Các loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình dịp Tết Nguyên Đán
BS Nguyễn Trung Đạo,ácloạithuốccầncótrongtủthuốcgiađìnhdịpTếtNguyênĐáhagl Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay dịp Tết, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc thiết yếu để sử dụng trong tình huống như ban đêm bị ốm hoặc không thể tiếp cận ngay với dịch vụ y tế.
Giảm đau, hạ sốtlà loại thuốc cơ bản đầu tiên nên chuẩn bị. Loại thuốc hạ sốt nên sử dụng là acetaminophen (thuốc paracetamol). Thuốc này có nhiều dạng: uống, đặt hậu môn, gói bột pha nước...
Gia đình có trẻ em nên chuẩn bị thuốc dạng bột để pha nước cho trẻ uống hoặc viên nang đặt hậu môn, chủ động dùng thuốc khi người nhà sốt trên 38 độ C.
Liều dùng cho cả người lớn và trẻ em tính theo công thức 10-15mg cho một kg cân nặng, nhân với cân nặng. Ví dụ một người 50kg thì uống được 1 viên 500mg, người 75kg có thể uống 2 viên 500mg.
Thuốc uống cách nhau 4-6 tiếng/lần, một ngày tối đa 5 lần, không dùng quá 4 ngày. Các cơ sở y tế từng tiếp nhận không ít người bị suy gan, ngộ độc gan vì uống thuốc paracetamol quá liều, quá trình điều trị phức tạp, đe dọa tử vong.
Thuốc Ibuprofen, Aspirin có thể sử dụng nhưng cần lưu ý hạn chế dùng trên người có bệnh nền tim mạch, suy thận mạn, nghi ngờ mắc sốt xuất huyết.
Thuốc xịt mũi họng, nước muối sinh lýrửa mũi họng hay vết thương, thuốc nhỏ mắt nên được chuẩn bị sẵn. Natri clorid 0,9% nhỏ mắt trong các trường hợp khô mắt, cảm giác khó chịu, dùng để rửa mắt do bụi, rửa trôi các dị vật nhỏ bám vào mắt, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Có thể nhỏ 5-6 giọt/lần hoặc nhỏ nhiều lần trong ngày khi cần thiết.
Các thuốc chống dị ứnglà loại thuốc thứ 3 được đề cập, theo lời khuyên của bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Người dân có thể chủ động mua ở hiệu thuốc.
Thuốc điều trị dạ dày, tiêu hóa rất quan trọng. Ngày Tết, việc ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều chất đạm và dầu mỡ, giàu tinh bột, chất béo và thiếu chất xơ, rượu bia nhiều có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón. Nên chủ động dự trữ thuốc trị chứng đầy hơi, khó tiêu, thuốc tiêu chảy, men tiêu hóa phòng những tình huống do ăn uống.
Chuẩn bị nhiều gói oresol để đề phòng trong nhà có nhiều người cùng bị tiêu chảy, sốt, nôn. Khi pha oresol phải theo đúng tỷ lệ hướng dẫn, tránh pha đặc hay loãng làm mất tác dụng của thuốc. Nếu oresol được pha đặc quá sẽ làm người bệnh nạp quá nhiều muối (natri) khiến lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê, tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Thức khuya, đảo lộn sinh hoạt có thể khiến những cơn đau dạ dày xuất hiện. Các thuốc dự phòng điều trị đau dạ dày nên được dự trữ trong gia đình hỗ trợ nếu người nhà xuất hiện triệu chứng khó chịu mà chưa đến mức nhập viện.
Người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp cần chú ý theo dõi đường huyết, huyết áp và tuân thủ chế độ dùng thuốc như ngày thường. Người bệnh cần chuẩn bị sẵn lượng thuốc đủ dùng cho các ngày nghỉ Tết.
Vật dụng sơ cứu vết thương như băng cá nhân, gạc vô trùng, kéo nên được chuẩn bị sẵn. Các dung dịch để rửa và sát trùng vết thương có thể mua sẵn gồm: povidon iod (Povidine, Betadine), oxy già và cồn 70 độ.
Các thuốc trên cần để trong tủ thuốc tránh xa tầm với trẻ em; để ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều ánh sáng, ẩm và nóng. Thuốc dành cho người lớn, trẻ em, người đang dùng thuốc bác sĩ kê cần được để riêng biệt, dán nhãn bao bì.
Khi mua thuốc, bác sĩ khuyên người dân nên nhờ tư vấn của thầy thuốc, ghi rõ hướng dẫn cách sử dụng. Chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ vài ngày, nếu triệu chứng không đỡ hoặc kéo dài, cần đi khám.
Nhiều học sinh bỏng đầu, nát tay trước Tết vì nghịch pháoXin được thuốc pháo của bạn, nam sinh V.Đ.D (13 tuổi) cho vào ống nhựa. Quả pháo tự chế nổ ngay trên tay khiến em bị dập nát bàn tay, chảy máu ồ ạt, đa vết thương phần mềm.