Ban ngày, Bai Zhi là một nhân viên văn phòng chuyên nghiên cứu và viết báo cáo về hoạt động kinh doanh cho một tập đoàn lớn ở Bắc Kinh. Ban đêm, cô là một “dân phòng” trực tuyến, chuyên săn lùng những thông báo tuyển dụng phân biệt giới tính ở Trung Quốc.Cô gái 27 tuổi, người đã sử bụng bí danh trong 7 năm qua để tránh bị phát hiện, là một trong những người sáng lập “Đội kiểm tra phân biệt giới tính ở công sở”.
Bai cho biết, tổ chức hiện có 74 thành viên này được lập ra nhằm mục đích trao quyền cho phụ nữ và xây dựng một nền tảng cho việc cải thiện môi trường làm việc.
Cô thừa nhận đây là một trận chiến khó khăn. Luật Lao động của Trung Quốc quy định rằng, các chính sách việc làm không được phân biệt đối xử dựa trên giới tính, nhưng các cơ quan chính quyền địa phương lại giải thích luật theo những cách khác nhau.
Một số chính quyền địa phương nghĩ rằng họ không có nhiệm vụ giám sát các thông báo tuyển dụng. Hầu như những đơn thư phàn nàn về chủ đề này đều rơi vào im lặng.
|
Phụ nữ không được kỳ vọng trong những công việc lao động chân tay nặng nhọc. Ảnh minh hoạ: Reuters |
Một số doanh nghiệp trả lời rằng họ sẽ thay đổi cách dùng từ ngữ trong các thông báo tuyển dụng, nhưng nhóm giám sát cũng không biết rằng họ có âm thầm làm việc đó hay không.
Bai cho biết, nhóm được thành lập vào năm 2014 khi cô còn là sinh viên đại học và tham gia một số nhóm truyền thông xã hội tập trung vào sự công bằng xã hội.
“Tôi đã tìm kiếm trên các trang web tuyển dụng của Trung Quốc bằng cách nhập từ khoá ‘nam’. Kết quả là có hàng chục trang kết quả liệt kê những dòng chữ ‘chỉ dành cho nam’” - cô chia sẻ.
Bị hấp dẫn bởi chủ đề này, cô đăng ký tham gia chiến dịch. Cùng với 6 người khác, Bai tổng hợp thông tin từ các trang web tuyển dụng và viết đơn khiếu nại gửi tới các quan chức chính phủ.
Các thành viên trong nhóm đã nhận được một số kết quả đầy hứa hẹn, trong đó một số doanh nghiệp đã thay đổi cách dùng từ trong thông báo tuyển dụng. Cũng có doanh nghiệp phủ nhận mình phân biệt giới tính.
Năm 2014, họ ra mắt tài khoản Weibo “Đội Kiểm tra phân biệt giới tính ở công sở”. Họ nhanh chóng nhận được 490.000 lượt theo dõi, cũng như sự tín nhiệm, quan tâm từ người dùng. Cũng chính người dùng sẽ báo cáo các trường hợp phân biệt đối xử giới tính mà họ gặp.
Hiện tổ chức này được chia thành 10 nhóm, một số làm công việc xác minh và xử lý các khiếu nại từ người dân và báo cáo sự việc tới các cơ quan chức năng. Một nhóm khác thì báo cáo hàng tuần, báo cáo tháng. Có nhóm phụ trách thu thập dữ liệu và tham gia các hoạt động xã hội.
Một thành viên là sinh viên đại học có bí danh Hepburn cho biết, công việc của cô trong đội bắt nguồn từ sự không hài lòng với cách cô bị chính gia đình mình đối xử. Hepburn lớn lên ở Quảng Đông, nơi mà quan điểm truyền thống vẫn cho rằng đàn ông là thượng đẳng.
Từ nhỏ, cô đã ý thức được việc các thành viên trong gia đình ưu ái cậu em họ của mình, nhưng chỉ khi lên cấp 2, cô mới biết đây là sự phân biệt giới tính.
“Ông bà tôi thực sự yêu quý anh họ. Những lời nói và hành động của họ với tôi cho thấy sự khác biệt rõ ràng về thái độ”.
Các khiếu nại mà cô từng điều tra gồm khiếu nại của một sinh viên nhận được thông tin tuyển dụng nói rõ “ưu tiên nam giới” hoặc “chỉ dành cho nam giới”.
Đôi khi, các trường hợp tinh vi hơn bằng cách ghi “nam dưới 35 tuổi, nữ dưới 30 tuổi”. “Những yêu cầu này phải như nhau đối với nam và nữ”.
Sau khi xác minh các trường hợp, nhóm nộp đơn khiếu nại tới các cấp địa phương của Cơ quan Nguồn nhân lực, Bộ An sinh xã hội và Liên đoàn Phụ nữ Trung Quốc.
|
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không muốn tuyển phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Reuters |
Trong số hàng nghìn trường hợp mà chiến dịch này đã đưa ra, Bai nói chỉ có 2 trường hợp được xử lý, trong đó các công ty bị phạt vì phân biệt giới tính với mức phí nhỏ.
Bất chấp những thách thức, Bai cho biết cô vẫn rất vui khi nhận thức của cộng đồng về các vấn đề phân biệt giới tính ngày càng cao. Cô luôn mong muốn có thêm nhiều tình nguyện viên tham gia chiến dịch. Sự lớn mạnh của nhóm vận động đồng nghĩa với sự phát triển của phong trào nữ quyền ở Trung Quốc.
Năm 2015, một phụ nữ Bắc Kinh là Ma Hu lần đầu tiên thắng kiện một trường hợp phân biệt giới tính sau khi hồ sơ xin việc của cô bị một chi nhánh của Dịch vụ Chuyển phát nhanh từ chối với lý do công việc đòi hỏi người lao động phải mang vác nặng.
Trước đó, cô đã nói với giới truyền thông rằng cô muốn một lời xin lỗi và thay đổi thái độ từ công ty.
Khi nhiều phụ nữ lên tiếng, bao gồm cả diễn viên hài Yang Li - người chế nhạo cái tôi của đàn ông trên sân khấu, cánh đàn ông cũng phản ứng lại.
Chu Yin, một giáo sư luật ở Bắc, là một trong những người chỉ trích Yang gay gắt nhất, đã quay 2 video để đáp lại chương trình của cô, gọi cô là “xấu xí khi không trang điểm”.
Một bộ phận khác cố gắng kiểm duyệt nội dung cô nói, báo cáo các cơ quan chức năng với lý do “làm hỏng sự hoà hợp xã hội”.
Nhóm vận động của Bai cũng bị cáo buộc trên phương tiện truyền thông xã hội là xúi bẩy phụ nữ chống lại đàn ông. “Phụ nữ có thể làm việc ở công trường không? Họ có thể nâng vật nặng không?” - một người vặn lại.
“Bạn có thai ngay khi vào công ty, làm thế nào để bạn làm việc được?” - một người khác viết.
“Nếu bạn muốn bình đẳng giới, hãy thành lập công ty riêng và thuê tất cả nhân viên nữ mà bạn muốn” - một người bình luận.
Nhóm vận động không bị dao động bởi những bình luận đó, mà đáp trả lại trong một báo cáo tổng hợp các bản tin về phụ nữ bị phân biệt giới tính tại nơi làm việc và gọi đây là “hình phạt làm mẹ”. Trong đó, người phụ nữ nhận được mức lương thấp hơn, ít phúc lợi hơn cũng như bị đánh giá tiêu cực về năng lực làm việc.
Nguyễn Thảo(Theo SCMP)
Người đàn ông mặc váy tới công sở: 'Tôi là trai thẳng, quần áo không có giới tính'
Một ông bố 3 con đã quyết định mặc quần áo phụ nữ mỗi ngày cách đây 4 năm và chưa có ý định dừng lại.
" alt="Cô gái xuyên đêm đấu tranh cho nữ giới ở công sở"/>
Cô gái xuyên đêm đấu tranh cho nữ giới ở công sở
- Ngày xưa, hễ cứ soi gương hoặc để ý đến ngoại hình, các cô gái sẽ bị mắng: “Suốt ngày ngắm vuốt để đi theo trai à?”. Nhưng ngày nay, khi con và người xung quanh thấy con đẹp, con sẽ tự tin hơn rất nhiều. Mấy hôm nay, thấy con để ý đến quần áo và chịu khó trang điểm nhẹ nhàng mỗi ngày, mẹ mừng lắm.
Nhớ lại thời mẹ bằng tuổi con, hễ cứ soi gương hoặc để ý đến ngoại hình của mình là bị ông bà mắng: “Suốt ngày ngắm vuốt để đi theo trai à?”. Hình như đến thời điểm này, ở Việt Nam vẫn nhiều ông bố bà mẹ sợ con gái đẹp hoặc chịu khó làm đẹp thì nhiều con trai theo, sao nhãng học hành vì bị dụ dỗ, sa ngã.
Theo mẹ nghĩ, hai điều này chẳng liên quan gì đến nhau. Mình là con gái, luôn phải đẹp nhất trong khả năng có thể. Hãy học cách trang điểm và ăn mặc sao cho nâng được những điểm đẹp của mình và giấu bớt các khiếm khuyết.
Hồi xưa, khi đã “thoát” sự kiểm soát của ông bà, mẹ cũng “điệu” lắm. Mẹ luôn để ý đến việc mặc và trang điểm sao cho phù hợp. Bây giờ, U60 rồi mẹ mới bỏ thói quen trang điểm hàng ngày.
|
Ảnh minh họa |
Thời xưa, mẹ được dạy là phải đoan trang, hiền hậu, đảm đang. Thời xưa, mẹ "bị" dạy là không được chơi hoặc quen với nhiều con trai, sẽ bị coi là "lẳng lơ".
Vì vậy, hễ cứ "chập vào" ai lần đầu, thì dại dột nghĩ người đó là tình yêu vĩnh cửu của mình. Mình phải có trách nhiệm hy sinh cho họ. Nhưng cái dại dột nhất của thế hệ mẹ là luôn nhầm lẫn giữa lòng "thương hại" và tình yêu thật sự.
Khi con và người xung quanh thấy con đẹp, con sẽ tự tin hơn rất nhiều. Con cũng sẽ thu hút ánh mắt và sự để ý của nhiều chàng trai hơn. Vì nhiều người để ý, con sẽ có cơ hội lựa chọn người tốt và hợp với mình nhất.
Thật tuyệt vời nếu ta biết một cô gái có trí tuệ cao kết hợp với trái tim nhân hậu nóng bỏng, bên trong một vẻ đẹp mặn mà duyên dáng. Mẹ tin, những cô gái đó sẽ làm được biết bao điều có ích cho xã hội.
Khi yêu thì trái tim làm chủ và con cứ yêu đi, theo sự rung động của trái tim. Hãy quen biết với nhiều người, chứ đừng bao giờ tự giới hạn mình trong những khuôn khổ bó buộc.
Nhưng nếu đã hứa hẹn yêu ai, thì trong một lúc chỉ yêu một người. Con hãy thẳng thắn và dũng cảm nói ra nếu mình không thích hoặc không yêu người đó nữa. Đừng cố chịu đựng những điều làm mình khó chịu, căng thẳng, chỉ vì hai chữ “hy sinh vì tình yêu”.
|
Chị Trần Bích Hà |
Trong tình yêu, cả hai bên phải cố gắng chấp nhận nhau, chứ không bao giờ có hạnh phúc khi chỉ là sự chịu đựng và hy sinh từ một phía.
Khi con quyết định chung sống với người nào, thì đó là quyết định lớn trong đời cần sự tỉnh táo của bộ óc. Lúc đó, hãy để nhịp đập trái tim tạm sang một bên và tính toán kỹ lưỡng về những gì con và người đó giống nhau và khác nhau.
Để sống với nhau lâu dài một cách hạnh phúc, sự tương đồng về nền tảng, các quan niệm đạo đức và thói quen cũng như cá tính là cực kỳ quan trọng. Con không thay đổi được ai cả, đừng hy vọng viển vông về điều đó. Người đó cũng không thay đổi được con.
Chỉ có sự tương đồng, hoặc chấp nhận nhau một cách tự nguyện và thoải mái mới làm cho hai người sống cùng nhau cảm thấy hạnh phúc.
Nhiều người vẫn cứ ảo tưởng: hai người giống nhau thì ít khi hấp dẫn được nhau, nhưng thực ra nếu sống chung, họ sẽ có cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Hai người cá tính ngược nhau, thì rất dễ “thu hút” nhau, vì người ta thường tìm đến với những gì mình thiếu, và khi thiếu thì khao khát. Nhưng để sống với nhau sẽ "hơi khó" đấy.
Mẹ chỉ mong con luôn vui vẻ và hạnh phúc. Dù có ai bên cạnh hay không, hãy cứ tự tạo cho mình niềm vui và hạnh phúc. Đừng hy vọng ai đó đem hạnh phúc đến cho mình, chỉ có con tự lựa chọn và tạo ra hạnh phúc cho bản thân mà thôi.