Một số người nhập viện do hồng ngâm, chuyên gia chỉ điều cấm kỵ khi ăn quả này

[Nhận định] 时间:2025-01-19 07:21:11 来源:NEWS 作者:Thế giới 点击:101次

Ngày 27/9,ộtsốngườinhậpviệndohồngngâmchuyêngiachỉđiềucấmkỵkhiănquảnàxem gia vang hom nay các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) đã phẫu thuật lấy khối bã thức ăn thành công cho nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở Hà Nội. Bà ăn khoảng 5-6 quả hồng, sau vài ngày, xuất hiện tình trạng đau âm ỉ nên đến viện khám. 

Trước đó, người bệnh từng có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm da cơ địa, từng cắt u xơ tử cung. Các bác sĩ đã nội soi dạ dày cho bệnh nhân phát hiện có hai khối bã thức ăn lớn với kích thước lần lượt là 6x7cm và 2x3cm.

Các bác sĩ đã nội soi dạ dày để gắp thức ăn ra nhưng không thành công. Không thể xuyên phá khối bã này bằng tia laser do khối bã thức ăn quá rắn chắc, bác sĩ buộc phải phẫu thuật mở mặt trước dạ dày để lấy ra.

Tháng 10/2021, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E, cũng tiến hành phẫu thuật nội soi để đẩy khối bã thức ăn xuống đại tràng cho một nữ bệnh nhân ở Hà Nội. Người này có tiền sử cắt 2/3 dạ dày, trước khi vào viện có biểu hiện đau bụng, nghi do tắc ruột. Bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện vài ngày có ăn quả hồng ngâm.

Hồng là loại quả được ưa chuộng vào mùa thu miền Bắc tuy nhiên đã không ít bệnh nhân phải nhập viện vì ăn loại quả này. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết trong trái hồng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như mangan, kali, kẽm, đồng, vitamin C, beta-carotene, sắt, kali…

"Dù là một loại quả ngon nhiều dinh dưỡng nhưng không biết ăn lại gây hại cho sức khoẻ. Do trong hồng có nhiều tanin và pectin khiến cho hồng rất chát. Khi ăn nhiều, hồng có thể gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu hoá, tắc ruột", PGS.TS Lâm nói.

PGS.TS Lâm phân tích thêm, khi ăn hồng ngâm một cần phải lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây ra rắc rối cho sức khoẻ. Không ăn khi bụng đói do tanin kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Những khối kết tủa lưu lại trong đường tiêu hóa có thể gây ra gây tắc nghẽn đường tiêu hóa (tắc ruột). Người đang có tình trạng táo bón, tiêu hóa kém cũng không nên ăn hồng ngâm nhiều. Chất tanin có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

Hồng cũng là loại quả chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn tuổi hạn chế ăn vì bộ máy tiêu hóa kém sẽ làm tăng nguy cơ bán tắc hoặc tắc ruột.

Để an toàn khi ăn hồng ngâm, chuyên gia khuyên người cao tuổi khi ăn hồng nên chọn quả đã chín. Ăn hồng ngâm nên uống nước nhiều để thuận lợi cho quá trình tiêu hoá. Ngoài ra, mọi người cũng nên ăn thêm sữa chua để bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ, hạn chế được nguy cơ táo bón.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội cũng nhấn mạnh hồng là loại quả được ưa chuộng nhưng cần lưu ý khi ăn. Theo lương y Sáng, hiện nay, hồng ngâm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Quả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, có một số cấm kỵ khi ăn hồng nhiều người có thể chưa biết tới. 

Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi ăn hồng:

- Không ăn khi bụng đói: Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…

- Không ăn nếu tiêu hóa kém: Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharide và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết rất có hại. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mạn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

- Không ăn cùng trứng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20g muối và 200ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

- Không ăn cùng canh cua: Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

- Không ăn cùng khoai lang: Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, khó tiêu hóa, không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Ăn loại quả được chuộng nhất vào mùa thu, người phụ nữ Hà Nội phải nhập việnSau khi ăn quả hồng, trong dạ dày bệnh nhân có 2 khối bã lớn. Không thể xuyên phá khối bã này bằng tia laser, bác sĩ buộc phải phẫu thuật mở mặt trước dạ dày để lấy ra.

(责任编辑:Thời sự)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接