Nhận định, soi kèo nữ ALG Spor vs nữ Unye Kadin, 18h00 ngày 27/3: Out trình

Kinh doanh 2025-03-31 06:44:19 727
ậnđịnhsoikèonữALGSporvsnữUnyeKadinhngàyOuttrìxem đá banh trực tiếp   Hư Vân - 27/03/2025 04:30  Thổ Nhĩ Kỳ
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/99d198731.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ

Soi kèo góc Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Thế trận hấp dẫn

10 năm hoàn thành chưa đến 50% mục tiêu

Dẫn ra số liệu thống kê ông Hà Quang Hưng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường cho biết, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2. Hiện, tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn, với tổng diện tích khoảng gần 11 triệu m2.

Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị đến nay đã hoàn thành đầu tư xây dựng 138 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 57.000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng hơn 2,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 173 dự án, quy mô xây dựng khoảng 128 nghìn căn hộ, với tổng diện tích khoảng hơn 6,4 triệu m2.

{keywords}
10 năm phát triển nhà ở xã hội mới hoàn thành chưa đến 50% mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020

Chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp: Đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 111 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 47.000 căn hộ, với tổng diện tích hơn 2,3 triệu m2. Hiện, tiếp tục triển khai 91 dự án với quy mô xây dựng khoảng hơn 90.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 4,5 triệu m2.

Đánh giá về nguyên nhân, ông Hưng cho biết, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa đạt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Cụ thể, tại một số địa phương, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội hoặc có bố trí nhưng ở tại các vị trí không thuận lợi hoặc chưa giải phóng xong mặt bằng,... dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, do “đói” vốn tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020 đạt mức thấp, khoảng 2.163/9.000 tỉ đồng (chỉ đáp ứng khoảng 24% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội).

Đồng thời, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí nên nhiều dự án nhà ở xã hội không thể triển khai thực hiện.

Căn hộ bình dân leo giá cả chục triệu lên trung cấp

Đánh giá về thị trường nhà ở và thị trường bất động sản năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết giá bất động sản vẫn tăng. Trong đó, có những khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.

Thực tế cho thấy, trên thị trường hiện các dự án có căn hộ bình dân với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất ít, hầu như chỉ có tại các khu vực xa trung tâm và hạ tầng kém phát triển. Tại Hà nội có một số ít dự án nhà ở xã hội với mức giá dưới 20 triệu đồng/m2 mở bán và một số dự án nhà ở thương mại giá thấp.Còn tại TP.HCM hầu như không có dự án có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu/m2.

{keywords}
Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn

Ở phân khúc căn hộ trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu/m2 đến trên 40 triệu/m2), tại Hà Nội đa số dự án chung cư mới được đầu tư xây dựng thuộc phân khúc trung cấp và có giá bán dao động từ 30 – 40 triệu đồng, tập trung nhiều tại các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm…. Tại TP.HCM chung cư phân khúc trung cấp có giá cao hơn tại thị trường Hà Nội giao động từ khoảng 35 – 45 triệu/m2;

Nhìn nhận về thực tế này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiện căn hộ trung cấp 2 phòng có giá khoảng 2,5 tỷ đồng (35 triệu đồng/m2), cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8-12 triệu đồng/tháng, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/năm. Căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỷ đồng trở xuống (25 - 30 triệu đồng/m2 ) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP.HCM trong 2 năm qua.

Trong khi đó, không ít chuyên gia bất động sản cho rằng, vấn đề đau đầu hiện nay là người mua nhà giá rẻ phải chi nhiều tiền hơn, phải trả mức giá cao hơn nhưng chất lượng nhà cũng chỉ ở mức bình dân.

Bộ Xây dựng cũng đánh giá lũy kế của sự tăng giá liên tục làm cho giá các loại căn hộ thay đổi đáng kể. Có những dự án, căn hộ trước đây thuộc phân khúc bình dân thì nay đã có mức giá thuộc phân khu trung cấp, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại các đô thị lớn.

Điều này có thể thấy loại nhà 25 triệu đồng/m2 dần biến mất khỏi thị trường và phân khúc nhà giá rẻ đang bị đôn lên vùng giá 30 -35 triệu đồng/m2 trở lên cũng không còn xuất hiện trong khu vực nội đô thành phố. Muốn mua được loại nhà này, khách hàng phải chấp nhận di chuyển quãng đường xa hơn khiến người dân có thu nhập thấp, trung bình vẫn loay hoay với bài toán an cư.

Từ thực tế hiện nay, để có nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đại diện Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, sớm bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại để cho vay nhà ở xã hội và bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay nhà ở xã hội.

Theo đó, sẽ đề nghị bổ sung khoảng 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 và khoảng 2.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.

Về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m 2 , giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m 2 ), Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó tập trung vào một số ưu đãi: Về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; và cơ chế huy động vốn…

“Việc triển khai các cơ chế chính sách phát triển nhà ở thương mại giá thấp phải được nghiên cứu bài bản nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật về nhà ở và các pháp luật khác liên quan” – Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Hồng Khanh

Náo loạn nhà đất Hà Nội, dự án xanh cỏ cả thập kỷ hét giá 100 triệu/m2

Náo loạn nhà đất Hà Nội, dự án xanh cỏ cả thập kỷ hét giá 100 triệu/m2

Một số dự án đắp chiếu cả thập kỷ bất ngờ nổi lên với giá tăng gấp 2 -3 lần khiến thị trường quanh khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, có dự án ăn theo trên thị trường thứ cấp cũng tăng vài tỷ đồng mỗi biệt thự.

">

Nhà xã hội đói vốn nhà giá rẻ tăng cả chục triệu mỗi m2

{keywords}Thuận thay mẹ chăm sóc bố và em trai đang học lớp 3

Anh kết hôn cùng chị Duyên, lần lượt sinh được hai người con. "Khi mang thai cháu Thuận, ông bà nội cắt cho vợ chồng căn bếp làm nơi để ăn ở. Khi Thuận khoảng 9 tuổi, thấy căn nhà cũ nát, vợ lại đang mang thai cháu thứ hai nên ông bà đã kêu gọi anh em họ hàng dựng căn chòi hiện tại để vợ chồng con cái sinh hoạt”, anh Dũng kể.

Gia đình anh Dũng thuộc hộ nghèo, bản thân anh tàn tật, không thể làm thêm được công việc gì. Mọi chi phí, sinh hoạt lo cho 4 miệng ăn trong nhà đều trông chờ vào những đồng tiền đi nhặt ve chai của vợ.

{keywords}
Ngôi nhà lụp sụp của cả gia đình Thuận 

Các con ngày một lớn, tiền ăn, học, sinh hoạt trong gia đình cũng tăng lên, những đồng tiền lẻ đi nhặt ve chai không đủ trang trải. Chứng kiến cảnh con bữa no bữa đói, chị Xuyên đành chấp nhận để lại 3 bố con ở nhà tự chăm sóc nhau, còn mình ra Hà Nội làm thuê tại một xưởng tăm, trừ chi phí sinh hoạt, một tháng chị cũng gửi về được khoảng 1 triệu đồng cho bố con.

Anh Dũng cho hay, xưởng tăm mà vợ mình đang làm trước đây ở huyện Quan Hóa, năm 2016 xưởng chuyển ra ngoài Hà Nội nên chị Xuyên xin đi theo. Vì sức khỏe yếu và tiền lương phụ thuộc số lượng sản phẩm, thế nên mỗi tháng chị chỉ kiếm được khoảng 2-3 triệu đồng.

“Năm lên 6 tuổi cháu Thuận đã phải đi chăn bò thuê đổi lấy bữa ăn qua ngày. Một bữa đi học, một bữa đi chăn bò người ta cũng cho được lon gạo, mớ rau… về nấu cơm cho cả nhà”, anh Dũng tâm sự.

{keywords}
Em Thuận ước mơ được đặt chân tới giảng đường Đại học

Nhìn đứa con gái đã 18 tuổi chỉ cao 1m49, nặng vỏn vẹn 34kg, anh Dũng không khỏi xót xa. Nhiều năm qua, Thuận thay mẹ chăm sóc bố và em trai đang học lớp 3, vừa tự lo việc học. Vậy mà em vẫn luôn là học sinh khá, giỏi của trường.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Thuận đạt 27 điểm khối C1. Trong đó, Ngữ văn 8,5 điểm; Lịch sử 8,5 điểm và Giáo dục công dân 10 điểm (tính cả điểm cộng vùng và dân tộc em đạt 29,75 điểm). Với số điểm trên, Thuận đăng ký vào Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), ngành sư phạm Văn.

Cô Nguyễn Thị Vân, giáo viên chủ nhiệm của Thuận cho biết, từ khi biết kết quả thi, cô cùng các thầy cô trong trường đã liên tục động viên, tìm cách kêu gọi để hỗ trợ kinh phí bước đầu cho em nhập học.

“Thuận cũng nhiều lần bày tỏ chuyện nên học tiếp hay dừng lại để đi làm phụ giúp bố mẹ. Mình hiểu trong thâm tâm em luôn muốn thực hiện ước mơ làm giáo viên, nhưng hoàn cảnh lại quá nghèo khó. Nhìn những cố gắng, nỗ lực suốt bao năm qua của em, các thầy cô trong trường thực lòng không nỡ để em dừng bước trước giảng đường”, cô Vân nói.

Lê Dương - Tuấn Linh

Cập nhật: Hiện nay trường hợp của Thuận đã nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để tiếp sức ước mơ đến trường. VietNamNet dừng kêu gọi hỗ trợ trường hợp này.

 

">

Nữ sinh hiếu thảo đạt 29,75 điểm khát khao đến giảng đường đại học

友情链接