Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1: Nới rộng khoảng cách -
Trưa cơm từ thiện, chiều mỳ tôm, cháo loãng Lao động nghèo mùa dịch CovidTrời đứng bóng, dù thấm mệt vì cái nắng gắt, bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (74 tuổi, tạm trú quận 8, TP.HCM) vẫn cố gắng rời chợ An Đông để đến số 96 Nguyễn Chí Thanh (phường 2, quận 10, TP.HCM) nhận cơm từ thiện.
Từ ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, bà Trâm phải tìm đến địa điểm này để có những hộp cơm chống đói. Bà nói, khoảng thời gian này là thời điểm khó khăn nhất mà bà từng đối mặt kể từ khi rời quê vào TP.HCM bán vé số dạo.
Bà Trâm ở trọ tại quận 8. Trước khi dịch bệnh bùng phát, bà thường đón xe ôm từ nơi thuê trọ đến chợ An Đông (quận 5, TP.HCM) bán vé số. Bà nói: “Lúc chưa dịch, người ta đi chợ nhộn nhịp lắm. Tôi đi vài vòng chợ bán vé số cũng đủ tiền trang trải”.
Bà Trâm nói, dịch bệnh khiến bà bán vé số dạo ế ẩm nên trưa ăn cơm từ thiện, chiều ăn mỳ tôm, cháo loãng. “Bây giờ dịch bệnh phức tạp, lại giãn cách xã hội, người ta ở nhà, hàng quán đóng cửa, tôi bán không được. Đi từ sáng đến trưa, tôi bán chưa được một nửa ngày thường. Thế nên, dù chân bị khớp nặng, trời nắng, tôi cũng cố đi thêm mấy vòng chợ để bán. Dẫu vậy, vé số vẫn ế lắm”, bà nói thêm.
Dù bán không được, bà Trâm vẫn phải trả tiền xe ôm, tiền ăn… nên cứ thiếu trước hụt sau. Thế nên, bà chọn cách tiết kiệm bằng cách nhịn bữa sáng. Đến trưa, bà tìm những nơi phát cơm từ thiện để nhận. Chiều về, bà nấu cháo loãng hoặc độn cháo với mỳ tôm để ăn qua bữa.
Trưa cùng ngày, bà Ngọc Tuyết (73 tuổi, vô gia cư) gần như đói lả. Được những người chạy xe ôm truyền thống “chỉ điểm”, bà “tạm quên cái đói” để đi bộ đến quán cơm từ thiện của bà Nguyễn Thị Hòa (59 tuổi) trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 10, TP.HCM).
Bà Tuyết ăn vội hộp cơm từ thiện ngay sau khi vừa nhận được từ tay nhà hảo tâm. Nhận được hộp cơm, bà Tuyết đến ngay gốc cây ven đường cách quán cơm chưa đầy 3 bước chân ăn trong vội vã. Bà nói: “Từ sáng đến giờ, tôi chưa ăn gì. Hôm nay, số tiền bán vé số chưa đủ mua hộp cơm. Ế lắm. Khách ở nhà phòng dịch, không ai mua vé số ủng hộ nữa”.
Không đủ tiền thuê trọ như bà Trâm, bà Tuyết sống lang thang, tối ngủ ở vỉa hè, khuôn viên bệnh viện Nhi Đồng 1. Không thể tự nấu ăn, bữa cơm trong ngày của bà chỉ trông chờ vào các hàng quán.
Thời điểm TP.HCM thực hiện lệnh giãn cách xã hội, nhiều hàng quán quen, cho bà ăn uống miễn phí đóng cửa. Công việc bán vé số thất thu trầm trọng khiến bà không đủ tiền mua cho mình bữa ăn. Bà đành trông chờ vào các điểm phát cơm từ thiện để chống chọi với dịch bệnh.
Chị Thanh đến nhận cơm từ thiện sau khi không thể tiếp tục công việc giúp việc vì dịch bệnh. Thu nhập giảm “chạm đáy”
Không chỉ người bán vé số, thu mua ve chai bị ảnh hưởng, dịch bệnh cũng tác động mạnh mẽ lên sinh kế của người bán hàng rong, giúp việc, xe ôm… Chị Cao Thị Thanh (54 tuổi, ở quận 4, TP.HCM) cho biết, trước khi dịch trở nên phức tạp, chị làm giúp việc.
Công việc tuy nặng nhọc nhưng đem lại thu nhập ổn định. Cùng với số tiền chạy xe ôm của chồng, chị Thanh có thể trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học. Tuy nhiên, khi dịch trở nên phức tạp, chị bị chủ nhà cho tạm nghỉ việc.
“Ai cũng ở nhà và để đảm bảo an toàn, họ tạm thời không cần tôi giúp việc nữa, nói là tạm nghỉ chứ không biết nghỉ đến bao giờ. Đã thế, dịch bệnh cũng khiến chồng tôi không có khách. Có hôm ngồi cả ngày trời ngoài đường, ông ấy không chạy được cuốc xe nào. Nói chung, cuộc sống rất chật vật”, chị Thanh kể.
Vé số ế ẩm, hai mẹ con chị Kiều nhận cơm từ thiện ăn trưa. Để tiết kiệm, cả nhà chị Thanh gần như nhịn ăn bữa sáng. Đến trưa, chồng chị tranh thủ chở chị đến giao lộ Lê Thánh Tôn - Nguyễn Trung Trực (quận 1, TP.HCM) nhận cơm từ thiện. Chị nói: “Trước mắt cứ xin cơm, đỡ được đồng nào hay đồng ấy. Chờ đến khi dịch bệnh được kiểm soát mói tính tiếp được. Giờ cứ lo phòng, chống dịch thôi”.
Nhiều tài xế xe ôm truyền thống cho biết, thu nhập bị ảnh hưởng rất nhiều. Ông Quang, tài xế xe ôm truyền thống, chia sẻ: “Đa số xe ôm truyền thống như tôi đều là người có tuổi và không biết công nghệ. Chúng tôi chịu sự canh tranh của xe ôm công nghệ khiến thu nhập giảm đi nhiều”.
“Đa phần, khách đi xe đều là khách mối. Bây giờ, dịch bệnh, giãn cách xã hội, chúng tôi gần như ế khách, thu nhập giảm chạm đáy luôn”, ông nói thêm. Cũng theo ông, dù sợ dịch bệnh, ế khách nhưng ông và những người làm nghề xe ôm không thể ở nhà.
Một tài xế xe ôm truyền thống đến nhận cơm từ thiện để có thể tiết kiệm chi phí khi gần như không có khách đặt xe. Bởi nếu ngừng chạy xe, "nhốt mình ở nhà", không những không có thu nhập mà còn tiêu tốn tiền điện, nước. Thế nên, dẫu sợ dịch bệnh, ế khách, ông vẫn cố chạy xe ngã tư, dựng xe dưới bóng râm trên vỉa hè đợi khách. Trưa, ông lại ghé vào điểm phát cơm từ thiện để nhận cơm, ăn qua bữa.
Trong khi đó, những gánh hàng rong nổi tiếng tại TP.HCM cũng lao đao vì dịch bệnh. Nhiều người vì không chịu nổi cảnh “khách vắng teo” nên bỏ xe, xếp quang gánh nghỉ ở nhà.
Bà Gánh (63 tuổi), người có thâm niên 20 năm bán rong trên vỉa hè đoạn Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP.HCM), cho biết, suốt những qua, đây là lần đầu tiên bà đối mặt với tình trạng khó khăn này.
Trước khi giãn cách xã hội, mỗi ngày bà Gánh thu về 2 triệu đồng từ gánh hàng rong. Bây giờ, bà chỉ bán được 200.000 đồng/ngày. Bà nói: “Tôi bán thức ăn vặt cho học sinh, dân văn phòng ở đây đã gần 20 năm. Mỗi ngày, tôi gánh gánh hàng rong của mình ra đây ngồi bán. Mấy món ăn vặt của tôi học sinh, mấy cháu làm việc văn phòng rất thích nên bán được lắm. Trước đây, tính cả vốn lẫn lời, mỗi ngày tôi bán được 2 triệu đồng”.
“Từ lúc dịch bùng phát trở lại, tôi nghỉ hẳn vì biết không bán được. Học sinh thì nghỉ học, nhiều công ty, cửa hàng đóng cửa, cho làm việc ở nhà nên không ai mua. Tuy nhiên, nghỉ ở nhà cũng buồn, hôm nay, tôi đi bán lại mà ngồi từ sáng đến chiều mà mới chỉ bán được 200.000 đồng”, bà Gánh nói thêm.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn
Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
"> -
Sự tự chủ của phụ nữ vô cùng quan trọng. Nếu như họ quyết định từ bỏ công việc thì cũng giống như phó mặc cuộc đời cho người khác. Không làm ra tiền, họ dần chẳng có tiếng nói nữa. Đó là điều mà nhiều người nói từ trước, hi vọng phụ nữ nghe rồi hiểu. Cưới 6 tháng, người phụ nữ chỉ toan tính ly hôn vì một lựa chọn sai lầmTuy nhiên chẳng phải ai cũng quyết liệt được với những quyết định của mình.
Người phụ nữ và quyết định dại dột ngày đầu làm dâu
Mới đây, một người vợ chia sẻ bài viết liên quan đến cuộc hôn nhân mới 6 tháng của mình. Theo cô, cứ mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của cô là nghĩ đến chuyện ly hôn với chồng.
“Mình mới lấy chồng được hơn 6 tháng. Mặc dù trước đấy cũng có chuẩn bị tâm lý trước khi đi lấy chồng, nhưng mình vẫn bị sốc khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân.
Mình trước làm nhân viên văn phòng, công việc cũng ổn định, lương cũng đủ chi tiêu, sinh hoạt và để ra được một khoản nho nhỏ mỗi tháng. Sau lấy chồng thì mình xin nghỉ việc, nghe chồng, ở nhà cùng chồng buôn bán”, cô kể.
Ảnh minh họa. Theo đó, khi quyết định về theo chồng, cô do dự chuyện nghỉ việc. Song gia đình bên chồng thúc giục về để làm việc cho nhà nên cô tặc lưỡi đồng ý, nghĩ bụng thay đổi môi trường, thử sức ở lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đây chính là bước ngoặt đổi luôn cuộc đời cô ngay từ ngày đầu làm dâu.
“Nhưng có bước chân vào mới thấy, đồng lòng ở đâu không thấy, chỉ thấy nản lòng, và vả mặt nhau chan chát thôi. Cưới nhau hơn 6 tháng, vợ chồng mình choảng nhau 3 lần, còn cãi nhau, giận nhau thì vô số kể.
Mình thì mới bước chân vào buôn bán, gì cũng không biết. Chồng thì chẳng thấy động viên đâu, chỉ dẫn thì cả ngày cáu, cáu chán thì giận, giận chán thì không thèm hỏi han gì. Mình suốt ngày phải chạy theo làm hòa”, cô chán nản kể.
Cuộc hôn nhân bế tắc
Hồi còn đi làm công sở, cô suốt ngày váy vóc, son môi đẹp đẽ. Lấy chồng xong làm người lao động tay chân, quần lúc nào cũng xắn cao để chạy cho nhanh, tóc tai bù xù, chân tay, mặt mũi đen thui.
Cô kể tiếp: “Ở nhà với bố mẹ đến cái bát cũng chẳng phải rửa, đi lấy chồng thì phải làm hết. Ừ thì lấy chồng phải làm. Bố mẹ chồng làm gia công thêm xưởng gỗ, mình cũng phải học, phải làm. Làm việc nặng mình không làm được, tâm sự với chồng thì chồng chê lười, không chịu cố gắng, trách mình không biết giúp đỡ bố mẹ chồng. Mệt quá sút cân, thì chồng khen đúng ý em thế còn gì, trước suốt ngày lo béo, giờ lo đâm đầu vào mà làm”.
Từ một người chân yếu tay mềm chỉ chạy việc công sở, rõ ràng những điều trên khiến cô nàng suy sụp và khó có thể hòa nhập được. Thế nhưng những điều đó cũng không khủng hoảng bằng việc hai vợ chồng cô làm chung với bố mẹ chồng, kinh tế bố mẹ nắm hết.
Thậm chí họ mua gì, làm gì cũng ngửa tay ra xin.
“Hôm trước bảo chồng rằng tóc em dài quá, chắc bữa nào đi cắt rồi làm lại, chồng phán luôn cho câu: 'Lấy chồng rồi mà em suốt ngày tóc tai quần áo'. Mà mình là đứa thuộc dạng không ăn diện đấy ạ. Năm mấy bộ quần áo, tóc thì quá lắm mới làm thôi.
Mẹ chồng thì suốt ngày nói chồng mình lấy con gái đẹp làm gì, suốt ngày ăn diện, không lo làm ăn. Bố chồng thì gia trưởng, suốt ngày soi mói, khinh thường con gái, quan điểm của bố chồng mình con trai thì vợ đâu cũng lấy được còn con gái bỏ chồng thì chỉ có đi lấy ông già mà nương tựa”.
Cuộc sống như thế khiến người vợ vô cùng bế tắc. Bố mẹ chồng buôn bán, có chê bai cũng chỉ nói kiểu vừa đấm vừa xoa khiến cô không phát cơn giận nổi. Cô đã tâm sự với chồng nhưng không giải quyết được gì. Chồng cô là con trai một, ra ở riêng thì không ổn.
Nhưng cô bàn việc tự chủ kinh tế thì chồng đều gạt đi vì anh nghe bố mẹ răm rắp. Sự mệt nhọc trong chính cuộc sống hằng ngày như thế khiến cô như đang chịu đựng chứ chẳng phải tận hưởng hôn nhân.
“Mỗi ngày khi thức dậy, nghĩ đến ngày hôm qua và những thứ phải đối mặt ngày hôm nay là mình trầm cảm mất. Mình chỉ muốn bỏ chồng thôi, hôn nhân thật kinh khủng quá”, cô vợ tâm sự.
Đúng là đôi khi chẳng cần một xung đột nào quá lớn, sự khó chịu âm ỉ của cuộc hôn nhân cũng khiến người ta nản lòng. Đây rõ ràng là bài học đối với những người phụ nữ trước hôn nhân. Trong mọi trường hợp, họ cần phải biết tự lập, tự tạo ra kinh tế và không phụ thuộc. Nếu bị bó buộc trong mọi hoàn cảnh thì kết cục như nàng dâu trong câu chuyện trên hoàn toàn dễ hiểu.
Theo Gia đình và Xã hội
Tôi ngã lòng với tình cũ vì một phút giận vợ
Chỉ vì một phút giận vợ mà tôi mắc sai lầm. Tôi đang rất bối rối, không biết có nên nói cho vợ biết không?
"> -
Tôi gặp chồng trong một bữa tiệc, khi đó tôi là một cô gái trẻ đẹp, tự tin và rất hiếu thắng. Tôi làm ở phòng kinh doanh của một công ty lớn và sếp của chúng tôi luôn khuyến khích nhân viên tiếp cận với các doanh nhân thành đạt để xây dựng mối quan hệ tốt, kéo hợp đồng về. Cái giá của người phụ nữ khi ngoại tình xen vào hạnh phúc gia đình người khácAi có nhiều thành tích sẽ được thưởng lớn và tuyên dương trước toàn công ty nên chúng tôi luôn hào hứng thể hiện và chứng minh bản thân.
Khi gặp anh, tôi ấn tượng bởi một doanh nhân khoảng 40 tuổi, rất nam tính, chững chạc và giỏi giang. Thế nhưng, dù đã áp dụng khá nhiều chiêu thức tôi vẫn không nhận được đơn hàng nào từ anh, ngược lại tôi đã bị anh ấy thuyết phục.
Theo anh, phụ nữ không nên làm công việc giao du với đàn ông thường xuyên như thế, về lâu dài sẽ không bền mà còn có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân. Anh ấy nói rằng tôi nên tìm công việc nghiêm túc và ổn định hơn, rồi kiếm một người chồng tốt…
Những gì anh ấy nói cũng có lý, nhưng thay vì nghe lời anh ấy, tôi đã bỏ việc và mở một cửa hàng thời trang. Trước khi mở cửa hàng, tôi có hỏi anh ấy vay tiền, nói thật không phải thiếu vốn, tôi cố tình như vậy để phát triển hơn mối quan hệ với anh ấy.
Sau khi cửa hàng khai trương, tôi giao lại cho nhân viên quản lý và thường đi chơi với anh. Nhiều lần anh đưa tôi đi công tác cùng, sau khi xong công việc chính, anh ấy sẽ dành thời gian vui chơi cùng tôi.
Mỗi lần như vậy, anh ấy đều rất hào phóng, khi thì mua cho tôi đồng hồ xịn, khi lại mua mỹ phẩm, giày dép hay quần áo, túi xách đắt tiền. Tôi cảm thấy ở bên những người giàu có không chỉ sang trọng mà còn rất đàng hoàng, hạnh phúc.
Mọi thứ cứ thế phát triển theo kế hoạch của tôi. Anh hoàn toàn bị thu hút bởi tôi, sẵn sàng chi tiền cho tôi. Tuy nhiên, anh ấy chưa bao giờ nói muốn cưới tôi, tôi chỉ là người thứ ba thôi sao? Điều đó khiến tôi không cam tâm và tôi nung nấu suy nghĩ phải giành lấy anh ấy cho bằng được…
Có hôm hôn anh, tôi cố tình để dính son vào cổ áo anh ấy, tôi tin rằng chị vợ nhìn thấy nhất định sẽ gây gổ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng họ. Thế nhưng, khi ở bên tôi, anh ấy chưa bao giờ nói đến chuyện cãi vã với vợ, cũng không nhắc đến vết son trên cổ áo.
Tôi nghĩ mình phải nhẫn nhịn và làm gì đó, tôi không tin rằng sự xuất hiện của mình không ảnh hưởng gì đến gia đình yên ấm của họ. Vì vậy, mỗi khi anh đến bên tôi, tôi đều lặng lẽ xức nước hoa cho anh ấy, vì phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với nước hoa. Anh ấy có mùi nước hoa lạ, vợ anh ấy chắc chắn sẽ nhận ra điều đó.
Có vài lần tôi còn mua quần áo cho anh, bao gồm cả đồ lót. Khi anh đến tôi cố tình làm bẩn, rồi để anh mặc lại bộ tôi đã mua. Bởi tôi biết đàn ông ít khi tự mua loại đồ này, nên nếu thấy mới lạ, các bà vợ kiểu gì cũng chú ý và nghi ngờ. Tôi cũng lấy cớ gọi cho anh nhiều hơn mỗi khi gia đình họ đoàn tụ…
Cuối cùng cũng có một người phụ nữ đến tìm tôi. Cô ta dẫn theo vài người đập phá cửa hàng quần áo của tôi, rồi đánh đập tôi, tôi cố tình giả vờ yếu đuối, giống như một con cừu non bị bắt nạt, khóc lóc gọi cho anh. Khi anh ấy đến, tôi tỏ ra rất đáng thương, tôi nói đó là lỗi của tôi và tôi không trách cô ấy. Tôi nói chúng ta nên chia tay vì tôi không muốn phá hoại gia đình của anh...
Thực ra, tôi đang cố tình rút lui để tiến lên, sự yếu đuối và bất lực của tôi cùng với vẻ ngoài hợp lý tôi đang thể hiện chắc chắn sẽ khiến anh mềm lòng, càng muốn bảo vệ tôi.
Rồi những tính toán của tôi cũng đã có kết quả. Trong thời gian đó, vợ chồng họ hay cãi vã, mỗi lần giận dữ anh ấy lại nói với tôi đủ thứ chuyện không hài lòng với vợ. Tôi đều nhẹ nhàng xoa dịu, ân cần thuyết phục anh tha thứ cho vợ khiến anh cảm động và yêu thương tôi hơn.
Mãi rồi anh ấy cũng ly hôn, mọi thứ đối với tôi thật suôn sẻ. Anh ấy đã trở thành chồng tôi. Mặc dù hơn tôi nhiều tuổi nhưng anh giàu có, điều này có thể cân bằng trái tim tôi.
Hai năm sau, tôi sinh cho anh một đứa con gái, rồi đóng cửa hàng quần áo, yên tâm làm vợ cả đời của anh.
Tuy nhiên, tôi thấy chồng tôi thường xuyên đến thăm vợ cũ với lý do vì con, nhiều hôm còn không về nhà. Khi tôi hỏi lý do, anh nói đưa con trai đi du lịch vài nơi hoặc ở lại với con vì thằng bé muốn ngủ với bố. Anh giải thích con trai đang học cấp 2, ở độ tuổi này rất dễ nổi loạn nên nếu thiếu tình thương của bố sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cháu.
Anh cho rằng để con trai có thêm tình yêu thương của cha mẹ, anh phải dành nhiều thời gian hơn cho con, ăn cơm cùng con và giúp con làm bài tập, nhiều khi ở bên con muộn nên không về.
Lúc ấy, trong đầu tôi luôn nghĩ đến cảnh 3 người họ cùng nhau ăn cơm, hình ảnh đầm ấm đó khiến lòng tôi đau khổ. Nhưng tôi vẫn tự nhủ phải nhẫn nhịn, bởi tôi không có lý do gì để ngăn cản mong muốn gần gũi con trai của một người cha.
Thế rồi, mấy lần giặt giũ cho chồng, tôi phát hiện trên cổ áo sơ mi của anh có vết son và mùi nước hoa phụ nữ thoang thoảng. Tôi biết vợ cũ cố tình khiến tôi bị bỏ mặc, nỗi đau cô ấy nếm trải trước đây nay lại về với tôi. Tôi cảm thấy ghen tuông và thù hận, bởi tôi cũng như bao người phụ nữ khác, chẳng ai muốn chia sẻ tình yêu của chồng mình….
Lúc này, tôi mới nhận ra nỗi đau của vợ cũ anh ấy. Tôi không trách móc hay làm um lên với chồng, vì tôi biết điều đó là vô ích, không những không giữ được chồng mà còn đánh mất anh ấy nhanh hơn.
Tôi hiểu rằng người đàn ông mà tôi vất vả giành giật, anh ta có thể từ bỏ gia đình đến với tôi, một ngày nào đó anh ta cũng có thể làm thế với tôi khi xuất hiện người thứ 3 tương tự. Hầu hết đàn ông đều ham muốn sự tươi mới, nhưng khi nó thực sự ảnh hưởng đến gia đình, họ thường quay về với gia đình mà không do dự.
Tôi đã đến được vị trí này, hoàn toàn do sử dụng các chiêu trò và âm mưu, tôi lợi dụng sự nóng vội nhất thời của anh ấy. Khi bình tâm lại, có lẽ anh ấy đã hối hận vì sự lựa chọn ban đầu của mình. Vì vậy, tôi đã lặng lẽ rút lui khỏi mối quan hệ này và đó coi như một bài học cho cuộc đời mình…
Độc giảM.T.
Tôi muốn làm người thứ ba ngoại lệ…
Vốn rất ghét những kẻ thứ 3, tôi không thể ngờ rằng, đến một ngày tôi cũng chẳng hơn gì họ…
">