Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, số lượng lao động tham gia đào tạo cũng được tăng lên, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất.
![]() |
Hà Nội hướng tới đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 70-75% vào năm 2020. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Năm 2018, theo báo cáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP đã tuyển sinh đào tạo được 212.789 lượt người (kế hoạch đặt ra là 179.300 lượt người), đạt 118,67% kế hoạch, tăng 108,56% so với năm 2017.
Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp là 53.652 (chiếm 25,21%); sơ cấp và dưới 3 tháng là 159.137 (chiếm 74,79%). Với kết quả tuyển sinh đào tạo như trên, đã từng bước nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 60,66% năm 2017 lên 63,18% năm 2018, hướng tới đạt 70-75% vào năm 2020.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, tuy không phải là thời điểm chính để thực hiện tuyển sinh, song kết quả tuyển sinh đạt 50.270 người, trong đó: Trình độ cao đẳng: 670 người; Trình độ trung cấp: 7.700 người; Trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng: 41.900 người.
Về kết quả thực hiện gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp năm 2019, trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với 512 doanh nghiệp và đã có 24/512 doanh nghiệp thực hiện ký kết tại Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2019 theo Kế hoạch số 1125/KH-SLĐTBXH tổ chức ngày 14/5/2019.
100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc TP thực hiện đào tạo gắn với doanh nghiệp và hầu hết học sinh ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp (90% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp).
Theo báo cáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP, năm 2018, tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp có việc làm đạt khoảng 70%. Nhiều trường có những ngành, nghề đạt trên 90% học sinh, sinh viên có việc làm ngay đúng với kỹ năng nghề được đào tạo sau khi tốt nghiệp. Thậm chí có những nghề không đủ để doanh nghiệp tuyển dụng (nghề Hàn, Cắt gọt kim loại) ví dụ như Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội,...
Hải Nguyên
- Nghệ An đặt chỉ tiêu giai đoạn 2019-2020 sẽ tuyển sinh đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho 109.600 người. Trong đó, hỗ trợ học nghề cho 25.400 lao động nông thôn.
" alt=""/>Hà Nội hướng tới đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 70Hơn 8 năm dạy miễn phí
Đều đặn mỗi tuần 2 buổi, vào chiều thứ 4 và chủ nhật, từ 16h 30’ đến 18h 30’, chị Nguyễn Thị Lệ Sương (hiện công tác tại trung tâm Giáo dục thường xuyên ngoại ngữ tin học, ở đường Trần Đại Nghĩa, TP Đông Hà) lại đến với lớp trung tâm Mái ấm tình hồng, mang theo vốn liếng tiếng Anh của mình truyền dạy cho các em.
![]() |
Các em chăm chú nghe cô Sương giảng bài |
Dịu dàng và nhỏ nhẹ, đó là cách mà chị Sương vẫn thường dùng để truyền đạt con chữ cho các em học sinh ở đây.
Chị Sương cho hay, chị dạy cho các em từ năm 2011, bằng cách một người chị thủ thỉ, hướng dẫn như các em đang học ở nhà.
Đó là năm 2011, chị lần đầu mạnh dạn lên Mái ấm tình hồng với suy nghĩ là đi dạy cho vui, cho quen với công việc.
Về sau, nhận thấy các em ở đây dễ thương và hồn nhiên quá nên không dứt được, cứ năm này đến năm khác chị đều lên đây dạy mà chị không ngờ rằng đã bén duyên với các lớp học ở đây ngót nghét gần 10 năm.
Gắn bó đã lâu, học sinh ở đây ai cũng kính mến chị, xem là người thân trong nhà, thoải mái bộc bạch với chị vô số chuyện, từ việc học hành cho đến những câu chuyện không đầu không đuôi khác.
Dạy đến khi các em không muốn học nữa
Chị cho hay, trước đây chị dạy 3 buổi (2 buổi chiều và 1 buổi tối), bữa nay do nhiều việc nên chị chỉ dạy 2 buổi chiều.
![]() | ||
|
Lớp học của chị không đông nhưng khá lộn xộn, chị cười tâm sự rằng: “Lớp chỉ có 7 học sinh mà thuộc 2 cấp trung học cơ sở và THPT. Trong đó, 2 học sinh cấp THPT (lớp 10 và lớp 11) và có 5 em thuộc trường trung học cơ sở (1 học sinh lớp 9, 1 học sinh lớp 7 và 3 học sinh lớp 6).
Khác biệt ở các khối học có cái dạy không đồng bộ, hơi mệt và phải tập trung để giảng và chỉ bài cho từng bạn một nhưng được cái là vui, các em cứ đua nhau hỏi bài liên tục”.
Em Nguyễn Thị Thu Thủy (SN 2003) cho hay, mẹ em mất sớm, ba em bỏ đi lúc em còn nhỏ. Năm 2009, em lên trung tâm Mái ấm tình hồng. Thủy cho biết thêm, đa số các bạn ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn như Thủy.
Em Nguyễn Văn Thành (SN 2004) cho biết, nhà em ở phường Đông Lương, TP Đông Hà. 9 năm liên tục em là học sinh giỏi, vừa rồi em rất vinh dự được tham gia cuộc thi HSG cấp thành phố môn GDCD.
Ngoài ra, năm nào Thành cũng tham gia hội thi Mỹ thuật thường niên ở các trường và mang về nhiều giải cho bản thân.
![]() |
Năm nay, em dự định sẽ thi chuyển khối vào trường chuyên Lê Qúy Đôn.
Ở trung tâm có bạn Nguyễn Thị Lài, từng gắn bó với lớp học Tiếng Anh của cô Sương thời gian khá dài.
Nhiều năm liền, Lài là học sinh giỏi của trường THPT Đông Hà. Với nền tảng kiến thức tốt, kì thi THPT vừa rồi Lài đậu vào trường đại học ở TP Đà Nẵng. Lài là niềm tự hào của cô Sương, còn các em khóa sau nhỏ tuổi hơn ở trung tâm thì xem Lài là động lực để cố gắng học tập.
Chị Sương chia sẻ thêm, các em ở đây sống rất tình cảm, niềm vui đối với các em rất đỗi giản dị, chân chất. Các em thỉnh thoảng tổ chức sinh nhật hay tất niên, trung thu đều muốn cô cùng tham dự.
Có năm, các em bí mật tổ chức lễ 20/11 cho cô, khiến cô bất ngờ. Tất nhiên, các em không có nhiều tiền để tổ chức nhưng những suy nghĩ đã lớn dần của các em làm cho cô Sương rất hài lòng. Cô thấy vui và tin rằng các em đã trưởng thành hơn rất nhiều, trong đó có chút công lao từ phía người cô đã hơn 8 năm âm thầm, lặng lẽ chỉ bảo cho các em.
Chia tay với lớp học miễn phí, chúng tôi ấn tượng mãi với câu nói nửa thật nửa đừa của chị Sương rằng, chị sẽ dạy ở đây cho đến khi các em không có nhu cầu học nữa mới thôi.
Hương Lài
- Thầy Trần Mậu Minh từng 2 lần từ chối về Sở GD-ĐT TP.HCM công tác.Thầy cũng là người đánh giá học sinh theo cách riêng được nhiều người ủng hộ.
" alt=""/>Cô giáo Quảng Trị 8 năm dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinhU23 Thái Lan đến Hà Nội muộn nên chỉ có một buổi tập làm quen sân Mỹ Đình trước khi bước vào trận ra quân gặp U23 Indonesia tại vòng loại U23 châu Á 2020.
Do là chủ nhà VCK U23 châu Á, U23 Thái Lan không quá bận tâm đến kết quả ở vòng loại nên đội bóng xứ chùa vàng có tâm lý vô cùng thoải mái
Dù vậy, mục tiêu của HLV Alexandre Gama và các học trò là thắng tất cả các trận đấu. Phát biểu với báo chí, chiến lược gia người Brazil cho biết: "Tôi hay bất cứ HLV nào tham dự giải này đều muốn giành chiến thắng tất cả các trận đấu. Bảng K là bảng đấu khá mạnh, chúng tôi sẽ cố gắng thi đấu tốt từng trận một. Đội nào cũng muốn giành vị trí nhất bảng. Thái Lan may mắn nằm ở bảng này để được thi đấu với các đối thủ mạnh như Việt Nam hay Indonesia để cọ xát hướng đến vòng chung kết trên sân nhà. Bản lĩnh của Thái Lan sẽ được thử thách ở bảng đấu này"
HLV Alexandre Gama nhắc nhở các học trò cần có sự tập trung dù kết quả có như thế nào cũng không ảnh hưởng tới sự có mặt của đội bóng này ở vòng chung kết U23 châu Á 2020
Ông thầy người Brazil cảnh giác học trò rằng U23 Việt Nam rất mạnh, và tất cả phải học những bước tiến lớn của đội bóng do HLV Park Hang Seo dẫn dắt
Buổi tập của U23 Thái Lan diễn ra trong không khí rất vui vẻ, cởi mở
Các cầu thủ vui đùa với nhau trong thời gian khởi động
Tuy nhiên khi đội bước vào bài tập chiến thuật, báo chí được yêu cầu rời sân. Trận đấu giữa U23 Thái Lan và Indonesia diễn ra vào lúc 17h ngày mai, 22/3. Sau đó là trận U23 Việt Nam vs U23 Brunei, lúc 20h.
S.N
" alt=""/>U23 Thái Lan bung lụa, thoải mái chờ đấu U23 Indonesia