The Sun cho biết, HLV Erik ten Hag đề xuất MUtăng lương cho Lisandro Martinez như một phần thưởng cho mùa giải đầu tiên ấn tượng ở Old Trafford.
Tuy phải trải qua giai đoạn cuối mùa vì chấn thương nặng, nhưng trung vệ Argentina thực sự mang đến tinh thần, sức mạnh và làm thay đổi hàng thủ Quỷ đỏ.
Anh cùng Raphael Varane làm nên cặp trung vệ ăn ý, khiến Erik ten Hag vô cùng tin tưởng.
Lisandro Martinez mới chỉ gia nhập MU bằng hợp đồng 5 năm vào hè năm ngoái với mức lương được cho là 120.000 bảng/tuần. Tuy đôi bên sẽ không vội gia hạn nhưng sắp tới Quỷ đỏ sẽ tăng lương cho anh lên thành 170.000 bảng/tuần sau yêu cầu của Erik ten Hag.
Dù vậy, việc tăng lương cho Lisandro Martinez sẽ không được thực hiện ngay tức khắc, mà sẽ chỉ diễn ra khi việc chuyển giao MU hoàn thành, với chủ mới được xác định.
Theo nhà báo Jose Luis Sanchez, Real Madridkhông xem xét ký hợp đồng với Kylian Mbappe ở chuyển nhượng mùa hè.
Vị này khẳng định, gã khổng lồ La Liga không muốn đàm phán với PSG, chứ đừng nói là chi ra đồng nào cho họ. Hơn nữa, mức lương của Mbappe cũng là một vấn đề với Real Madrid.
Bên cạnh đó, đội chủ sân Bernabeu tin rằng, họ đang sở hữu “một cầu thủ giỏi hơn” và “phong độ ổn định hơn” – Vinicius Junior.
Ở chiến dịch năm nay, Mbappe đã ghi 38 bàn cùng 9 pha kiến tạo cho PSG, còn Vinicius ghi 23 bàn cộng thêm 21 kiến tạo cho ReL Madrid.
Trước đó, có thông tin Real Madrid có kế hoạch ký cả Mbappe và Jude Bellingham vào hè này.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể thay đổi vào năm sau, nếu Mbappe quyết định chia tay PSG.
Cựu thuyền trưởng Barca, Ronald Koeman, người hiện dẫn dắt tuyển Hà Lan, nghi ngờ khả năng trở lại Nou Camp của Messi, nhất là khi 1 trong 2 người bạn thân còn lại ở CLB, Sergio Busquets đã thông báo sẽ rời đi vào cuối mùa.
Hợp đồng Messi với PSG sẽ hết hạn vào cuối tháng 6, giữa thông tin Barca đang tìm cách đưa anh trở lại. Bên cạnh đó, có tin đồn siêu sao Argentina đã đồng ý hợp đồng khủng với Al Hilal, đối thủ của Al Nassr, đội bóng Ronaldo đang đầu quân ở Saudi Arabia.
Theo HLV Koeman, khả năng Messi đến Saudi Arabia chơi bóng cao hơn trở lại Barca: “Tôi không nghĩ Messi trở lại Barca. Busquets sẽ rời Nou Camp, Jordi Alba cũng không chắc chắn. Ba người này là bạn thân của nhau. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ cũng đến Miami hoặc Saudi Arabia”.
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 15/5: MU thưởng Martinez, Real phớt lờ MbappeBộ Quốc phòng Đức sau đó xác nhận thông tin quan chức nước này bàn về kế hoạch tấn công cầu Crưm là sự thật, và đang tiến hành điều tra sự việc.
Dẫn lời giới chức Đức, tờ WSJ cho hay cuộc thảo luận diễn ra trên ứng dụng nhắn tin và gọi hội nghị trực tuyến không được mã hóa WebEx. Trong đó, một sĩ quan Đức được cho đã gọi điện từ phòng khách sạn ở Singapore. Giới chức Đức thường sử dụng WebEx để thảo luận các vấn đề nhạy cảm. Do đó, vụ rò rỉ sẽ là “lời cảnh tỉnh” đối với Berlin.
Ngoài tên lửa Taurus, các quan chức Đức còn được cho đã đề cập đến sự hiện diện của quân đội nước ngoài ở Ukraine nhằm giúp Kiev vận hành những vũ khí do phương Tây cung cấp. Giới chức Nga cũng từng tuyên bố sự hiện diện của binh sĩ phương Tây ở Ukraine "không có gì là bí mật".
Theo WSJ, đoạn ghi âm bị rò rỉ là "chiến thắng về mặt tuyên truyền của Điện Kremlin", bởi nó có thể gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đức và các đồng minh NATO. Tờ báo Mỹ nhận định, chuyện này cũng sẽ khiến việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine khó có khả năng xảy ra.
Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung hôm 3/3 cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn phản đối gửi tên lửa Taurus cho Kiev, và cảnh báo điều này có thể khiến xung đột Nga – Ukraine thêm leo thang.
Tên lửa hành trình tầm xa Taurus dành cho máy bay do Đức và Thụy Điển hợp tác sản xuất. Tầm bắn của tên lửa là hơn 500km. Taurus hiện được đánh giá là một trong những tên lửa hành trình tối tân nhất do châu Âu sản xuất.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã yêu cầu Berlin giải thích về đoạn ghi âm bị rò rỉ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh, “Đức một lần nữa trở thành kẻ thù không đội trời chung của Nga” sau vụ rò rỉ thông tin.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh đến độc giả.
![]() |
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) |
Không cao quý hơn, nhưng là nghề may mắn
Năm nào gần đến 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam, các phương tiện truyền thông cũng đồng loạt phát những đi những bài hát, những đoạn thơ, những chương trình ca ngợi, tôn vinh nghề dạy học. Không ít những lời chúc tụng, ngợi ca được dùng quen như điển tích: nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, người lái đò vĩ đại, vinh quang thay công việc trồng người…
Bản thân tôi thì đủ tỉnh táo để không dám tự nhận rằng nghề của mình cao quý hơn những nghề khác.
Nghề nào thì cũng vậy thôi, bỏ sức lao động ra mà làm việc, nhận được lương để nuôi sống bản thân, gia đình và ít nhiều gì trong lĩnh vực của mình có những đóng góp nhất định cho xã hội. Chẳng có nghề nào cao quý hơn nghề nào cả.
Tôi lại tự nhận rằng nghề của mình là nghề may mắn. Bởi cũng gọi là thầy (thầy thuốc) nhưng với các bác sĩ, đối tượng của họ là bệnh nhân. Trong khi đối tượng của mình là học sinh – những con người trẻ trung, năng động và đầy sức sống. Như thế là may mắn chứ còn gì nữa.
Hơn nữa làm thầy thì được nói, được truyền đạt những gì mình hiểu, mình biết cho thế hệ sau, nâng đỡ tâm hồn cho các em. Rồi dù sau này, dù già yếu thế nào, dù không còn làm việc nữa vẫn luôn được gọi là thầy, luôn được học sinh hỏi han, thăm viếng. Còn gì vui bằng. Tôi luôn cảm thấy yêu nghề cũng vì lẽ ấy.
Tôi cũng không bi quan về nghề như nhiều bạn đồng nghiệp của tôi khi mà nghề dạy học – ai cũng biết – là một nghề không hứa hẹn gì nhiều về khả năng kinh tế cũng như nhiều thứ khác; khi mà xã hội bày ra nhan nhản những chuyện buồn về sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo học: chuyện phụ huynh đánh thầy, chuyện học sinh chửi thầy, chuyện thầy cô giáo thiếu đạo đức, chuyện bạo lực học đường… Những chuyện như vậy khiến không ít người có tâm lí hoài vọng về quá khứ, xem quá khứ là vàng son để rồi chán nản, bi quan về hiện tại.
"Thời ấy ông thầy sao mà sang thế, oai thế, đĩnh đạc thế còn bây giờ thì… chưa bao giờ vị thế, hình ảnh ông thầy thảm hại như lúc này" - những câu đại loại như vậy xuất hiện thường xuyên trong những câu chuyện trà dư tửu hậu của nhiều người.
Tôi thì không nghĩ như vậy. Thời nào cũng vậy thôi, có cái xấu cũng có cái tốt, có cái cao thượng cũng có cái thấp hèn, đan xen trong muôn vàn chiều kích.
Sự bền vững của đạo học phải xuất phát từ hai phía
Đạo thầy trò ở Việt Nam là một truyền thống đẹp. Dẫu bị cuốn trong vòng xoáy ngầu đục của cuộc đời, dẫu trải qua bao thăng trầm dời đổi, vẻ đẹp ấy vẫn không thể mất. Chỉ có điều, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng.
Thời nào có giá trị riêng của thời ấy. Không phải ngày xưa không có chuyện xấu. Cũng không phải ngày nay không có chuyện tốt về đạo thầy trò. Chỉ có điều bây giờ thông tin phát triển mạnh quá, facebook, twitter… và bao nhiêu ứng dụng khác. Một cái ho ngay lập tức cũng khiến cả thế giới biết thì nói gì đến đến những chuyện xấu xa trong ngành giáo dục. Mà thói thường, những chuyện xấu thường có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với những chuyện tốt. Nó đủ sức để làm lu mờ những điều tươi sáng nhất.
Trong một thế giới phẳng với tốc độ phát triển đến chóng mặt như hiện nay, những quan niệm về đạo thầy trò, những giá trị về giáo dục cũng khác đi nhiều so với trước.
Ngày xưa, giữa thầy và trò là một khoảng cách khá xa. Trong mắt trò, thầy là những đấng, những bậc tôn nghiêm, phải ngưỡng mộ, phải răm rắp nghe theo, lời của thầy là khuôn vàng thước ngọc, chỉ được lắng nghe, không được nghi ngờ hay phản biện. Hình ảnh người thầy vì thế mà cũng trở nên đạo mạo, trang nghiêm.
Quan hệ thầy trò hiện nay gần gũi, dân chủ, cởi mở hơn rất nhiều. Thầy trò cùng nhau trao đổi, lắng nghe lẫn nhau. Không chỉ trò học thầy mà thầy cũng cũng phải học trò. Trò thương thầy, kính thầy nhưng thầy nói sai thì trò có quyền phản biện. Chính sự dân chủ này dễ khiến nhiều người có cảm giác học sinh leo lên đầu lên cổ thầy, cảm giác hình ảnh người thầy trở nên nhếch nhác, vị thế người thầy trở nên xuống dốc đến thảm hại.
Từ những trải nghiệm trong quá trình dạy học của mình, tôi cho rằng dù ở thời đại nào thì sự bền vững của đạo học và vị thế người thầy đều phải xuất phát từ hai phía: cả thầy lẫn trò.
Chúng ta không thể yêu cầu học sinh phải yêu thương, kính trọng ta trong khi ta thờ ơ, lãnh đạm với các em. Chúng ta không thể yêu cầu xã hội phải tôn vinh ta khi mà ta bỏ qua đạo đức nhà giáo để sống bằng lọc lừa, trí trá. Cuộc đời này tựa một chiếc gương soi, soi vào tròn sẽ nhận được ảnh tròn, soi vào méo sẽ nhận được ảnh méo. Trước khi oán trách cuộc đời, oán trách học sinh cũng nên thử một lần cố gắng nhìn lại mình một chút.
Bạn đọc có lẽ sẽ nghĩ tôi lạc quan thái quá. Không phải tôi không nhìn thấy những xấu xa, đen tối bày ra nhan nhản trong ngành giáo dục. Tôi từng nhiều lần rất đau lòng khi chứng kiến bao nhiêu chuyện tác tệ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế người thầy trong lòng xã hội.
Nhưng tôi cũng nhìn thấy không ít những trong trẻo, thuần khiết từ tấm gương của biết bao thầy cô giáo, nhìn thấy bao nhiêu yêu thương, trân trọng mà các em học sinh dành cho thầy cô giáo của mình.
Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, còn biết lo nghĩ cho tương lai của con cháu mình cũng như tương lai dân tộc thì chừng ấy người thầy vẫn còn được trọng vọng, vị thế của người thầy trong xã hội vẫn được đề cao. Tôi luôn tin vào điều đó và vẫn luôn nghĩ nghề của mình là nghề may mắn. Và nếu như được chọn lại, tôi vẫn chọn cái nghiệp làm thầy.
Hồ Tấn Nguyên Minh- Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên)
“Lương thấp” dường như là nhìn nhận điển hình về nghề giáo hiện nay. Tuy nhiên, thấp đến mức độ nào thì chưa nhiều người thấy rõ.
" alt=""/>'Chừng nào người Việt còn trân trọng tri thức, vị thế người thầy vẫn được đề cao'