Theo VNPT, sự cố của 2 tuyến cáp AEE-1, AAG và việc lưu lượng sử dụng Internet tăng cao trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch là nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút về chất lượng dịch vụ của nhà mạng này. Ảnh: Trọng Đạt
Cũng theo VNPT, tính đến nay tuyến cáp AAG đã khôi phục hoàn toàn. Chất lượng dịch vụ Internet quốc tế đã trở lại bình thường.
Để đáp ứng chất lượng dịch vụ, VNPT đã có kế hoạch từ nay đến cuối năm 2021 nâng dung lượng cáp quốc tế thêm 30%, đẩy mạnh mở rộng hệ thống CDN cung cấp nội dung của các nhà cung cấp trên thế giới.
Cùng với đó, VNPT đã tham gia đầu tư xây dựng 1 tuyến cáp quang biển SJC2 mới, trạm cập bờ mới tại Quy Nhơn để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng dịch vụ khi có sự cố cáp quang biển quốc tế xảy ra trong tương lai. Dự kiến, tuyến cáp này sẽ đưa vào khai thác trong năm 2022).
Thực tế cho thấy, đây đã là lần thứ 2 tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố chỉ trong ít ngày. Sự cố với tuyến cáp này là nguyên nhân chính, góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đường truyền Internet thời gian qua.
AAG là tuyến cáp quang biển có tổng chiều dài hơn 20.000 km. Đây là tuyến cáp đi qua 8 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines, Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California) và kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Dù mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2009, thế nhưng gần như năm nào chất lượng đường truyền Internet tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố đối với tuyến cáp quang biển AAG.
Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG.
Khi được hỏi về sự cố xảy ra ngày 19/7 với tuyến cáp quang biển AAG, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, AAG là tuyến cáp hay gặp sự cố và các nhà mạng đã quen với việc ứng phó khi tuyến cáp này bị đứt. Tuy nhiên, sự cố ngày 19/7 có thể gây ra ảnh hưởng nhiều hơn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và mọi sinh hoạt của người dân giờ đây được chuyển hết lên môi trường mạng.
Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, dù tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hay gặp sự cố, nhưng xét về mặt kinh tế, đây là tuyến cáp có giá thành hợp lý nhất nên vẫn được nhiều nhà mạng sử dụng.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện cách ly, phong tỏa để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng lưu lượng dữ liệu phát sinh đột biến tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.
Trước tình hình dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Thông tin & Truyền thông đã gửi công văn về việc đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ Thông tin & Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động, cố định triển khai tất cả các phương án, giải pháp kỹ thuật khả thi để đảm bảo tối đa vùng cung cấp dịch vụ, duy trì chất lượng dịch vụ băng rộng di động và cố định tại các khu vực có mật độ tập trung thuê bao cao. Các doanh nghiệp viễn thông cố định cũng được yêu cầu triển khai cung cấp mạng cố định băng rộng theo sự điều phối từ các Sở.
Trọng Đạt
Tổng đài 1022 quá tải, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nghiên cứu mở thêm kênh tiếp nhận
Bên cạnh việc đề xuất hỗ trợ thêm lực lượng nhân viên trực tổng đài, Sở TT&TT cũng đang nghiên cứu mở rộng thêm kênh tiếp nhận để nâng cao năng lực đáp ứng.
Ông Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy phát biểu khai mạc
Đại biểu tham dự có TTƯT. CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy; BS. Trần Sĩ Tuấn; ông Lê Thành Nhân; Tổng giám đốc Thế Giới Điện Giải – đại diện đơn vị đồng hành tổ chức. Ngoài ra, chương trình có sự hiện diện của đại diện các tập đoàn đến từ Nhật Bản: Panasonic, Fuji Medical (Tập đoàn thiết bị y tế Fuji), Nihon Trim và Hiệp hội doanh nghiệp nước ion kiềm Việt Nam.
Theo BS. CKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - BV Chợ Rẫy, bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh lý đường tiêu hóa tăng 20% mỗi năm. Bệnh thường gặp như: trào ngược dạ dày thực quản (GERD); viêm loét dạ dày; sỏi mật; táo bón; tiêu chảy… Ngoài nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền, phần lớn bệnh xuất phát từ chế độ dinh dưỡng.
Đội ngũ chuyên gia: BS. CKII. Hồ Tấn Phát (bên phải), TS. BS. Lưu Ngân Tâm (ở giữa), ông Mai Thế Trung, Đại diện Panasonic Việt Nam (bên trái)
Theo các bác sĩ, để hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì không nên: ăn quá no; ăn thức ăn giàu béo, cholesterol…; uống thức uống ngọt, cồn; dùng đường. Các thói quen tốt cần tạo dựng hàng ngày: ăn điều độ, đa dạng; ăn đủ lượng đạm (thịt, cá, trứng, đậu đỗ…); ăn vừa phải lượng thức ăn giàu tinh bột; tăng cường rau củ quả; nhất là uống đủ nước...
Ngoài ra, nguyên nhân chính khiến cơ thể bị axit cao là từ các chế độ ăn. Các thực phẩm có tính axit mạnh nên hạn chế là: bánh mì trắng, thức uống có cồn, nước ngọt có gas như soda, đường, thịt. Còn các thực phẩm giàu tính kiềm cần bổ sung như trái cây, rau củ, các loại hạt…
TS. BS. Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy cho biết thêm, cơ thể cần các thực phẩm có tính axit nhẹ như tôm cá, trứng, chế phẩm từ sữa… nhưng chỉ chiếm 1/3 trong khẩu phần ăn. Ăn quá nhiều thịt đỏ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nặng, từ việc chuyển hóa đến hấp thu, bài tiết, con người dễ mắc bệnh dù tuổi còn trẻ.
“Điều quan trọng là không thể thiếu 8 cốc nước (250ml/cốc) mỗi ngày. Vì nước (dịch) chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, bao gồm nước và các chất điện giải thiết yếu (các ion kiềm như: Na, K, Mg, Ca…), đồng thời mọi hoạt động tiêu hóa, chuyển hóa của cơ thể đều trong dung môi nước”, TS. BS. Tâm nói.
Cũng theo TS. Ngân Tâm, những nghiên cứu về nước kiềm hóa (nước chức năng được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật Bản) với mẫu nhỏ, cho thấy giúp bất hoạt men pepsin, nguyên nhân chính gây nên trào ngược axit dạ dày; hỗ trợ điều hòa huyết áp, cholesterol, đái tháo đường; giảm độ nhớt máu, cung cấp oxy tế bào.
Bệnh nhân và người nhà đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa và nước uống ion kiềm - nước uống chức năng từ Nhật Bản
Ông Mai Thế Trung, đại diện Panasonic Việt Nam cho biết, luật Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Bản đã phê duyệt tác dụng của nước điện giải ion kiềm đối với đường tiêu hóa: giúp bài tiết dễ dàng hơn; làm giảm cảm giác nặng nề hoặc khó chịu trong dạ dày. Nước ion kiềm được tạo ra từ công nghệ điện giải, pH khoảng 8.5 - 9.5, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu khí Hydro chống oxy hóa mạnh, giàu chất điện giải và phân tử nước siêu nhỏ.
“Nước ion kiềm tạo ra từ công nghệ điện phân nước, ứng dụng trong các sản phẩm máy lọc nước điện giải ion kiềm (hay còn gọi là máy tạo nước ion kiềm). Tại Nhật Bản, máy tạo nước ion kiềm như một thiết bị y tế sử dụng trong gia đình, chịu sự giám sát, quản lý của Bộ Y tế”, ông Trung chia sẻ.
Máy lọc và tạo nước ion kiềm Panasonic, sản xuất tại Osaka, Nhật Bản. Máy sử dụng công nghệ điện giải Nhật Bản tạo 5 - 7 loại nước chăm sóc sức khỏe, nấu ăn ngon, pha sữa cho trẻ sơ sinh, vệ sinh, rửa rau, chăm sóc da mặt và tóc...
Nước điện giải ion kiềm (hay nước ion kiềm, nước kiềm hóa, nước Hydro, nước Kangen) là nước chức năng có nguồn gốc từ bệnh viện Nhật. Năm 1965, Bộ Y tế Nhật ra công văn Dược phẩm 763 công nhận lợi ích của nước và khuyến khích người dân sử dụng.
Máy lọc nước điện giải ion kiềm Panasonic được phân phối chính thức tại hệ thống showroom Thế Giới Điện Giải trên khắp cả nước. Hotline: 0909 192 102 - Website: thegioidiengiai.com
评论专区