạng hơn, khách hàng sẽ kỳ vọng có nhiều loại xe hơn để lựa chọn và nhu cầu của họ cũng sẽ cao hơn. Mặt khác, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt về chi phí sản xuất với nhiều nước khác bởi vì thuế nhập khẩu xe ô tô sẽ được gỡ bỏ trước khi thị trường ô tô kịp đủ lớn. Với những dự báo tương lai như vậy, TMV quyết tâm sát cánh và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.
Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, TMV luôn tập trung vào 3 mục tiêu chính, đó là “hiện thực hóa một xã hội ô tô giàu mạnh”, “đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô” và “đóng góp cho xã hội Việt Nam” dựa trên tầm nhìn “trở thành một công dân tốt”. Để hiện thực hóa 3 mục tiêu trên, TMV luôn nỗ lực mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, cũng như dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hoàn hảo. Từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, dù sản lượng còn thấp và xuất khẩu phụ tùng ô tô. Thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong 4 lĩnh vực: an toàn giao thông, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và văn hóa -xã hội. |
Minh Ngọc
" alt=""/>Toyota Việt Nam nỗ lực vì một xã hội ô tô giàu mạnhNếu có dịp gặp Khánh My ngoàiđời, chắc chắn bạn khó có thể rời mắt khỏi một cô gái với vóc dáng cao ráo,khuôn mặt xinh đẹp và đôi mắt sáng long lanh đầy cuốn hút.
Người đẹp “từ thiện”
- Không chỉ sở hữu khuôn mặt thanh tú, My còn chiếm được cảm tình của đôngđảo người xem bởi mục tiêu và lý lịch “sạch”. My có cảm thấy hài lòng với chọnlựa của mình?
My luôn xác định đi theo con đường nghệ thuật sạch và bằng chính thực lực củamình. Không sốc nổi, không tạo nhiều chiêu trò để nổi tiếng mà chọn lọc địa điểmđể xuất hiện.
Ngoài ra My vẫn chú tâm chính vào việc học hành, kinh doanh phụ gia đình và tíchcực tham gia các chương trình từ thiện. My muốn khẳng định chính mình không chỉbằng cái đẹp ở hình thức mà còn ở trí tuệ và tài năng.
- My có thể chia sẻ đôi chút về những dự án đang thực hiện và trong tươnglai?
Sắp tới, My sẽ tham gia vai chính trong 1 bộ phim cổ trang của hãng phim truyềnhình TFS. Còn hiện tại, My đang đảm nhận vai trò Đại sứ của Hội chữ thập đỏ ViệtNam và Đài truyền hình VTV.
Song song đó là Đại sứ từ thiện đi bộ vì môi trường và trẻ em nhiễm chất độc màuda cam. Đồng thời vẫn tiếp tục sự nghiệp trình diễn thời trang và người mẫuchuyên nghiệp của mình.
![]() |
Bằng cách định nghĩa mình là loại đồ uống pha chế tại quầy, trà sữa không cần dán nhãn dinh dưỡng, không cần liệt kê bảng thành phần và thậm chí có thể lách được thuế đường của nhiều quốc gia (chỉ có phạm vi điều chỉnh với các loại đồ uống bán sẵn đóng chai hoặc đóng lon).
Ý thức được đường không tốt cho sức khỏe, nhiều người sẽ chủ động gọi trà sữa giảm đường. Nhưng những con số giảm 75%, 50% hay 30% đường là cực kỳ mơ hồ. Không ai biết trong một cốc trà sữa thực sự có bao nhiêu gam đường.
Chính xác thì: Có bao nhiêu đường trong một cốc trà sữa?
Để giúp công chúng trả lời câu hỏi này, kênh truyền hình NewsAsia đã đặt hàng một loạt thí nghiệm tại Trường Cao đẳng Bách khoa Temasek Singapore. Họ đã tới 6 cửa hàng trà sữa có thương hiệu nổi tiếng, mua về nhiều đồ uống để các sinh viên tại Temasek kiểm tra lượng đường ẩn trong đó.
Các sinh viên này đang theo học ngành Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm Ứng dụng, họ đã sử dụng một khúc xạ kế để đo lượng đường hòa tan trong các mẫu phẩm. Kết quả gây sốc nhưng không bất ngờ.
Tất cả các loại đồ uống bán trong hàng trà sữa đều chứa cực kỳ nhiều đường. Chẳng hạn, một cốc trà bí đao 500 ml chứa khoảng 80 gam đường. Cùng dung tích, một cốc trà sữa đường nâu chứa tới 92,5 gam đường.
Khủng khiếp nhất là trà sữa trân châu, một cốc 500 ml chứa tới 102,5 gam đường. Hàm lượng đường này cao hơn bất kể một loại nước tăng lực nào có mặt trên thị trường bao gồm Monster (55 gam trong 500 ml), Red Bull (55 gam trong 500 ml), Mountain DEW (62,5 gam trong 500 ml), Samurai (100 gam trong 500 ml).
Trong so sánh, một cốc trà sữa trân châu 500ml có lượng đường gấp gần 3 lần một lon Coca-Cola 330ml, gần 4 lần một lon RedBull 250 ml.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, một người trưởng thành trung bình không nên ăn quá 50 gam đường mỗi ngày. Như vậy, chỉ cần uống một cốc trà sữa trân châu 500 ml, bạn đã tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép trong 2 ngày.
Siti Saifa, giảng viên Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm Ứng dụng tại Trường Cao đẳng Bách khoa Temasek cho biết: ngay cả khi bạn giảm đường xuống còn 1 nửa thậm chí 1 phần tư, một cốc trà sữa vẫn chứa quá nhiều đường cho một ngày.
Cô lưu ý đó còn chưa kể lượng đường có trong trân châu, các loại topping thậm chí cả trái cây được cho thêm vào trà sữa mà thí nghiệm sử dụng khúc xạ kế ở Temasek chưa đo được.
Bản chất gây nghiện của đường và "đại dịch" trà sữa
Nhiều chuyên gia ở Singapore đang cảm thấy lo ngại khi chứng kiến những hàng dài thanh thiếu niên và trẻ em xếp hàng ở các cửa hàng trà sữa. Loại thức uống chứa trà và sữa thường gây lầm tưởng cho người tiêu dùng rằng nó tốt hơn các loại nước ngọt.
"Nếu chúng ta nhìn vào bản chất gây nghiện của đường, không có gì đáng ngạc nhiên khi những đồ uống này đang trở nên phổ biến, và rất nhiều phụ huynh coi đây là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe so với các loại nước ngọt giải khát", Bonnie Rogers một huấn luyện viên sức khỏe tại Singapore cho biết.
Nhưng thực tế, chỉ cần uống một cốc trà sữa thôi bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đường "kinh khủng khiếp", cô nói.
"Khi bạn công thêm các nguồn đường khác từ đồ ăn vặt và thậm chí cả các loại đường phức từ cơm và trái cây, kết hợp với thực trạng lười vận động ở trẻ em và người lớn nói chung, tất cả vẽ ra một bức tranh đáng sợ".
Giữa cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường đang hoành hành ở Singapore, khi hơn nửa triệu người dân đang phải sống chung với căn bệnh này (cao hơn mức trung bình của toàn thế giới), Bộ Y tế Singapore đã bắt đầu lấy ý kiến người dân về luật đánh thuế và cấm một số loại đồ uống có đường.
Thế nhưng, quy định này chỉ điều chỉnh các loại đồ uống đóng gói bán sẵn như nước giải khát đóng chai, đóng lon. Rogers coi đó là một điểm mù của radar sức khỏe, khi các loại đồ uống pha chế tại quầy như trà sữa không được chú ý tới.
NewsAsia kể một câu chuyện của Tân Hồng Minh là một tài xế Grab 31 tuổi ở Singapore. Trước đây, khi còn là một nhân viên IT, anh Tân uống trà sữa mỗi ngày vì có ngay một quầy bán hàng trong công ty anh. Khi chuyển nghề lái xe, anh chỉ ghé quán trà sữa mỗi tuần một lần, nhưng mua tới 3 cốc một.
"Hầu hết mọi người đều thấy trà sữa quá ngọt, nhưng bản thân tôi thấy càng ngọt càng ngon", anh nói. Màu sắc và sự đa dạng là những gì hấp dẫn anh Tân mua trà sữa. Thêm vào đó, anh nói mình có thể cảm thấy vị đắng của trà, tin rằng trà trong thức uống có phần tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, nó còn giúp anh tỉnh táo hơn khi lái xe.
Có một lý do tại sao những người tiêu dùng như anh Tân tìm đến một loại đồ uống như trà sữa. Những đồ uống này gây ra một hiệu ứng "tàu lượn siêu tốc" trên cơ thể, Rogers nói. "Nó đẩy mức năng lượng của bạn lên thật cao và rồi đột nhiên rút cạn nó khiến bạn thấy đói, mệt mỏi và phải tiếp tục phải tìm đến đường để đẩy mức năng lượng trở lại".
Trong bối cảnh của một bức tranh lớn hơn, nếu một người ngủ không ngon, chịu nhiều căng thẳng hoặc ăn một chế độ giàu carbohydrate, cơ thể họ sẽ thèm đường liên tục. Trà sữa xuất hiện trên thị trường để khỏa lấp khoảng trống đó, và đã rất thành công vì là một loại đồ uống dễ tiếp cận, Rogers nói.
Cuối năm 2018, bên lề Hội nghị Bộ trưởng về Bệnh tiểu đường đầu tiên được tổ chức tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Y tế nước này nói rằng ông không muốn quá khắt khe với các quy định liên quan đến đồ uống có đường như trà sữa.
Người tiêu dùng có quyền lựa chọn, ông Gan Kim Yong nói. Chính phủ có thể giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về hậu quả nếu họ lựa chọn một loại đồ uống nào đó có nhiều đường.
"Chúng tôi thực sự không muốn tước đi sự lựa chọn của người tiêu dùng một cách không cần thiết. Chúng tôi muốn cho mọi người lựa chọn, nhưng đồng thời, chúng tôi muốn giúp mọi người lựa chọn đúng", ông Gan cho biết.
Theo ông, Bộ Y tế Singapore sẽ tiếp cận vấn đề này bằng cách giáo dục và nâng cao nhận thức công chúng, nhằm thông tin cho họ biết bản chất sức khỏe của các loại thực phẩm mà họ chọn tiêu thụ.
"Sức khỏe vẫn là trách nhiệm của từng cá nhân. Sự lựa chọn đem lại lợi ích [hoặc rủi ro] cho chính bản thân bạn, do đó bạn cần có trách nhiệm", ông Gan nói.
Vậy để đối mặt với câu hỏi có nên uống trà sữa hay không, bây giờ bạn có thể nhìn vào lượng đường khủng khiếp có trong đó để lựa chọn.
Theo GenK
" alt=""/>Lượng đường khủng khiếp có trong một cốc trà sữa: Bằng 4 lon Red Bull cộng lại