- Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra chiều ngày 25/9 tập trung bàn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học
Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm
Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học
 |
Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra chiều ngày 25/9 bàn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ảnh: Thuý Nga |
Về vấn đề tự chủ đại học, trong đó cốt lõi là thành lập Hội đồng trường (HĐT), đại biểu Hồ Thanh Bình (tỉnh An Giang) góp ý: trong dự thảo chưa thấy phương pháp, cách thức bầu chọn HĐT.
“Hiện nay đây đang là lo ngại của nhiều hiệu trưởng. Có nên chăng đưa ra một nguyên tắc chọn hiệu trưởng theo hướng các HĐT tự chủ từ lúc xác định tiêu chí hiệu trưởng. Phương pháp tuyển chọn phải mang tính độc lập trước khi các cơ quan có thẩm quyền chọn lựa và công nhận”.
Đại biểu Bình cũng băn khoăn ở điều 54 về nội dung “trình độ giảng viên phải từ thạc sĩ trở lên, trừ trợ giảng”. “Nên nêu rõ khái niệm trợ giảng. Trên thế giới, người ta thường dùng trợ giảng là sinh viên nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ. Còn ở Việt Nam thì không biết như thế nào. Mỗi nơi diễn dịch một cách khác nhau”.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) quan tâm tới nội dung tiêu chuẩn của HĐT, Hiệu trưởng. Theo đó, để tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, dự thảo Luật không quy định chi tiết tiêu chuẩn về độ tuổi, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng mà giao cho trường tự chủ quyết định theo quy chế và hoạt động trên cơ sở phù hợp với quy định chung của pháp luật.
 |
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) góp ý về tiêu chuẩn với HĐT, Hiệu trưởng. Ảnh: Thuý Nga |
Bà Hương góp ý: “Nếu không đặt ra tiêu chí về độ tuổi thì có tương quan với các luật khác hay không? Cần nói rõ hơn điều này áp dụng với mô hình cơ sở giáo dục đào tạo nào? Nếu tiêu chí mở quá thì cũng khó khăn cho các đối tượng khác. Ví dụ như lớn tuổi mà ở hoài vị trí đó…”
Thứ hai là việc không quy định mức trần học phí đối với các trường đại học công lập, theo bà, trên thực tế tiếp xúc cử tri, nhiều trường khi chiêu sinh báo cáo học phí rất thấp, các em vào trường rồi mới tăng, gây bức xúc cho phụ huynh.
Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) thì cảnh báo việc tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, dân chủ trong việc mở ngành đào tạo. “Với một số chuyên ngành cần phải giới hạn lại, ví dụ như ngành Y. Cách đây rất lâu, tôi từng phụ trách văn xã của phường. Có những điều dưỡng đi làm 2 năm rồi mà lấy ven cũng không được, đo huyết áp cũng không đúng. Lo nhất là khâu tái kiểm định” – bà nói.
Trả lời góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định không có đất nước nào có mô hình, hệ thống giáo dục đại học giống nhau. Khi chúng ta xây dựng một hệ thống trong bối cảnh mới, phải có nguyên tắc đầu tiên là kế thừa.
Đồng tình với đại biểu Phan Thanh Bình, ông Nhạ cho rằng HĐT là một trong những vấn đề cốt lõi. “Khi thực hiện tự chủ, phải kiện toàn HĐT. Nếu HĐT không có thực quyền thì không tự chủ được” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Thuý Nga |
Về vấn đề không quy định độ tuổi của Chủ tịch HĐT và Hiệu trưởng, ông Nhạ cho biết trong dự thảo không đưa vào nhưng vẫn áp dụng theo Luật công chức, viên chức.
Bộ trưởng cho biết không cần quá lo lắng về vấn đề trần học phí. “Bây giờ các trường cũng không thể muốn nâng học phí bao nhiêu thì nâng. Các trường cũng đang rất khó khăn trong việc xác định mức học phí để thu hút được học sinh. Nâng cao quá thì các em không vào”.
Quan trọng hơn là theo quy định, khi tuyển sinh phải công bố học phí toàn khoá học ngay từ đầu, để tránh tình trạng vào rồi mới nâng.
“Việc không quy định trần học phí để tránh tình trạng có trường chất lượng thấp nhưng tăng kịch trần, có trường muốn đầu tư để tăng chất lượng nhưng vì vướng trần nên dừng lại, gây cản trở cho trường”.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ chính sách xã hội hoá GDĐH để phát triển các trường tư thục, không được đồng nhất nhà trường với doanh nghiệp, không thương mại hoá giáo dục, làm rõ khái niệm cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận và chính sách ưu tiên cho mô hình này.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ các khái niệm về trường tư thục, trường tư thục không vì lợi nhuận. Để tạo hành lang pháp lý cho các trường đại học không vì lợi nhuận, dự thảo Luật quy định rõ, với cơ sở GDĐH không vì lợi nhuận, nhà đầu tư phải thực hiện cam kết: không rút vốn, không hưởng lợi tức, không chia lợi nhuận. Nhà nước có chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, có 3 vấn đề lớn trong dự thảo, đó là tự chủ đại học, phát triển hệ thống đại học tư thục và đi liền với đó là nguyên tắc cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Nguyễn Thảo

Trao quyền cho hội đồng trường, trường tự chủ tài chính, tuyển sinh
Sáng ngày 13.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
" alt="Tại sao không quy định trần học phí, tuổi hiệu trưởng?"/>
Tại sao không quy định trần học phí, tuổi hiệu trưởng?
- Hình ảnh bé trai 4 tuổi bị nhốt trong phòng treo chân lên cửa sổ lớp mầm non đang khiến dư luận xôn xao.Sở GD - ĐT Nam Định đang nhanh chóng vào cuộc xác minh.
Một lãnh đạo của sở này cho biết: Vào chiều ngày 29/11, Sở đã cử đoàn công tác về kiểm tra, xác minh sự việc tại Trường Mầm non B Trực Đại, thuộc xã Trực Đại. Nếu đúng như hình ảnh đưa về việc treo cháu bé lên cửa thì sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc với các giáo viên liên quan.
 |
Xác minh hình ảnh bé trai 4 tuổi bị buộc dây treo lên cửa sổ ở lớp mầm non |
Qua tìm hiểu, được biết, bé trai trong vụ việc này là cháu N.V.P. (SN 2014), trú tại xã Trực Đại, ở lớp 4 tuổi trường Mầm non B Trực Đại.
Theo bà H, là bà nội của cháu bé: Hình ảnh cháu P. bị nhốt ở phòng học, buộc dây… được một phụ huynh có con theo học trong trường nhìn thấy nên đã quay clip, chụp hình lại.
Bà H. cho biết:
“Tôi không hề biết sự việc trên, cho đến khi có người về tận nhà xác minh, hình ảnh xem có đúng phải cháu tôi không. Khi nhìn thấy hình ảnh trên, tôi rất bất ngờ và choáng váng".
Bà H. cũng cho biết thêm,cháu P. cũng bị chậm phát triển trí tuệ nên năm nay đã 4 tuổi mà vẫn chưa biết nói, thi thoảng còn bị tăng động hay chạy nhảy nữa.
Hoàn cảnh đặc biệt nên bà nuôi cháu chứ P. không ở với bố mẹ.
Theo lãnh đạo UBND xã Trực Đại thông tin, đã yêu cầu Ban giám hiệu trường Mầm non Trực Đại báo cáo bằng văn bản về hình ảnh này.
Hoài Anh
" alt="Xác minh hình ảnh bé trai 4 tuổi bị buộc dây treo lên cửa sổ ở lớp mầm non"/>
Xác minh hình ảnh bé trai 4 tuổi bị buộc dây treo lên cửa sổ ở lớp mầm non

- Bộ GD-ĐT đang xem xét phương án chưa thực hiện việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 từ năm học 2019 - 2020 như dự kiến trước đây.Thay vào đó, việc thay sách giáo khoa lớp 1 sẽ vào thời hạn chậm nhất mà Quốc hội cho phép là từ năm học 2020 - 2021.
 |
Chưa thay sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2019-2020 như dự kiến trước đây của Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo đó, lý do Bộ GD-ĐT đưa ra là thời điểm này, chương trình các môn học trong giáo dục phổ thông mới vẫn chưa ban hành. Trước mắt, vẫn còn hàng loạt công việc tiếp theo phải thực hiện như: thông báo để các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký viết SGK; nghiên cứu chương trình để biên soạn sách; thẩm định, phê duyệt rồi mới phát hành SGK.
Chưa kể, sau khi có SGK cũng cần có thời gian để các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh tìm hiểu, dạy học thử nghiệm để từ đó lựa chọn bộ sách phù hợp nhất. Nhiều nội dung, công việc như vậy khó có thể triển khai thực hiện trong chưa đầy một năm như dự kiến ban đầu sẽ thực hiện đổi mới chương trình, SGK lớp 1 từ năm 2019-2020.
Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Theo đó, thời hạn áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu sẽ được áp dụng chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 với cấp THPT.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 9, Bộ GD-ĐT vẫn thể hiện những động thái cho thấy quyết tâm rất cao trong việc sẽ thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới đối với lớp 1 từ năm học tới 2019 - 2020.
Trao đổi với VietNamNet sáng nay 27/9, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho hay bản thân ông hiện cũng chưa nắm thông tin này.
Tuy nhiên, theo ông Thuyết, về mặt chuyên môn thì chương trình đã được chuẩn bị đầy đủ cho việc triển khai từ năm học 2019-2020. “Về chuyên môn thì kịp thôi nhưng có lẽ cuối năm nay Bộ trưởng phải báo cáo với Quốc hội về việc tiến hành các công việc như thế nào và chắc còn phụ thuộc vào ý kiến của các đại biểu”, GS Thuyết nói.
Thanh Hùng

Khảo sát sách giáo khoa: Những con số bất ngờ
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có báo cáo khảo sát bước đầu về việc xuất bản, in sách giáo khoa phổ thông trong 5 năm, từ 2012-2017.
" alt="Chưa thay sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2019"/>
Chưa thay sách giáo khoa lớp 1 từ năm học 2019