Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 8 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Quảng Ninh đạt trên 3,2 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 65% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 16.000 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 73% kế hoạch năm.
Năm 2018 là năm diễn ra rất nhiều các sự kiện quan trọng của tỉnh Quảng Ninh. Là tỉnh đăng cai năm du lịch Quốc gia 2018, Quảng Ninh đang tập trung phát triển ở 4 loại hình du lịch chính là: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch biên giới. Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thì chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch, giao thông vận tải tại các khu du lịch cũng được cải thiện rõ rệt.
Các hoạt động du lịch với nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi động được diễn ra, như: Lễ hội Yên Tử, chùa Ngọa Vân, Lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử,… cũng đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Quảng Ninh.
Bằng việc triển khai nhiều hoạt động cải thiện môi trường du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, du lịch Quảng Ninh đang từng bước khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
![]() |
Nhằm triển khai một số giải pháp thu hút khách du lịch, từng bước chuyển dịch thị trường khách, tích cực khai thác các thị trường mới, thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá điểm đến, chăm sóc tốt các thị trường truyền thống hiện có, đồng thời thực hiện mở rộng thị trường mới sang Nga, Tây Âu, Bắc Mỹ, Ấn Độ và Trung Đông.
Hiện, các hoạt động kinh doanh du lịch, công tác quản lý Nhà nước, môi trường kinh doanh du lịch tiếp tục được duy trì ổn định, vấn đề đầu tư trong lĩnh vực du lịch tiếp tục được quan tâm.
Năm 2018, ngành Du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 12 triệu lượt khách, trong đó có 5 triệu khách quốc tế với tổng doanh thu từ khách du lịch 22.000 tỷ đồng. Với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, Quảng Ninh hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cùng những trải nghiệm thú vị với 50 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2018.
M.M
" alt=""/>8 tháng, Quảng Ninh đón 9,2 triệu lượt du kháchVẻ đẹp bình yên ở vùng ngoại ô Moscow
Nhân viên sân bay Thái Lan bị sa thải sau khi đánh du khách Trung Quốc
Hình ảnh Hà Nội hài hước, lạ lẫm không dành cho người dậy muộn
![]() |
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 47 km. Tại đây có nhiều nhà vườn độc đáo được xây dựng bằng đá ong nguyên bản và gỗ có tuổi đời lên đến 300, 400 năm. |
![]() |
Căn nhà cổ bằng gỗ có tuổi đời gần 400 năm thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Gia đình ông Hùng là thế hệ thứ 12 sinh sống tại đây. |
![]() |
Cổng nhà được xây bằng đá ong. Ông Hùng cho biết: "Khi làm nhà, đàn ông trong mỗi gia đình thường đi đào những tảng đá ong nằm sâu dưới lòng đất, về cắt xén thành bản vuông xếp chồng lên nhau, sau đó lấy bã trấu, bùn để tạo chất kết dính". |
![]() |
Ngôi nhà chính được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 dĩ. 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên, bên cạnh bài trí bộ trường kỷ dùng để tiếp khách. 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ. |
![]() |
Hệ thống cửa chính ngôi nhà được thiết kế để tháo ra vào dễ dàng. Gia chủ cho thiết kế như vậy để phòng khi nhà có việc lớn (cỗ tiệc hiếu, hỉ, giỗ, khao thọ…) thì có thể tháo ra đặt xuống đất thay chiếu và tạo cảm giác thông thoáng trong nhà. |
![]() |
Theo ông Hùng, nhờ hệ thống cửa chính và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng nhưng trong nhà rất mát mẻ. |
![]() |
![]() |
Hệ thống vì, kèo bằng gỗ được chạm trổ hoa văn rồng tinh xảo. |
![]() |
Bên trong căn nhà bài trí nhiều đồ cổ có giá trị về mặt văn hóa, niên đại như: bình sứ, bát sứ, mâm đồng 3 chân... |
![]() |
Chiếc mâm đồng 3 chân, có niên đại hơn 3 thế kỷ. Thời đó, chiếc mâm này chỉ nhà khá giả mới có điều kiện dùng. |
![]() |
Bên cạnh mâm đồng, ngôi nhà còn lưu giữ một chiếc mâm gỗ cổ. |
![]() |
Bộ tràng kỷ, tủ chè cổ vẫn được gìn giữ như cách đây hàng trăm năm. |
![]() |
Trước đây chiếc chạn bát này được kê dưới bếp nhưng hiện nay gia chủ đặt trong nhà chính cho du khách tiện tham quan. |
![]() |
Gian bếp của khu nhà vườn treo những chiếc đó và nơm bắt cá. Đây là nét đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. |
![]() |
Khoảng sân rộng rãi, lát gạch để vui chơi. Gia chủ còn đặt một chiếc bàn gỗ lấy chỗ uống nước và những chiếc chum vại chứa nước mưa. |
![]() |
Trải qua bao mưa nắng và những thăng trầm của thời gian, đến nay một số hạng mục của ngôi nhà đã xuống cấp nhưng gia đình ông Hùng không vội tháo dỡ, thay mới, mà dùng biện pháp chống đỡ tạm, giữ lại đúng nguyên trạng khung nhà, cột kèo... |
![]() |
Ông Hùng cho biết: "Ngôi nhà là một phần giá trị truyền thống mà cha ông đã để lại, con cháu không nỡ tháo bỏ hoặc xây mới...”. Vào năm 2008 ngôi nhà được Ban quản lý Làng cổ Đường Lâm tiến hành đo đạc và thẩm định trùng tu ngôi nhà, tổ chức Jica và Sở Văn hóa đã đứng ra bảo tồn và phục chế tôn tạo ngôi nhà. |
![]() |
Cũng theo ông Hùng, trước khi được công nhận là di sản văn hóa cần được bảo tồn, một số khách ở xa đã tìm về hỏi mua toàn bộ khu nhà với giá hơn 1 tỷ nhưng gia đình kiên quyết không bán. |
Ngôi nhà cổ Trần Ngọc Du được xây dựng vào năm 1900 từ 200 cây gỗ quý, thi công suốt 2 năm trời. Tọa lạc trong khu đất rộng 1200m2, mặt tiền nhà cổ hướng ra sông Đồng Nai và mặt hậu tựa lưng vào núi Châu Thới.
" alt=""/>Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà NộiHướng tới "Ngày vì người nghèo" và Tháng cao điểm vì người nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ người nghèo; biểu dương, ghi nhận các huyện, xã, hộ gia đình, cá nhân điển hình vươn lên thoát nghèo.
Cụ thể, chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” 2018 sẽ được tổ chức lúc 20h ngày 17/10 tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
![]() |
Chương trình là sự ghi nhận động viên, tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là các doanh nghiệp, doanh nhân trong nhiều năm qua đã có nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cộng đồng (khu dân cư, xã, huyện) nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Theo tổng hợp từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua 18 năm từ khi phát động cuộc vận động ủng hộ người nghèo đến nay (17/10/2000 - tháng 9/2018), các doanh nhiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ vì người nghèo Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương gần 14.000 tỷ đồng; ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương được hơn 36.000 tỷ đồng (riêng các ngân hàng thương mại đã ủng hộ hơn 9.000 tỷ đồng).
Từ những nguồn lực trên và cùng với ngân sách nhà nước, quỹ đã hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...).
Tại Chương trình truyền hình trực tiếp năm 2017 đã có 104 doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội với số tiền gần 280 tỷ đồng, trong đó qua Quỹ “Vì người nghèo” trên 52 tỷ đồng, chương trình an sinh xã hội trên 227 tỷ đồng và tin nhắn ủng hộ người nghèo qua cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400.
Cùng với Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 theo cú pháp: soạn VNN gửi 1409. Với mỗi tin nhắn, người ủng hộ sẽ đóng góp 20.000 đồng vì người nghèo..
Cũng trong dịp này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các bộ, ngành liên quan, tổ chức Hội nghị biểu dương huyện, xã, hộ gia đình điển hình vươn lên thoát nghèo giai đoạn 2016-2020 (sáng 12/10) và Trao giải báo chí "vì người nghèo" (chiều 12/10).
Ngọc Minh - Phương Cúc - Văn Minh