Ngoài ra, để thêm phần giải trí, nhiều câu hỏi đố mẹo cũng được đưa vào cuộc thi như: Khói xe điện bay theo hướng nào? Làm thế nào để thức trắng 7 ngày mà không thiếu ngủ?... Các câu hỏi không đơn thuần để gây cười, mà còn giúp các bạn thỏa sức sáng tạo, kích thích óc tư duy của các bạn nhỏ.
Khác biệt qua từng tập
Sự đổi mới còn xuất hiện qua từng tập. Trong tập 2, phần thi Hội cũng có sự thay đổi so với tập 1 khi thêm tiết mục tặng quà “an ủi” cho các sĩ tử thua cuộc trong phần thi đối kháng. Những món quà chỉ mang tính chất tinh thần, nhưng cũng phần nào giúp các sĩ tử giảm căng thẳng sau khi kết thúc phần đấu trí căng não.
Phần thi Đình cũng gây nhiều bất ngờ cho khán giả sau 2 tập phát sóng. Ở tập 1, câu hỏi thuyết trình mang lại nhiều cảm xúc khi yêu cầu 3 thí sinh chia sẻ về những lần không muốn nghe lời của cha mẹ.
Tuy nhiên, trong tập 2, thay vì tiếp tục đưa ra một câu hỏi về sự cảm nhận, BTC lại mang đến một vấn đề thực tế gây tranh luận. Với câu hỏi “Trẻ em cần biết kỹ năng sống như thế nào để giúp đỡ người khác vượt qua nguy hiểm mà vẫn đảm bảo an toàn?”, mỗi sĩ tử đưa ra ý kiến riêng cùng các luận điểm để thuyết phục ban giám khảo. Không bó buộc, “đóng đinh” vào thể loại nội dung nào mà luôn khác biệt qua từng tập…đó chính là điểm hấp dẫn khán giả tại “Trạng nguyên nhí” mùa 3.
Sân chơi để học sinh thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo
Tập 3 đón chào 12 bạn nhỏ đang học lớp 2, 3, 4 đến với trường thi. Trong đó, có 2 bạn nhỏ tài năng là: bạn Nguyễn Minh Quân (học sinh lớp 3, trường Quốc tế Á châu, TP.HCM) với màn trình diễn múa côn nhị khúc; Trương Nguyên Khang (học sinh lớp 3, trường Vinschool Golden River, TP.HCM) gây chú ý với khả năng hát Tiếng Anh. Trong tập này, các bạn nhỏ đã trải qua rất nhiều các câu hỏi thú vị. Mỗi đáp án mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích, những trải nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc.
Cụ thể, ở câu hỏi “Chiếc rương thần kỳ - Hiện vật”, thí sinh được tận tay cầm, đội thử chiếc mũ và tìm hiểu về cuộc sống của các bạn nhỏ trong chiến tranh. Hay câu hỏi phần “Hack não” tuần này là “Con cua bình thường có 8 chân và 2 càng. Làm thế nào để con cua được 9 chân?”. Bên cạnh những câu hỏi, ở tập 3, các bạn nhỏ còn được trải nghiệm điệu nhảy sạp truyền thống của người dân tộc Thái.
Người xem cũng háo hức trong phần thi Đình. 3 bạn nhỏ xuất sắc nhất của 2 đội được xem một clip về nhân vật hoạt hình “Nobita”, sau đó cùng viết ra những suy nghĩ của mình về câu hỏi: “Bạn sẽ làm gì để vượt qua nỗi buồn?”.
Ai sẽ là người có những chia sẻ xúc động và xuất sắc nhất để trở thành trạng nguyên nhí bước vào trận chung kết mùa 3? Cùng đón xem tập tiếp theo của Trạng nguyên nhí mùa 3, phát sóng 13h thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV3.
Mọi thông tin chi tiết tham khảo tại fanpage: https://www.facebook.com/TVAd01
Bích Đào
" alt=""/>Nhiều đổi mới thú vị trong ‘Trạng nguyên nhí’ mùa 3Nhiều nguồn tin cho biết, theo kế hoạch, đầu tiên cổ phiếu VNG dự kiến sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào ngày 22/9. Tuy nhiên, do không kịp thời gian chuẩn bị, thời gian niêm yết được dời qua ngày 27/9.
Một nguồn tin cho VietNamNet hay, kế hoạch lên sàn Nasdaq vào ngày 27/9 tới của VNG sẽ không diễn ra như dự kiến. Nguyên nhân do gặp phải một số vấn đề về hồ sơ và cần phải bổ sung theo yêu cầu của SEC. Đồng thời, hiện doanh nghiệp này cũng chưa ấn định lại ngày lên sàn Nasdaq.
PV VietNamNetđã liên hệ với bộ phận truyền thông của VNG và nhận được câu trả lời, do chính sách của công ty nên không có bình luận gì về các thông tin trên.
Về VNG Limited, công ty này nắm 49% cổ phần trực tiếp trong VNG Corporation. Đây là công ty có sự xuất hiện của các tập đoàn lớn từ Trung Quốc như Tencent, Ant Group và GIC – quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore. Về cơ cấu cổ phần tại công ty, ông Lê Hồng Minh và Vương Quang Khải nắm lần lượt 45% và 6% cổ phần. Tencent là cổ đông ngoại nắm cổ phần lớn nhất với 23%, phần còn lại thuộc về Ant Group và các tổ chức quốc tế khác.
Trước các thông tin trên, trong những ngày qua, giá cổ phiếu VNZ trên sàn UpCom đã liên tục có những biến động nhẹ về giá và được giao dịch quanh mức 1.130.000 - 1.150.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, ngày hôm qua (20/9), giá cổ phiếu VNZ đã giảm ở mức hơn 971.000 đồng/cổ phiếu và ở phiên cuối ngày hôm nay (21/9), giá cổ phiếu VNZ là 907.000 đồng/cổ phiếu.
Giữa năm 2010, chia sẻ với Forbes, ông Lê Hồng Minh - sáng lập kiêm CEO của VNG cho biết, giấc mơ của ông là đưa cổ phiếu công ty này xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế như Nasdaq hay Hong Kong. Năm 2017, VNG đã ký bản ghi nhớ về dự kiến niêm yết trên sàn Nasdaq tại New York (Mỹ).
Tháng 7/2022, nhiều thông tin cho biết, VNG sẽ niêm yết cổ phiếu tại Mỹ vào đầu năm 2023, với mục tiêu chào bán 12,5% cổ phần trong đợt IPO trên sàn Nasdaq.
Tuy nhiên, ngay sau đó, kế hoạch niêm yết tại Mỹ của VNG đã không diễn ra như dự kiến. Thay vì lên sàn Nasdaq, ngày 5/1/2023, VNG chính thức niêm yết trên sàn Upcom với 35.844.262 cổ phiếu có mã “VNZ”, trong đó, 28,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành và 7,1 triệu cổ phiếu quỹ. Mức giá lúc VNZ lên sàn là 240.000 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, VNG có vốn hóa 8.592 tỷ đồng.
Trên sàn Upcom, có thời điểm, “VNZ” trở thành cổ phiếu đắt nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam và có 10 phiên trần liên tiếp, trong đó, có thời điểm đạt mốc 1,4 triệu đồng/cổ phiếu, đưa vốn hoá công ty lên tới hơn 39.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng giao dịch cổ phiếu “VNZ” tương đối hạn chế ở các phiên khi chỉ từ vài trăm đến vài nghìn cổ phiếu.
Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, mặc dù đang gặp một số vấn đề nhưng VNG trước sau gì cũng lên sàn Nasdaq, bởi đây là ước mơ cũng như mục tiêu chính của họ. Rất nhiều chi phí đã được VNG bỏ ra để thực hiện kế hoạch này trong nhiều năm và họ sẽ nỗ lực để hoàn thành điều này trong thời gian tới.