您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Dinamo City vs Partizani Tirana, 22h59 ngày 27/3: Hụt hơi
Bóng đá96978人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 27/03/2025 06:58 Nhận định bó ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
Bóng đáHồng Quân - 27/03/2025 16:28 Úc ...
【Bóng đá】
阅读更多Tiểu thuyết siêu ngắn và truyện ngắn trong tiểu thuyết
Bóng đá'Lời thề Budapest', 'Nơi anh thuộc về', 'Người thầy vĩ đại' là 3 cuốn tiểu thuyết được viết theo phương pháp “Truyện ngắn trong tiểu thuyết”. Và rồi tôi nghĩ ra một cách, đó là “truyện ngắn trong tiểu thuyết”. Mỗi chương của tiểu thuyết phải quy hoạch thành một truyện ngắn độc lập, để người đọc có thể hiểu diễn tiến cốt truyện và hài lòng với cái kết của nó, nhưng lại kết nối hợp lý được với các chương khác trong cả tác phẩm.
Lợi ích là tác giả có thể đăng tải từng chương tiểu thuyết trong lúc đang viết dở cuốn sách, như từng truyện ngắn độc lập trên các ấn phẩm báo chí khác nhau, tạo động lực hứng khởi cho tác giả và cũng thu nhận được góp ý của độc giả để triển khai các phần tiếp theo. Cuối cùng, gộp tất cả các chương lại, tác giả có một cuốn tiểu thuyết khá đặc biệt.
Lấy ví dụ về ba tác phẩm của tôi được viết theo phương pháp này. Lời thề Budapestvới 15 chương là 15 truyện ngắn có thể đứng độc lập, nhưng kết lại với nhau theo trình tự thời gian và logic thành cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Tiểu thuyết Nơi anh thuộc vềcó 10 chương, cũng chính là 10 truyện ngắn. Người thầy vĩ đạigồm 38 chương là 38 truyện ngắn hoặc truyện ký độc lập. Tất cả các chương tiểu thuyết được tôi gửi đăng rộng rãi trên các báo như Văn Nghệ, Tiền Phong, Thanh Niên, Thời báo Văn học nghệ thuật…
Qua trải nghiệm thực chiến, tôi thấy đây là một phương pháp sáng tác thú vị, hiệu quả, tạo động lực rất cao trong quá trình viết. Bên cạnh đó, thể loại Truyện ngắn trong tiểu thuyết còn có thể đáp ứng tính chất đọc ngắt quãng của độc giả khi thời gian của con người luôn bị xé lẻ bởi rất nhiều công việc chồng chất, đan xen.
Truyện ngắn trong tiểu thuyết không chỉ là một cách tiếp cận mới mẻ mà còn là một phương tiện sáng tạo cho nhà văn thể hiện khả năng đổi mới của mình một cách linh hoạt. Với mỗi chương tiểu thuyết có thể là một truyện ngắn độc lập, tác giả có thể khám phá nhiều chủ đề và ý tưởng khác nhau, từ những câu chuyện tình yêu lãng mạn đến trải nghiệm phiêu lưu mạo hiểm, mà không cần phải giới hạn bởi một cốt truyện chính.
Bên cạnh đó, các chương được kết nối hợp lý với nhau thông qua những mắt xích tinh tế, tạo ra một cốt truyện phát triển logic theo dòng thời gian và sự kiện khiến cho trải nghiệm đọc trở nên mạch lạc và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Mỗi cuốn tiểu thuyết không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một trải nghiệm đọc đầy sáng tạo và đa chiều.
Kiều Bích Hậu
Sức hấp dẫn của tiểu thuyết lãng mạn giả tưởng
Điều gì đã khiến văn học lãng mạn giả tưởng thu hút độc giả và trở thành mối quan tâm của công chúng giữa đa dạng các thể loại như hiện nay, đó là một trong những nội dung của buổi giao lưu với dịch giả Hoàng Anh tại TP.HCM.">...
【Bóng đá】
阅读更多Xe điện: Nên mua mới hay thuê khi công nghệ pin vẫn đang bị giới hạn
Bóng đáKhi công nghệ pin vẫn đang trong giai đoạn phát triển, thuê xe điện sẽ giúp người dùng tránh được rủi ro và lạc hậu về công nghệ. Họ cho rằng công nghệ pin sẽ ngày càng trở nên tốt hơn và việc thuê xe sẽ giúp họ loại bỏ những lo lắng nếu chiếc xe điện hiện tại trở nên lạc hậu sau một thời gian sử dụng.
Điều đó đồng nghĩa là những người đi thuê xe cũng sẽ không phải đối mặt với nguy cơ chiếc xe điện của họ bị mất giá mặc dù thị trường xe điện đã qua sử dụng vẫn còn tương đối mới mẻ.
Với người tiêu dùng, khấu hao là một trong những yếu tố quan trọng khi họ cân nhắc về việc mua xe mới. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra xe điện có tốc độ mất giá nhanh hơn xe chạy bằng xăng, dầu.
Ông Paul Jacobson - Giám đốc tài chính của GM đánh giá: "Cho thuê xe điện sẽ là một phương thức rất có giá trị đối với phương tiện mới này. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho những khách hàng muốn dùng thử, những người lo ngại vấn đề mua xe điện bị mất giá."
Thuê xe chiếm vai trò quan trọng trong mảng kinh doanh xe điện của không ít các nhà sản xuất ô tô. Và nếu công nghệ pin được cải thiện theo thời gian, xe điện có thể sẽ không còn bị mất giá nhiều. Khi đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ muốn tận dụng điều này, nhất là trong bối cảnh giá xe điện vẫn còn khá cao và việc bán xe điện chưa thể sinh lời nhiều.
Ông Alex Oyler, Giám đốc của SBD Automotive tại khu vực Bắc Mỹ cho biết các ưu đãi tại các bang của Mỹ sẽ thúc đẩy nhiều nhà sản xuất ô tô ưu tiên cho thuê xe điện mới thay vì bán chúng khi giá trị còn lại của xe điện cũ vẫn còn nhiều.
Đó là lý do tại sao các hãng xe như Tesla và Ford không cho phép khách hàng thuê xe của họ mua lại chính chiếc xe điện đó sau khi đã hết hạn hợp đồng thuê.
Ông Oyler nói thêm "Khi chiếc xe đó khi hết hợp đồng thuê, các nhà sản xuất ô tô vẫn có thể bán chiếc xe điện đã sử dụng đó, đặc biệt là với các ưu đãi từ Chính phủ, với mức lợi nhuận hợp lý."
Ngô Minh(theo Bussiness Insider)
Bạn có bình luận thế nào về việc mua hay thuê xe điện? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hãng xe điện Trung Quốc BYD muốn chiếm ngôi vương số 1 thế giới của TeslaBYD - nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ra nước ngoài, đặt mục tiêu doanh số bán hàng cho năm 2023 có thể vượt qua đối thủ Tesla của Mỹ.">
...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- Khi con đọc sách sẽ thấy mở ra cả chân trời kiến thức
- Chu kỳ đăng kiểm ô tô ở Việt Nam dày gấp 3 lần Nhật Bản
- Hơn nửa triệu học viên được thực hành lái xe với thiết bị DAT sau 6 tháng
- Nhận định, soi kèo Young Lions vs Albirex Niigata, 19h00 ngày 28/3: Trận đấu thủ tục
- Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 34: Lưu để lại thư tuyệt mệnh
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
-
Đèn độ thay thế đèn nguyên bản để cải thiện độ sáng. Ảnh minh hoạ Tôi thấy rằng, hiện nay đăng kiểm thay vì cứng nhắc buộc 100% chiếc ô tô đã xuất xưởng, khi ra đường phải giống nhau, là không phù hợp với những chiếc xe đã nhiều năm tuổi, có nhu cầu cải thiện độ an toàn hơn.
Nên có một chế tài cho việc độ thế nào cho đúng. Cần phân biệt độ để xe đi tốt hơn hay là độ ảnh hưởng đến kết cấu. Chứ như hiện nay, chỉ cần sai thiết kế đèn nguyên bản là bị từ chối đăng kiểm thật không phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân.
Tôi cho rằng, nên nghiên cứu cơ chế đăng kiểm và quản lý việc nâng cấp, thay đổi sao cho các phương tiện đó đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn trong vận hành là được.
Độc giả Bùi Quang Khánh(Sóc Sơn, Hà Nội)
Bạn có bình luận thế nào về ý kiến trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô độ đèn LED siêu sáng: Cánh tài xế nói gì?
Một số chủ xe thừa nhận có biết việc độ đèn là sai luật, nhưng vì công việc và sở thích nên vẫn bỏ tiền ra độ đèn.
" alt="Đèn ô tô nguyên bản quá tối, vì sao lại không được lắp đèn khác tốt hơn?">Đèn ô tô nguyên bản quá tối, vì sao lại không được lắp đèn khác tốt hơn?
-
Cổng đi vào chung cư nhếch nhác, không có bảo vệ.
Ngày 13/6, UBND phường Phạm Ngũ Lão đã có buổi tiếp xúc cư dân, thông báo về việc di dời và bố trí tạm cư. Theo đó, mỗi hộ dân sử dụng 1 căn hộ ở chung cư này được lựa chọn 1 căn hộ trong danh sách quỹ nhà tạm cư ở quận 1 (6 căn), quận 4 (1 căn), quận Bình Thạnh (20 căn), xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh (100 căn).
Những người dân không đồng ý chuyển về căn hộ tạm cư sẽ được hỗ trợ thuê nhà tạm cư với mức 5 triệu đồng/tháng đối với hộ từ 4 nhân khẩu trở xuống; 4 khẩu trở lên mỗi nhân khẩu sẽ được hỗ trợ 1,25 triệu đồng/tháng, nhưng không quá 15 triệu đồng/tháng/hộ.
Theo ghi nhận của VietNamNet vào ngày 8/10, hầu hết cư dân ở chung cư đã dọn đi. Bên ngoài cửa phòng của các căn hộ này đã được niêm phong, có chữ ký đồng ý của chủ hộ, chữ ký ghi nhận của chính quyền địa phương và chữ ký của người thứ ba.
Cán bộ phường xuống niêm phong những căn hộ chủ chấp nhận dời đi. Trên sân thượng, từng mảng bê tông bong tróc, cong vênh. Rác thải lâu ngày không được dọn, chất đống. Tường bao quanh nứt nẻ, ẩm ướt, rêu mọc đầy.
Hành lang 6 tầng của tòa nhà nhỏ hẹp, bụi, mạng nhện bám đầy tường, dây điện, dây cáp điện thoại, internet chằng chịt, treo lơ lửng trên trần. Rác thải của các hộ dọn đi vứt vương vãi trong phòng. Cả không gian đầy mùi bụi, ẩm mốc, phân động vật. Tuy nhiên, hiện còn 10 hộ vẫn đang sống ở đây.
Căn hộ rộng gần 20 m2 của ông Nguyễn Anh Đức, hiện 84 tuổi ở tầng 6. Căn hộ này ông mua cách đây 40 năm. Hiện, ông và vợ chồng con gái đang ở.
Bên trong các căn hộ chủ chấp nhận di dời, rác thải vứt vương vãi xuống nền. Giải thích về lý do chưa dời đi, ông Đức cho biết, gia đình chưa biết phải đi đâu. Một phần, ông thấy, chung cư vẫn còn ở được, không xuống cấp như kết luận của Sở Xây dựng TP.HCM. Các dịch vụ như vệ sinh, điện nước… còn đầy đủ. Chỉ cần sơn sửa lại, đi lại đường dây điện là ổn.
‘Tôi có hai phương án để lựa chọn. Một là chuyển đến căn hộ dưới Vĩnh Lộc B. Hai là nhận 5 triệu đồng/tháng để đi thuê nhà. Tôi thấy cả hai cách đó đều không khả thi. Bây giờ, tôi cứ ở đây đến khi nào người ta phá bỏ rồi tính’, ông Đức nói.
Căn hộ rộng hơn 40 m2 của vợ chồng chị Thơ, hiện 43 tuổi ở tầng 3. Lối đi vào nhà nhỏ hẹp, tối om. Bên trong, vợ chồng chị ngăn nhà làm hai tầng. Phía trên là nơi ngủ, học tập của các con. Ở dưới là bếp nấu, chỗ ngủ của hai vợ chồng và khu sinh hoạt chung.
Ngoài hành lang, dây điện chằng chịt, từng mảng tường bong tróc... Vợ chồng chị Thơ sống ở chung cư đã hơn 20 năm. Chồng chị làm giáo viên. Chị nhận may áo quần tại nhà. Hai đứa con chị đang học ở trường gần nhà. ‘Bây giờ, gia đình tôi chuyển đi thì phải thay đổi tất cả mọi thứ’, chị Thơ thở dài.
Chị Thơ cho biết, nếu chuyển xuống Vĩnh Lộc B, chị sẽ mất hết khách hàng, các con phải thay đổi chỗ học. Còn nhận 5 triệu để đi thuê nhà thì e không đủ. ‘Tôi có đi xem một số chung cư cũ gần đây để chuyển qua, nhưng thấy ở đó còn xuống cấp hơn’, chị Thơ nói.
Nhiều mảng tường đã bong tróc. Chị thở dài: ‘Nhà là của mình, có giấy tờ đầy đủ. Người ta nói dời đi nhưng không nói thời gian quay lại. Ai biết, khi mình không ở đây nữa thì có chuyện gì xảy ra. Chẳng thà người ta kêu mình bỏ thêm tiền để đập đi xây lại’.
Vợ chồng bà Lê Thị Hạnh, 55 tuổi, làm dọn dẹp vệ sinh ở chung cư đã dời đi mấy tháng nay. Tuy nhiên, bà không hài lòng với nơi ở mới.
Ông Nguyễn Anh Đức sống ở chung cư đã 40 năm. Ông cho biết, không muốn rời đi vì thấy chung cư chỉ cần sơn sửa lại là ở được. ‘Chung cư tôi đang ở còn xuống cấp hơn chung cư này’, bà Hạnh nói. Bà cho biết, từng sống ở chung cư Bùi Viện hơn 40 năm. Khi đó, công việc của bà là quét dọn chung cư Bùi Viện, thu nhập ổn định. Từ khi chuyển chỗ mới, công việc của bà bấp bênh. Bà phải đi làm giúp việc nhà, giữ em bé để đảm bảo cuộc sống.
Bà Hạnh cũng lo lắng, không biết tới bao giờ cả gia đình mới được về lại nhà cũ. 'Căn nhà là gia tài của vợ chồng tôi. Không biết tới đây sẽ ra sao. Vợ chồng tôi đang rất lo lắng', bà Hạnh thở dài.
Trả lời VietNamNet, ông Lê Tấn Đạt, Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão cho biết, chung cư 155 Bùi Viện đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn khi người dân tiếp tục sinh sống.
Thời gian qua hầu hết người dân đã chọn được nơi ở và gói hỗ trợ phù hợp nên đồng ý di dời. Sau khi các hộ dọn đi, phía ủy ban đã xuống niêm phong có chữ ký của chủ hộ, cán bộ phường và người chứng kiến. Hiện còn 10 hộ vẫn đang ở tại chung cư, ủy ban phường đang tiếp tục vận động các hộ di dời để đảm bảo an toàn.
Buồng hạnh phúc trên xe buýt Sài Gòn, tài xế coi con trai riêng của vợ như con đẻ
Vợ muốn sinh con nhưng anh Phương (TP.HCM) gạt đi, vì muốn tập trung lo cho con riêng của vợ là bé Noel ăn học.
" alt="Chung cư cũ có nguy cơ sập, cư dân không muốn dời đi">Chung cư cũ có nguy cơ sập, cư dân không muốn dời đi
-
Chậu mai 900 triệu đồng Chúng tôi đứng trước một chậu mai trong khuôn viên vườn mai Phương Bình ở KP6, P. Hiệp Bình Chánh (Q. Thủ Đức, TP.HCM). Cao 2,7m, cây mai vươn lên đầy sức sống được ông chủ vườn định giá 900 triệu đồng. Hiện đã có người chịu mua với giá 800 triệu nhưng ông chủ vườn không bán.
Vườn rộng, những con đường xi măng trong vườn mai. Thấy chúng tôi tỏ vẻ bất ngờ, pha chút khó tin, ông Phương chủ vườn giải thích: 'Chậu mai này là mai ghép'. Ông nói, muốn có một chậu mai ghép, phải tìm mua gốc rồi đem về ghép cành. Để có gốc mai này, ông phải lăn lội khắp các vùng cù lao ở miền Tây mới có.
'Gốc mai quý nhất là gốc có chân đế. Những gốc suôn thẳng thường giá chỉ bằng nửa gốc có đế. Anh nhìn kỹ đi', ông nói tiếp. 'Gốc mai này thuộc hàng cổ thụ. Tuổi đời của nó bằng tuổi của anh, của tôi cộng lại. Hơn 100 năm rồi đó. Nhìn những vết sẹo ở gốc cũng đủ cho thấy tuổi đời của nó. Hình dạng rất cân đối bao tròn cả gốc'.
Chậu mai 900 triệu đồng. 'Giá của gốc mai này đã khoảng 300 triệu đồng. Chúng tôi mua về nuôi cho gốc cứng cáp rồi bắt đầu ghép cành. Những cành cũ trên thân cây được cắt đi và chúng sẽ được ghép với một loài mai đẹp hơn, ưng ý hơn. Chúng tôi cũng tước đi một mảnh vỏ ở cành cũ, đưa cành mới áp vào rồi dùng băng keo quấn lại', người chủ vườn nói.
Xong, nơi ghép cành được phủ kín bằng một chiếc bao nhựa trong suốt. Chậu mới ghép được để trong nhà mát trong khoảng hơn 1 tháng thì cành bắt đầu bén. Những chiếc lá non đầu tiên yếu ớt mong manh xuất hiện. Đây là cách ghép mới rất hiệu quả. Một thời gian sau, những cành ghép phát triển cao hơn, chậu mai được đưa vào nhà lưới. Từ đây, công đoạn chăm sóc khác bắt đầu.
Những gốc mai đang đâm chồi nảy lộc. Muốn có một chậu mai hoàn hảo như ý không dễ. Phải mất nhiều năm, qua nhiều bàn tay chăm sóc và ông chủ vườn phải có chút đam mê về các loài hoa mới tạo được những sản phẩm có giá trị. Vì thế từ vài trăm triệu để có gốc ưng ý, trải qua nhiều công đoạn kéo dài khoảng 4 năm thì mới có được một chậu mai bán được.
'Nói như vậy để anh có thể hình dung được những khó khăn, vất vả cũng như chịu nhiều tốn kém để có được một chậu mai tốt, ưng ý không đơn giản. Cái giá 900 triệu chẳng qua cũng chỉ để hoàn vốn, thêm một chút lãi và tạo cơ hội có thêm những sản phẩm mới đẹp hơn, tốt hơn'.
Mai được ghép nhánh với nhau. Nhọc nhằn nghề mai ghép
Vườn mai Phương Bình rộng khoảng 14.000m2 với 6000 chậu mai các loại. Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Ngọc Phương 42 tuổi, chủ vườn cho biết, vùng Thủ Đức trong đó có các phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, An Phú Đông trước đây chuyên trồng mai đất. Mai được trồng thẳng dưới đất và khi bán bứng trọn gốc.
Khoảng 4 năm gần đây, môi trường nước ở vùng này bị ô nhiễm nặng. Mai đất không thể sống và phát triển được khiến nhiều vườn mai phải chuyển đổi công năng. Những ai còn nặng lòng với cây mai buộc lòng phải chuyển sang mai ghép.
Theo tiết lộ của người chủ vườn, làm mai ghép có nhiều thuận lợi hơn: không lo nước bị ô nhiễm, chủ động được mọi khía cạnh và nhờ vậy khách thích mai ghép hơn mai đất.
Việc ghép nhánh đòi hỏi phải tỉ mẩn và khéo léo. 'Gia đình tôi đã có 3 đời sống với nghề mai. Trải qua nhiều năm được tôi luyện, nghề mai cho tôi nhiều thích thú đam mê', anh Phương chia sẻ.
Chúng tôi cùng anh dạo bước quanh vườn. Dừng lại ở một chậu mai thấp bé, anh nói đây là chậu mai rẻ nhất có giá khoảng 4 triệu. Nhưng dù 4 triệu hay bao nhiêu nữa việc tạo dựng nên một chậu mai cũng từng ấy công đoạn. Cái khó nhất là tìm gốc. Mai gốc được chọn từ các tỉnh miền Trung, lên cao nguyên hay xuống tận miền Tây. Nhiều vùng có mai nhưng chỉ có gốc mai ở miền Tây dễ trồng hơn cả nhờ vào tính đặc thù của thổ nhưỡng.
Xuyên qua những hàng chậu mai đang sung sức vươn lên cộng với những thuyết minh của chủ vườn chúng tôi mới nhận ra được giá trị của một chậu mai ghép. Bất chợt, nhớ lại những chậu mai trong những ngôi nhà lộng lẫy vào dịp Tết đến, mấy ai nghĩ đến những giọt mồ hôi đã đổ xuống để chậu mai có sắc vàng rực rỡ đón xuân.
Ông Phương bên chậu mai của mình. Vườn mai Phương Bình vẫn lặng lẽ. Với khoảng 25 công nhân làm việc nhưng việc ai nấy làm, ngày nào cũng như ngày nào, không tất bật không khẩn trương. Anh Phương cho biết, đội ngũ công nhân của anh gồm 3 người tưới, sửa nhánh 4 người, mở kẽm 5 người, xịt thước 3 người, bón phân sắp xếp chậu 8 người và tỉa nhánh 2 người.
Đặc biệt, trước Tết nửa tháng, để mai có hoa, anh đã phải thuê từ 50 - 70 nhân công trong một tuần đến 10 ngày để chuyên lặt lá mai. Trên thị trường hiện có loại thuốc xịt cho rụng lá. Dùng loại thuốc này có thể giảm được tiền thuê nhân công nhưng bù lại, cây mai bị nhiễm thuốc sẽ không cho kết quả tốt vào những năm sau.
Chúng tôi nhẩm tính, với những chi phí như thế cộng với tiền thuê đất hơn 1 tỉ đồng/năm thì giá bán một chậu mai ghép như anh Phương cho biết cũng không có gì là quá đắt.
Cuộc trò chuyện dường như không dứt. Trời đã vào trưa chúng tôi đành cáo từ anh ra về. Anh vui vẻ cho biết: 'Khoảng tuần sau chúng tôi sẽ dọn hàng ra đường Phạm Văn Đồng để chuẩn bị bán Tết. Lúc ấy, mời anh ghé lại nhé'.
Anh nông dân Cần Thơ tạo tiểu cảnh bonsai giá 300 triệu đồng
Sau hơn 4 năm tìm tòi, anh Công (Cần Thơ) tạo được cây bon sai tiểu Mai Chiếu Thủy và nhận được giải vàng và giải đặc biệt tại lể hội bonsai châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15.
" alt="Cây mai 900 triệu đồng của ông chủ ở Sài Gòn">Cây mai 900 triệu đồng của ông chủ ở Sài Gòn
-
Nhận định, soi kèo Hakkarigucu Nữ vs Bornova Hitab Nữ, 16h00 ngày 27/3: Tiếp tục bất bại
-
Cường từng mời mẹ sang Nhật Bản du lịch (Ảnh: NVCC). Lúc mới sang, anh làm việc tại công xưởng cơ khí. Khi đó, công việc chủ yếu là làm việc chân tay khá vất vả, nhưng Cường vẫn biết ơn quãng thời gian đó để bản thân có thời gian thích nghi với cuộc sống mới và cải thiện trình độ ngoại ngữ.
Hơn một năm trở lại đây, anh chuyển sang làm việc trên phần mềm thiết kế cơ khí và bản vẽ, chỉnh sửa thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
"Đây là công việc mình mơ ước ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Khi sang đây, mình được học hỏi thêm nhiều về tác phong và tinh thần làm việc của người Nhật. Có lần, mình xử lý sai công việc và được đồng nghiệp góp ý luôn để tìm ra biện pháp tránh tái phạm lần sau.
Công việc ở đâu cũng vất vả, nhưng ở môi trường mới nhận mức lương tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra xứng đáng", Cường tâm sự.
Cũng như nhiều lao động Việt xa xứ, ngoài mức lương cơ bản, Cường rất mong công ty cho làm tăng ca để thêm nguồn thu nhập.
"Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Nếu thời điểm đơn hàng ít, nhân viên đúng 17h sẽ rời công sở. Còn nếu kinh doanh thuận lợi được tăng ca, với mình đó là điều may mắn", anh nói.
So với thời điểm vừa "chân ướt chân ráo" sang xứ người, chàng trai Bình Định tiết lộ thu nhập có tăng lên đáng kể. 4 năm trước, mức lương cơ bản của anh là 18 man (tính theo tỷ giá đồng yên và tiền Việt thời điểm đó tương đương với 36 triệu đồng).
Còn ở thời điểm hiện tại, anh nhận lương cơ bản 24,5 man (tỷ giá hiện tại khoảng 42 triệu đồng). Mỗi tháng, trung bình anh tăng ca 30 tiếng (tăng ca ngày thường và tăng ca ngày nghỉ có hệ số khác nhau). Với tổng thu nhập một tháng khoảng 33,5 man, sau khi trừ hết chi phí, Cường tiết kiệm được 35 triệu đồng/tháng.
Trước thông tin "kỹ sư sang Nhật làm việc mỗi tháng để dư được 100 triệu đồng", Cường cho biết, với kỹ sư như mình, điều đó "rất khó thực hiện".
"Mức lương trung bình của các kỹ sư mới sang thường từ 18 đến 22 man tương đương 30-37 triệu đồng. Còn mức lương 100 triệu đồng ngay cả đồng nghiệp Nhật cũng khó đạt được, trừ khi họ đảm nhận vị trí quan trọng trong công ty hoặc sếp của các phòng ban.
Còn thu nhập của kỹ sư ngành IT mình thấy cao hơn. Bạn nào có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt, có thể nhận được từ 35 man - khoảng 65 triệu đồng/tháng trở lên", Cường phân tích.
Theo chàng kỹ sư Việt, riêng thuế thuê nhà chiếm khoảng 20% thu nhập của anh. Sử dụng xe máy đi lại hàng ngày cũng cần mua phí bảo hiểm tự nguyện khoảng 6-7 triệu đồng/năm.
"Mặc dù vậy, sau khi trừ hết tiền thuế, chi phí sinh hoạt, mỗi tháng mình tiết kiệm được khoảng 35 triệu đồng. Với mình, con số này khá ổn, đôi khi bằng cả năm mình để dành khi ở Việt Nam", anh nói
Với câu hỏi liệu có nên sang Nhật lao động thời điểm này khi đồng yên đang có xu hướng giảm mạnh gây ảnh hưởng tới thu nhập, Cường cho rằng điều này tùy theo trường hợp của mỗi người.
Cường vẫn muốn tiếp tục ở Nhật trong thời gian tới để tích lũy kinh nghiệm, trước khi trở về Việt Nam (Ảnh: NVCC). "Những người đi theo diện được làm việc lâu dài, thì thời điểm nào sang Nhật cũng hợp lý. Mức lương còn phụ thuộc vào năng lực làm việc và trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, được làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại một quốc gia phát triển sẽ là hành trang tốt để sau này trở về Việt Nam lập nghiệp".
"Còn với người đi theo diện thực tập sinh, thời điểm này thực sự khó khăn vì mức lương sẽ tính theo lương vùng với hệ số nông thôn, thành thị khác nhau. Bởi vậy, các lao động trẻ nên cân nhắc", Cường đưa ra quan điểm.
Về phần mình, chàng trai Bình Định dự định vẫn ở Nhật thêm một thời gian nữa để tích lũy thêm kinh nghiệm, tài chính, hoàn thiện năng lực bản thân, rồi sẽ về Việt Nam cống hiến trong tương lai.
Ngoài công việc kỹ sư, hiện Cường còn theo đuổi công việc sáng tạo nội dung. Qua đó, anh muốn chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích về cuộc sống ở Nhật Bản tới cộng đồng.
Mê làm diễn viên, bố lại bảo 'làm bếp không lo chết đói': 9X giành giải vàng ở NhậtĐam mê và ý chí đã giúp Nguyễn Bá Phước trở thành người Việt đầu tiên giành được Huy hiệu vàng - giải thưởng danh giá của Nhật Bản dành cho đầu bếp người nước ngoài nấu món Nhật truyền thống." alt="Kỹ sư Việt chia sẻ thực hư việc đi làm ở Nhật dư được 100 triệu đồng/tháng">
Kỹ sư Việt chia sẻ thực hư việc đi làm ở Nhật dư được 100 triệu đồng/tháng