Siêu máy tính dự đoán Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Melbourne City, 16h35 ngày 19/4: Hướng tới play
Cụ thể điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 đại học chính quy của Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định như sau:
Điểm chuẩn Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định năm 2020. Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học bằng cách nộp giấy chứng nhận kết quả thi (bản chính) và giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản sao công chứng) đối với những người tốt nghiệp năm 2020 hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) đối với những người tốt nghiệp năm 2019 trở về trước.
Thời gian xác nhận nhập học từ 7h30 ngày 6/10 đến 17h ngày 10/10/2020 (theo dấu bưu điện nếu nộp qua đường này).
Địa điểm xác nhận nhập học tại phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, 257 Hàn Thuyên, TP Nam Định (phòng 110, tòa nhà 9 tầng, điện thoại: 02283643495).
Thí sinh xác nhận nhập học trực tiếp tại trường sẽ được gửi luôn giấy báo nhập học. Thí sinh nộp hồ sơ xác nhận nhập học qua đường bưu điện, nhà trường sẽ gửi giấy báo nhập học trước ngày 13/10/2020.
Thí sinh trúng tuyển không xác nhận nhập học đúng thời gian quy định coi như không có nguyện vọng học tại trường.
Thanh Hùng
Thông tin tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2020
Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng năm 2020 Báo VietNamNet cập nhật đầy đủ tin tức về các phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, phương án xét tuyển của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định năm 2020" />Trường Tiểu học Kiện Khê A (Thanh Liêm) được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị tổ chức tốt việc dạy học môn Tin học cho học sinh. Tại các trường tiểu học, trong phòng học tin học, ngoài việc có tương đối đầy đủ máy vi tính, bố trí cho học sinh các khối lớp được học môn Tin học đúng thời lượng 2 tiết/tuần/lớp, còn tăng cường các hoạt động cho học sinh làm quen với cách học, tham gia các cuộc thi môn học trên internet dành cho học sinh tiểu học. Ở Trường Tiểu học Kiện Khê A (huyện Thanh Liêm) do được đầu tư đồng bộ nên việc dạy và học môn Tin học thực sự nền nếp và có chất lượng, học sinh có thêm điều kiện làm quen và hình thành các kỹ năng sử dụng máy tính. Nhiều học sinh rất thành thạo sử dụng máy tính khi tham gia các cuộc thi môn học trên mạng Internet. Ngoài thời gian học môn Tin học trên lớp, học sinh còn được tham gia các câu lạc bộ (CLB) do nhà trường tổ chức, như: Trạng nguyên Tiếng Việt, Toán tuổi thơ, Em yêu Tiếng Việt... Đây đều là các CLB hoạt động trên cơ sở khai thác và sử dụng hệ thống máy tính. Qua đó, đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong nhà trường.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều nguồn, các trường học trên địa bàn huyện đã được xây dựng, sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất thường xuyên, bảo đảm đủ phòng học Tin học và có đủ trang thiết bị dạy học từ 14- 16 máy tính/phòng học tin, được kết nối internet để triển khai dạy Tin học theo yêu cầu. Ông Đỗ Văn Bính, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Liêm cho biết: Để tăng cường dạy và học trên nền tảng công nghệ số, khuyến khích học sinh tiếp cận và làm quen với công nghệ, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy học môn Tin học cho học sinh. Riêng với cấp tiểu học, thực hiện dạy Tin học cho học sinh lớp 4, lớp 5 ở những trường dạy học 2 buổi/ngày, có đủ điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất; dành thời gian thích hợp cho học sinh lớp 5 được tiếp cận môn Tin học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 để tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh học lên lớp 6. Đồng thời, chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện dạy Tin học cho 100% học sinh khối lớp 3 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; chủ động cho học sinh lớp 1, lớp 2 được tiếp cận với chương trình giáo dục môn Tin học thông qua CLB Tin học, CLB giải toán qua internet, CLB Trạng nguyên Tiếng Việt, CLB Tiếng Anh trên internet IOE…
Hằng năm, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội thi Tin học trẻ, thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh các trường tiểu học, trường THCS trên địa bàn. Đây là hoạt động phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh, thiếu nhi, góp phần tạo nguồn nhân lực trẻ về công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Tại các hội thi, hầu hết thí sinh đã thể hiện tốt kiến thức lập trình, tự tin trình bày các phần mềm sáng tạo, được bồi dưỡng bài bản nên có tư duy và cách làm bài linh hoạt, sáng tạo. Chất lượng các phần thi của thí sinh được đánh giá có tính thực chất cao, khẳng định tính hiệu quả trong việc dạy và học môn Tin học trong các nhà trường. Đồng thời, cũng đã chứng minh được vai trò và tính thích ứng của công nghệ số đối với quá trình học tập của học sinh hiện nay.
Ứng dụng công nghệ trong dạy và học được thực hiện có hiệu quả trong các nhà trường. Trong ảnh: Thực hành thí nghiệm ảo môn Hóa học cho học sinh Trường THPT A Phủ Lý. Ảnh: Hà Trần Trên thực tế, việc đưa công nghệ số vào dạy học được giáo viên các cấp học rất chú trọng, quan tâm nhằm bắt kịp phương hướng đổi mới của nền giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để việc dạy học đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn và qua đó khơi gợi cho học sinh niềm đam mê các môn học.
Phương pháp dạy học mới bằng công nghệ số hóa lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn, kích thích phát triển về kỹ năng và tư duy; gia tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trên cơ sở nền tảng kiến thức về công nghệ, hầu hết các hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh các nhà trường đã được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ số. Từ các nhiệm vụ được giáo viên môn học giao, học sinh đã tự lên kế hoạch, xây dựng nội dung bài tập, làm powerpoint trình chiếu… khá bài bản, phát huy được tối đa sự hiểu biết, kỹ năng của các em.
Quá trình giảng dạy, giáo viên cũng chủ động khuyến khích học sinh tiếp cận với công nghệ số và thực hiện các nhiệm vụ học tập trên nền tảng số. Bên cạnh đó, từ sự hỗ trợ của công nghệ đã giúp học sinh có thể tiếp cận với nguồn học liệu mở phong phú, đa dạng, tìm và khai thác được nhiều kiến thức, rèn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
TheoThanh Hà(Báo Hà Nam)
" alt="Hà Nam nỗ lực tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với công nghệ số" />Có bố là một kỹ sư xây dựng, Vũ Thị Hồng Nhung (sinh năm 1997, quê Thái Nguyên) tự cảm thấy mình có phần may mắn vì ngay từ nhỏ đã được nghe bố kể nhiều về các công trình nhà cao tầng hay những tòa cao ốc lớn.
Ước mơ về việc đi đến đâu cũng thấy dấu ấn của mình đã thôi thúc Nhung quyết tâm phải thi vào Trường ĐH Xây dựng.
Mùa tuyển sinh năm 2015, cựu học sinh chuyên Lý - Trường THPT Chuyên Thái Nguyên trúng tuyển vào ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, khoa Xây dựng cầu đường. Đây cũng là nguyện vọng duy nhất Nhung đăng ký xét tuyển.
“Vất vả ra sao nếu học ngành này, có lẽ bố là người thấu hiểu hơn ai hết. Nhưng bố mẹ vẫn tôn trọng quyết định của em”, Nhung nói.
Vũ Thị Hồng Nhung, sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông, khoa Xây dựng cầu đường
Đông con trai – đó là ấn tượng đầu tiên của Nhung trong ngày đầu đến trường nhập học. Tại lớp Cầu đường tài năng chỉ có duy nhất 2 bạn nữ.
“Các bạn nam có thể tới lớp chỉ với một quyển vở, nhưng hễ có câu hỏi gì, các bạn đều tư duy rất nhanh và trả lời ngay tức thì. Trong một môi trường như thế, em thấy mình cũng học được nhiều điều thú vị”.
Nhung cũng cho rằng nếu con trai có một tư duy rõ ràng, mạch lạc thì con gái có ưu thế hơn về sự kiên trì. Vì thế, vào năm thứ nhất, khi các bạn nam còn đang chểnh mảng vì cho rằng “các môn cơ sở không có gì”, Nhung lại coi đây là “đòn bẩy” cho điểm tích lũy học tập của mình.
Đến các môn chuyên ngành, đặc thù của khối kỹ thuật phải gắn liền với sơ đồ kết cấu hay những bản vẽ với nhiều chi tiết và các thông số mà theo Nhung, “đôi khi đang lười, nhìn vào càng thấy lười hơn”. Do vậy, kiên trì từ những việc nhỏ nhất lúc này rất quan trọng.
Cũng không ít lần đi “thông” đồ án, nữ sinh bị thầy giáo gạch chi chít trong các bản vẽ. Lần đầu phải làm lại toàn bộ dù đã rất đầu tư thời gian, Nhung cảm thấy chán nản. Nhưng lâu dần, nữ sinh coi đó là một cơ hội để mình được sửa sai.
Cũng không ít lần đi “thông” đồ án, nữ sinh bị thầy giáo gạch chi chít trong các bản vẽ.
Năm thứ 2 đại học, Nhung có điểm tích lũy cao nhất toàn trường và được nhận giải thưởng CSC dành cho sinh viên xuất sắc nhất năm học.
Bên cạnh đó, nữ sinh cũng tham gia Cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc ở môn Cơ học kỹ thuật và môn Thủy lực và giành giải Nhì.
“Em được làm những điều mình chưa từng được thử trước đó. Em từng tham gia cuộc thi “Sáng tạo xây dựng” tại trường Kiến trúc. Chúng em phải làm một mô hình cây cầu bằng tre và thi xem cây cầu của đội nào nhẹ nhất nhưng có sức chịu tải lớn nhất. Kết quả, nhóm chúng em đã hoàn thành cây cầu chỉ nặng 2 lạng nhưng có thể chịu tải tới 36kg” - Nhung kể về kỉ niệm đáng nhớ của mình.
Sau 5 năm học, Nhung đạt số điểm 3.79/4.0 và trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường.
Thủ khoa cũng… “lụt” đồ án
Lê Hải Yến là thủ khoa xuất sắc thứ hai của Trường ĐH Xây Dựng. Cô gái đến từ Chương Mỹ (Hà Nội) đứng đầu Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng với điểm tốt nghiệp 3.72/4.0.
Yến từng ước mơ thi vào Học viện An ninh, nhưng cuối cùng lại quyết định “rẽ ngang” sang Trường ĐH Xây dựng.
“Một ngôi trường về kỹ thuật có lẽ phù hợp với em hơn”, Yến nói.
Lê Hải Yến, sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng
Từ năm thứ 2, Yến đã bắt đầu tham gia câu lạc bộ X50. Đây là một câu lạc bộ học thuật của Trường ĐH Xây dựng nhằm giúp đỡ sinh viên trong việc ôn tập, làm đồ án hay nghiên cứu khoa học.
Với thành tích học tập tốt, cuối năm thứ hai, Yến đã được trực tiếp đứng lớp và hướng dẫn cho hơn 100 sinh viên của trường ôn thi cuối kỳ.
Điều này khiến cho nữ sinh cảm thấy hứng thú: “Em nghĩ rằng cốt lõi của việc học là lan tỏa giá trị tri thức thay vì giữ cho riêng mình. Khi được trao cơ hội, em sẵn sàng truyền tải những giá trị ấy tới mọi người”.
Đến năm thứ 3, Yến đạt 3.93/4.0 và trở thành sinh viên có điểm tổng kết cao nhất trường.
Yến đạt điểm tốt nghiệp 3.72/4.0.
Là lớp trưởng, thường xuyên tổng hợp kiến thức giúp các bạn trong lớp ôn thi cuối kỳ, “giật giải” trong các cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc hay Sinh viên giỏi của trường…, nhưng Yến cho biết bản thân cũng không ít lần bị “lụt” đồ án.
“Dân kỹ thuật phải trải qua nỗi ám ảnh là đồ án. Mỗi kỳ, sinh viên Xây dựng có khoảng 2 đồ án. Việc phải vượt qua các "cửa ải" này khá vất vả, thậm chí thức đêm hôm.
Nhiều người cho rằng, con gái khi học Xây dựng sẽ rất vất vả vì phải ra công trường nhiều, nhưng cả Nhung và Yến đều cho rằng, hoc ngành Xây dựng cũng có rất nhiều lựa chọn.
“Con gái học xây dựng có thể đi theo hướng thiết kế sẽ đỡ vất vả hơn hướng đi thi công”.
Hiện tại, Yến đang làm việc tại Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng của Trường ĐH Xây dựng trong vai trò của một nhà thầu tư vấn. Bên cạnh đó, cô cũng tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cùng giảng viên trong trường.
Còn Nhung lại chọn hướng đi khác với hy vọng trở thành giảng viên đại học.
“Mặc dù em sẽ không trực tiếp tham gia tạo ra những công trình, nhưng em mong bản thân có thể hoàn thành những nghiên cứu để phát triển ngành Xây dựng của Việt Nam”, Hồng Nhung chia sẻ.
Thúy Nga
Nữ thủ khoa xinh đẹp, ‘không chịu đứng yên’ của trường Mỏ
Nỗ lực giành học bổng với hi vọng trang trải học phí và đỡ gánh nặng cho mẹ, kết thúc 5 năm học tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Ánh được vinh danh thủ khoa toàn khóa với số điểm 3,72/4.
" alt="Hai “bóng hồng” xuất sắc nhất Trường ĐH Xây dựng" />Tin sao Việt 18/6: Gia đình cặp đôi diễn viên Nguyệt Hằng- Tuấn Anh vui vẻ chụp hình cùng các con trong chuyến du lịch hè. Hoa hậu H’Hen Niê vui vẻ chụp hình kỷ niệm trong chuyến du lịch tại Italy. Ca sĩ Văn Mai Hương diện đầm đen xẻ ngực sâu quyến rũ. Vợ doanh nhân của nghệ sĩ Quyền Linh đăng hình hai con gái cao lớn xinh đẹp tình cảm nắm tay cha. Ngọc Hà - vợ NSND Công Lý đăng ảnh xinh tươi, mong một tháng mới nhiều tài lộc. “Chẳng mơ cổ tích hoang đường, chỉ mong giấc mộng đời thường có em”, diễn viên Trọng Lân bày tỏ. BTV Mai Ngọc xinh tươi rạng rỡ trên phố. Ca sĩ Bằng Kiều thưởng thức thời tiết mát mẻ tại Hàn Quốc. Con gái Quyền Linh giỏi toàn diện, quý tử nhà Jennifer Phạm tốt nghiệp thủ khoaMC Quyền Linh, nghệ sĩ Việt Hương, ca sĩ Đăng Khôi, hoa hậu Jennifer Phạm,... và nhiều sao Việt tự hào về thành tích học tập của các con." alt="Sao Việt 18/6: Hai con gái tình cảm bên MC Quyền Linh, MC Mai Ngọc xinh tươi" />
Ảnh: China Mike
Bà Huang Kan, giám đốc bộ phận quốc tế của Trường Trung học số 1 Nam Kinh gọi quy định mới này là “ngân hàng điểm” – nơi mà học sinh có thể vay mượn một số điểm nhất định để vượt qua kỳ thi và sau đó sẽ trả lại số điểm này trong kỳ thi sau.
Bà Huang chia sẻ với tờ Tin tức Bắc Kinh rằng, bà nảy ra ý tưởng này khi nhìn vào các chính sách thực tế của ngân hàng cho các doanh nghiệp vay tiền, sau đó cho phép họ trả lại.
“Trong các kỳ thi, điểm số là mọi thứ, và học sinh cảm thấy vô cùng áp lực” – bà Huang nói. Bà là người có hiểu biết sâu về hệ thống thi cử hiện tại nhờ thâm niên giảng dạy 36 năm.
Bà nói, các kỳ thi nên chú ý nhiều hơn tới việc đánh giá quá trình học tập của học sinh, và không nên trở thành một công cụ để giáo viên gây ra các vấn đề cho học sinh.
“Học sinh có thể học tốt nhưng lại không làm tốt trong kỳ thi. Hệ thống thi cử hiện tại không công bằng với những học sinh như vậy” – bà nói.
“Ngân hàng điểm số” hiện đang được áp dụng ở bộ phận quốc tế của trường, nhằm mục tiêu tới những học sinh đạt gần điểm đỗ ở 6 môn học: tiếng Trung, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý.
Sau khi trao đổi với các giáo viên, học sinh có thể “vay” điểm để đỗ kỳ thi, nhưng sẽ phải trả lại điểm trong một bài thi khác. Khi học sinh đã trả nợ, giáo viên sẽ không tính điểm trượt của họ trước đó.
Cũng giống như ngân hàng, các giáo viên cũng sẽ đánh giá khả năng trả nợ của học sinh để tránh “các khoản nợ xấu”. Giáo viên được phép không cho vay điểm nếu ghi nhận học sinh đó không đủ khả năng trả nợ.
Lúc này, học sinh bị từ chối có thể nhờ một học sinh khác làm người bảo lãnh, và nếu em này không thể trả nợ thì giáo viên có thể trừ điểm của học sinh bảo lãnh hoặc của học sinh bị trượt. Và những học sinh này sẽ nằm trong danh sách đen.
Những học sinh từng bị kỷ luật như đi học muộn 5 lần trong một kỳ, trốn trực nhật 3 lần… sẽ không được xin vay điểm.
Bà Huang cũng cho biết, có 13/49 học sinh năm nhất của lớp học nâng cao đã xin vay điểm thành công.
Em Gui Xingyao cho biết, em đã trượt một bài thi giữa kỳ môn Vật lý và em đã vay điểm thành công để đạt 60 điểm, vì thế em phải đạt được ít nhất 67 điểm trong bài thi cuối kỳ.
Một số học sinh ủng hộ quy định “ngân hàng điểm” vì lý do, sau khi thi trượt các em sẽ không có động lực để cố gắng, nhưng nếu được phép vay điểm, các em sẽ học tập chăm chỉ hơn để gỡ điểm lần sau.
Ông Xiong Bingqi – phó giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, một cơ quan chiến lược giáo dục, cho rằng nỗ lực mới này sẽ giúp phá bỏ tâm lý chỉ quan tâm đến điểm số, nhưng sẽ khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ hơn.
Tuy vậy, ông cũng chỉ ra rằng quy định này có thể làm giảm đi mức độ quan trọng của một bài thi, và học sinh sẽ có ý thức quan tâm tới cả quá trình học và đặt hi vọng vào bài thi tiếp theo.
- Nguyễn Thảo(Theo China Daily)
- ·Nhận định, soi kèo Anyang vs Suwon, 14h30 ngày 19/4: 'Con mồi' quen thuộc
- ·Sinh viên bị đình chỉ học vì mang tài liệu photo vào trường
- ·Liên kết truyền thông đa phương tiện được nhiều báo áp dụng đạt hiệu quả
- ·Nam sách tạo mã QR giới thiệu thông tin về di tích lịch sử, văn hóa
- ·Nhận định, soi kèo Varazdin vs Hajduk Split, 23h45 ngày 18/4: Không dễ cho khách
- ·Hoa hậu Colombia đột ngột qua đời vì tai nạn thảm khốc
- ·Đừng quá nặng lời với ‘Nơi giấc mơ tìm về’
- ·Đề thi thử nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
- ·Soi kèo góc Lecce vs Como, 20h00 ngày 19/4
- ·Cởi trần tập thể dục trong cái lạnh
Mô hình học độc đáo mang tên 4CE
Ngại nói, phát âm không chuẩn là nỗi lo của phần đa HSSV hiện nay. Và Vân Anh (17 tuổi, trường THPT Đông Tảo, Hà Nội) cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Là một học sinh ở ngoại thành, trên lớp, Vân Anh hầu như chỉ được giảng dạy và ôn luyện về ngữ pháp. Thậm chí, đến bảng phiên âm quốc tế IPA - nền tảng để học phát âm trên toàn thế giới, Vân Anh cũng chưa từng biết đến bao giờ.
Được khuyên đăng ký khóa học giao tiếp tại Langmaster, Vân Anh bất ngờ khi tiếp xúc với môi trường giáo dục tại đây.
“Lúc trước, em sợ sai nên chẳng bao giờ dám nói. Nhưng giờ, chúng em được khuyến khích nói, sai thì sửa để lần sau nói chuẩn hơn. Nhờ vậy mà em không còn cảm thấy sợ mỗi khi mắc lỗi và dần nói tiến bộ hơn rất nhiều. Các thầy cô và bạn bè ở trường đều nhìn thấy sự thay đổi đó của em”, Vân Anh chia sẻ.
Ngoài học trên lớp, Vân Anh còn được tham gia vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa hay CLB tiếng Anh do trung tâm tổ chức miễn phí. Việc được gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài tại các chương trình như vậy giúp Vân Anh nhanh chóng cải thiện khả năng phản xạ của bản thân, đồng thời có thêm hứng thú để theo đuổi môn học này.
Trải nghiệm của nữ sinh 17 tuổi này tại Langmaster cũng là mẫu số chung của nhiều học viên từng theo học tại đây. Với mô hình học độc đáo mang tên 4CE (bao gồm: Class - lớp học, Club - CLB, Conference - hội thảo, Community - cộng đồng cùng học tiếng Anh, E-study - hệ thống học online), người học được thụ hưởng một môi trường học ngoại ngữ toàn diện và thống nhất.
Các bạn vừa có cộng đồng để cùng học tập, vừa có công cụ để ôn luyện mọi nơi, đồng thời cũng có môi trường để rèn luyện khả năng phản xạ thông qua các chương trình ngoại khóa được tổ chức định kỳ.
Cam kết chất lượng luôn ổn định
Xu hướng của nhiều trung tâm Anh ngữ hiện nay là sẽ xây dựng một hoặc một vài giảng viên mang tính “influence” (có tầm ảnh hưởng) với bảng thành tích đẹp để thu hút học viên. Cách làm này không sai nhưng tiềm ẩn nguy cơ là giảng viên đó có thể rời đi bất cứ khi nào, đồng thời chất lượng các giảng viên còn lại sẽ có độ vênh rất lớn với người được quảng bá.
Đại diện Langmaster cho hay, tại đây nội dung giảng dạy được xây dựng bởi đội ngũ các nhà giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, có chuyên môn bài bản được đào tạo từ các trường ĐH hàng đầu như Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Hà Nội… Tất cả đều đạt trình độ từ 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC trở lên cùng các chứng chỉ quốc tế về giảng dạy ngôn ngữ như TESOL, CELTA,...
Bên cạnh đó, Ms. Liesel Retief - một chuyên gia ngôn ngữ thường xuyên xuất hiện trên gameshow dạy phát âm “Crack 'em up” của VTV7 cũng đồng thời là gương mặt quen thuộc trong các bài giảng tại Langmaster. Nhờ sự kết hợp này, học viên sẽ được đảm bảo chất lượng học tập ở mức cao và ổn định.
Kết quả của học viên tại Langmaster như thế nào?
Trong suốt 10 năm thành lập và phát triển (2010 - 2020), các khóa học tại Langmaster đã thu hút hàng trăm ngàn học viên. 80% trong số đó đã xóa mất gốc tiếng Anh thành công và lấy lại sự tự tin trong hành trình chinh phục ngoại ngữ này.
Với đặc thù giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp, mục tiêu cao nhất mà Langmaster hướng đến là học viên có thể áp dụng những gì đã học trong các tình huống thực tế, từ cơ bản đến nâng cao ở các môi trường như giảng đường, công sở, khu du lịch,... Do đó, 70 - 80% thời lượng giờ học tại trung tâm là dành cho các hoạt động luyện tập và giao tiếp thực tế.
Bên cạnh đó, với triết lý “kết hợp đào tạo tiếng Anh với huấn luyện tư duy và tạo động lực giúp người học phát triển bản thân liên tục”, Langmaster còn thường xuyên tổ chức các hoạt động, hội thảo nhằm giúp học viên phát triển bản thân, xây dựng tư duy thành công và rèn luyện các thói quen tích cực. Bởi vậy, kiến thức & kỹ năng tiếng Anh không chỉ là giá trị duy nhất mà các bạn nhận được từ môi trường học tập này.
“Điều giá trị nhất mà em đã nhận được từ khóa học tại Langmaster là cách để phát triển sự tự tin của bản thân sau một thời gian dài em luôn thấy mình tự ti, kém cỏi”, Vân Anh, cựu học viên khẳng định.
Một buổi hội thảo tại Langmaster Xem chia sẻ của một số cựu học viên Langmaster
Doãn Phong
" alt="Học Tiếng Anh ở Langmaster có tốt không?" />- GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới khẳng định, chương trình - SGK mới vẫn sẽ áp dụng từ năm học 2018-2019 theo đúng kế hoạch đề ra trong nghị quyết của Quốc hội.
Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ GD-ĐT chiều 24/3, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, cho tới ngày 24/1, ban soạn thảo đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (chương trình khung) và chuyển hội đồng quốc gia để thẩm định.
Từ 20-24/2, hội đồng thẩm định đã họp và biểu quyết thông qua dự thảo. Cho tới ngày 14/3 vừa rồi, ban soạn thảo đã hoàn thiện bản cuối cùng để chuyển tới Vụ Pháp chế của Bộ GD-ĐT cho ý kiến trước khi trình lên Bộ trưởng.
Dự kiến, cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới đây, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
GS Thuyết cũng khẳng định là với tiến độ hiện này thì chương trình - sách giáo khoa (SGK) mới vẫn sẽ được triển khai bắt đầu từ năm học 2018-2019 theo kế hoạch.
"Chúng tôi đang phấn đấu đến tháng 9/2017 thì chương trình sẽ được phê duyệt. Với thời gian này, bộ SGK do Bộ GD-ĐT đứng ra tổ chức biên soạn là kịp để triển khai" - GS Thuyết cho hay.
GS Nguyễn Minh Thuyết trả lời tại họp báo chiều 24/3. Ảnh: Lê Văn. GS Thuyết cũng kiến nghị phải tạo điều kiện để các tổ chức cá nhân khác viết SGK. Bên cạnh đó, cần phải có thời gian để Chính phủ làm việc với lãnh đạo các địa phương trong việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện để thực hiện chương trình mới, từ đội ngũ giáo viên đến cơ sở vật chất.
"Chúng tôi hết sức cố gắng để đảm bảo tiến độ. Nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo chất lượng. Nếu cảm thấy còn điều gì cần củng cố thì chúng tôi sẽ báo cáo Ban Bí thư và Quốc hội để có cách xử lý hợp lý".
Cần đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
Trả lời câu hỏi về việc chuẩn bị điều kiện đi kèm để triển khai chương trình - SGK mới thành công, GS Thuyết cho biết, về đội ngũ giáo viên, hiện tại, Bộ GD-ĐT đã có dự án ETEP đào tạo nâng cao chất lượng giáo viên.
Các trường sư phạm cũng đang tiến hành đổi mới chương trình đào tạo sư phạm. Ban phát triển chương trình cũng được giao nhiệm vụ sau khi xây dựng chương trình sẽ viết các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên và tham gia trực tiếp công tác này.
Vấn đề vướng mắc nhất, theo GS Thuyết chính là sự chuẩn bị cơ sở vật chất của địa phương. Theo thiết kế chương trình mới, học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, hiện tại, chỉ 47% các trường TH học được 10 buổi/tuần. Trên 30% chỉ học 6 buổi/tuần. Có trên 20% TH không học nổi 6 buổi/tuần, chỉ học 5 buổi/tuần.
"Ngay trung tâm Hà Nội, Hải Phòng vẫn phải học luân phiên. Khối 1 đi học thì khối 2 ở nhà" - GS Thuyết cho hay.
Ông Thuyết cho rằng, cần phải khắc phục tình trạng này mới đảm bảo việc triển khai chương trình mới thành công. Trách nhiệm chính là của các địa phương.
"Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT, Chính phủ sau khi chương trình mới có rồi, trong quá trình chuẩn bị GSK mới phải làm việc với các địa phương để giải quyết vấn đề này" - GS Thuyết nói. "Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà không quan tâm tới cơ sở vật chất thì khó có thể thành công".
Xây dựng theo quy trình ban hành chính sách
Nói về điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới đang được soạn thảo, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết của Quốc hội là hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Điểm mới nhất của chương trình là ở bậc THPT, cụ thể, lớp 10 sẽ được coi là lớp dự hướng giúp học sinh có được sự chuẩn bị để chọn hướng nghề nghiệp cho đúng. Lớp 11 và 12 là giáo dục định hướng nghề nghiệp, đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, đào tạo có chất lượng sau THPT.
GS Thuyết cũng cho biết, định hướng này cũng là lý do chương trình mới giảm số môn học của học sinh ở bậc THPT.
Cụ thể, ngoài một số môn bắt buộc như giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh bậc THPT chỉ phải chọn 5 môn trong số các môn còn lại để phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Cùng với đó, các môn bắt buộc cũng thiên về hoạt động thực tế hơn là học lý thuyết.
Theo GS Thuyết, so với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được xây dựng theo phương pháp sơ đồ ngược, tức là xây dựng dựa trên việc xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra chứ không phải dựa từ nội dung đào tạo.
Bên cạnh đó, chương trình mới cũng được xây dựng theo quy trình của xây dựng chính sách, nghĩa là có nghiên cứu đánh giá tác động. Bất cứ điểm nào mới của chương trình đều phải có nghiên cứu đánh giá tác động tới GV, HS, ngân sách và xã hội thì mới có thể quyết định.
Lê Văn
Chương trình giáo dục phổ thông mới có "dục tốc bất đạt"?
GS Nguyễn Minh Thuyết, người vừa được bổ nhiệm làm Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông trao đổi với VietNamNet.
" alt="Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có dự thảo cuối tháng 3" />
- Kendall Jenner, Bella Hadid, Gigi Hadid, Sara Sampaio...là những cái tên không gây ngạc nhiên khi tham dự buổi trình diễn của hãng nội y Victoria's Secret năm 2018 ngày 8/11 tại New York, Mỹ.
Adriana Lima bật khóc trên sàn diễn chia tay Victoria's Secret sau 20 năm
Victoria's Secret hé lộ đôi cánh thiên thần nặng 9kg
Chị cả Adriana Lima đến từ Brazil xúc động bật khóc trên sàn diễn. Đây là show cuối cùng của Victoria's Secret mà cô góp mặt. Kendall Jenner trình diễn thiết kế hết sức tinh xảo trong BST Celestial Angels. Vẫn là Kendall trong thiết kế khác thuộc BST Glam Royal lấy cảm hứng từ nước Anh. Gigi Hadid gợi cảm trong một thiết kế thuộc BST Glam Royal. Bộ đồ thuộc BST Victoria's Secret x Mary Katrantzou. Bella Hadid trong BST Flights of Fantasy. Barbara Palvin trong BST Golden Girls. Thiên thần Sara Sampaio trong BST Glam Royal. Kendall Jenner nhí nhảnh trên sàn diễn. Băng Tâm
Gisele Bundchen rời Victoria's Secret vì không muốn mặc quá hở hang
Siêu mẫu người Brazil mới đây tiết lộ lý do dừng hợp đồng với hãng Victoria's Secret vì không muốn khoe thân quá đà trên sân khấu.
" alt="Victoria's Secret 2018 hâm nóng bởi dang chân dài bốc lửa" />- Xung quanh câu chuyện Trường ĐH Luật TP.HCM kỷ luật sinh viên vì photo 8 cuốn tài liệu, các giảng viên ĐH cho rằng: Luật là lý, nhưng cuộc sống thì cần vừa có lý vừa có có tình.
Xin giáo sư nước ngoài cho sinh viên photo sách
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM từng viết email cho giáo sư nước ngoài xin cho sinh viên của trường được sử dụng tài liệu photo để học.
Vì sinh viên, nhiều giảng viên sẵn sàng trao đi "bản quyền tri thức" (Ảnh: Timeout) Ông Dũng kể:
“Đó là cuốn sách Automobile Electrical and Electronic Systems của giáo sư Tom Denton, một giáo sư người. Một cuốn sách về chuyên ngành điện và điện tử. Với sinh viên trường kỹ thuật được cầm trên tay cuốn sách này là một niềm ao ước. Nhưng thời điểm đó, giá bán của cuốn sách này khá cao. Số tiền 51.86$ (hơn 1 triệu đồng) để mua bản quyền là với các em điều không tưởng. “Nhiều em đến tháng còn chưa có tiền đóng học phí nói gì đến chuyện mua sách. Tôi đã viết email xin giáo sư Tom Dento cho các em sử dụng bản sao. Trong thư điện tử gửi cho giáo sư Tom Denton, tôi nói với ông rằng sinh viên Việt Nam chúng tôi còn nghèo. Các em rất ham học và muốn được đi học nhưng với đa số, khoản đóng góp học phí là một điều khó khăn. Với sinh viên ngành kỹ thuật, cuốn sách của ngài là một “bảo bối” rất hữu ích. Tôi biết việc này không tế nhị nhưng với các em để bỏ ra khoản chi phí mua sách bản gốc vô cùng khó khăn. Tôi xin giáo sư có thể cho các em sử dụng miễn phí bản photo để nghiên cứu. Tôi cũng cam kết với ngài sinh viên copy file để học và cam kết không được in ra để bán. Rất vui mừng là giáo sư Tom Dento đồng ý ngay. Đến nay lời cam kết sinh viên chỉ copy file để học và không được in để rao bán vẫn giữ nguyên”.
Ngoài “trường hợp” này ông cũng viết email xin photo của rất nhiều bản quyền từ các giáo sư nước ngoài cho sinh viên học, và họ cũng rất vui vẻ.
Vừa ra sách hôm trước, hôm sau đã thấy sinh viên cầm bản photo
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM kể rằng, thầy vừa xuất bản sách mấy hôm trước, hôm sau lên lớp đã thấy sinh viên cầm bản photo. Thầy chỉ biết cười trừ và chợt nhớ ngày xưa mình cũng thế.
Luật là lý, nhưng cuộc sống thì cần vừa có lý vừa có có tình “Tôi vừa xuất bản một cuốn sách mới có tên Xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam. Sách vừa in xong mấy hôm trước, mà hôm sau tới lớp đã thấy sinh viên tay trong tay cầm bản photo khá rõ. Tôi định bụng sẽ nói điều gì, nhưng lại chợt nhớ đến ngày xưa mình cũng thế. Do hoàn cảnh khó khăn và cũng thuận tiện nên đã photo. Nên hôm nay, tôi chỉ nhìn các em sinh viên “say đắm” và cười trừ. Mới hôm qua thôi, tôi có giờ lên lớp và có mang theo tài liệu môn học. Tôi gửi các em để học và đương nhiên các em rất vui. Tôi nói với các em rằng, cứ photo để phục vụ việc học. Trao cho các em “tri thức bản quyền” của mình, nhưng tôi không hối tiếc, vì các em có dịp được hiểu thêm kiến thức. Thiết nghĩ, mục đích của những giảng viên như chúng tôi là kiến thức được càng nhiều người đón nhận càng tốt”.
Theo ông Lý, “những gì gọi là luật thì phải nghiêm túc thực hiện. Việc Trường ĐH Luật TP.HCM quyết liệt trong việc này là đúng khi xung phong, gương mẫu thực hiện một sứ mệnh đào tạo ra những người làm và thực hiện luật. Xã hội, con người muốn phát triển phải tuân thủ các quy định, luật định”.
“Luật là lý! Điều quan trọng là làm luật càng gần gũi với cuộc sống và thực tế sinh động của xã hội phát triển càng tốt, càng có giá trị bền vững. Và khi thực thi, tất cả đều tâm phục khẩu phục. Nhưng cuộc sống thì cần vừa có lý vừa có có tình” – ông Lý cho biết.
Lê Huyền
" alt="Nhìn các em photo sách vừa xuất bản, tôi chợt nhớ ngày xưa mình cũng vậy" />
- ·Nhận định, soi kèo Slutsk vs Slavia Mozyr, 21h30 ngày 18/4: Chia điểm!
- ·Câu hỏi ở cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia bị chê nhảm nhí
- ·Thấy gì từ vụ ám sát CEO UnitedHealthcare chấn động nước Mỹ?
- ·Sản xuất dược phẩm và chất bán dẫn trên vũ trụ không còn là khoa học viễn tưởng
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Moreirense, 02h30 ngày 19/4: Không được phép sẩy chân
- ·Hãng sản xuất vệ tinh Vinasat
- ·Lý do trọng tài bỗng dưng khóc nức nở trong trận đấu ở Champions League
- ·Vũ khí mạng tấn công công nghệ nguyên tử Iran
- ·Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Pathom, 19h00 ngày 19/4: Ba điểm ở lại
- ·Mạng FBI cũng bị... đột nhập