当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Persija Jakarta vs Borneo Samarinda, 19h00 ngày 10/12: Chủ nhà thăng hoa 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 29/3: Khách hoan ca
Nhận định, soi kèo Wisla Plock vs Pogoń Szczecin, 17h30 ngày 17/10
Việt Nam thành "điểm đến" của rác thải nhựa
Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng chất thải nhựa. Trong khi chúng ta đang phải tốn kém nguồn kinh phí lớn để nhập khẩu phế liệu nhựa thì nguồn phế liệu trong nước lại chưa được tận dụng triệt để.
Giai đoạn từ năm 2019 - 2022, Việt Nam nhập khẩu hơn 4 triệu tấn các loại phế liệu nhựa, trong đó chỉ khoảng 60% được tái chế. Trung bình để tái chế 1 tấn nhựa sẽ phát thải 4,4 tấn eCO2 và khoảng 25% loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nhựa là hóa chất cực kỳ độc hại.
Thông thường chỉ 60% phế liệu nhựa nhập về có thể được tái chế, 40% còn lại bị thải ra ngoài môi trường, tạo nên các núi rác nhựa khổng lồ quanh làng nghề tái chế.
Việt Nam nỗ lực cố gắng giảm thiểu việc sử dụng nhựa, xử lý rác thải nhựa nội địa, nhưng nhu cầu tiêu thụ và tái chế nhựa vẫn còn lớn, ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến việc Việt Nam dần trở thành một trong những điểm đến chính cho việc nhập khẩu rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển.
Sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu rác thải nhựa gây ra nhiều hậu quả, như tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
Một số lượng lớn rác thải nhựa nhập khẩu thường chứa các thành phần không rõ nguồn gốc, lẫn nhiều tạp chất, điều này làm gia tăng khó khăn trong việc quản lý và xử lý.
Theo bà Quách Thị Xuân, Trưởng đại diện Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương tại Việt Nam, việc tái chế giúp nhựa được lưu thông nhiều hơn trong nền kinh tế, nhưng mặt khác quá trình tái chế cũng tiêu tốn năng lượng và phát thải nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
“Thông thường chỉ 60% phế liệu nhựa nhập về nước ta có thể được tái chế, 40% còn lại bị thải ra ngoài môi trường, tạo nên các núi rác nhựa khổng lồ quanh làng nghề tái chế”, bà Quách Thị Xuân chia sẻ.
Bà cho rằng, nhựa có độ bền và tiện lợi cao nên được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, khi thải nhựa ra môi trường sẽ mất rất nhiều năm để phân hủy, thậm chí có loại mất 500 - 1.000 năm mới có thể phân hủy hết.
Giảm phế liệu nhựa nhập khẩu bằng cách nào?
Để phát triển bền vững, các chuyên gia khuyến cáo, cần có giải cách tiếp cận thông minh và bền vững hơn trong việc nhập khẩu và tái chế phế liệu nhựa, đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với quá trình nhập khẩu này.
Ông Ngô Xuân Hiếu, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cho rằng, nhập khẩu phế liệu nhựa là nhu cầu tất yếu để phục vụ phát triển minh tế. Tuy nhiên, ngoài một số cơ cở được cấp phép nhập khẩu phế liệu nhựa và phải được đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khắt khe, hiện nay vẫn có các làng nghề thực hiện hoạt động thu gom, tái chế trái phép gây ô nhiễm rất cao.
Để giải quyết vấn đề này, địa phương đẩy mạnh phân loại rác tại nguồn để xử lý rác thải sinh hoạt. Cùng với đó, ngành môi trường các tỉnh cần thu gom nguyên liệu thải hồi tại các làng nghề để làm nguyên liệu đốt cho các nhà máy cần dùng đến.
Ông Nguyễn Thành Lam, Cục kiểm soát Ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại toạ đàm.
Ông Nguyễn Thành Lam, Cục kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) đánh giá, việc các cơ quan chức năng thắt chặt quản lý phế liệu nhựa nhập khẩu hơn so với trước kia, tuy nhiên chưa triệt để và hiệu quả chưa cao.
“Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần sự chung tay của toàn xã hội, không chỉ bàn việc giải quyết ô nhiễm ở cuối đường ống nước thải, mà phải giải quyết được từ nơi phát sinh nguồn thải, từ quá trình sản xuất, hay chính người sử dụng”,ông Lam nói và đề xuất cần kiểm soát chặt chẽ từ nhập khẩu, tái chế cho đến quá trình thải bỏ.
Ông Lam cũng cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát hoàn thiện chính sách, quản lý chặt chẽ phế liệu nhập khẩu. Nghiên cứu đổi mới chuyển giao công nghệ tái chế, xử lý chất thải, phế liệu nhựa ngay tại nguồn để an toàn nhất.
Tiếp tục thực hiện thanh tra kiểm tra để đảm bảo dòng phế liệu đi đúng đường, đến các nơi được phép tái chế, đủ năng lực tái chế. Thu hút nguồn lực, kinh nghiệm từ nước ngoài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý dòng đời, chất thải nhựa tốt hơn.
Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Hiệp hội nhựa Tái sinh Việt Nam cho biết, thời gian gần đây, quá trình kiểm soát chất thải nhựa được siết chặt, chỉ loại nhựa đã được băm nghiền làm sạch mới được nhập khẩu, tỉ lệ tạp chất không vượt quá 2%.
Quy định hiện nay cũng chỉ cho những doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng cho doanh nghiệp của mình mới được nhập khẩu. Trước khi lô hàng nhập khẩu vào đều được giám định kỹ càng.
Ông Vượng nêu thực trạng, gần như các công tác thu gom phế liệu đều do những lao động phổ thông, chưa qua đào tạo bài bản tại các làng nghề, dẫn tới hiện trạng ô nhiễm môi trường thứ cấp từ chính quá trình thu gom, xử lý phế liệu từ các làng nghề như nhựa, nilon. Thực trạng này đang gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường.
NHƯ LOAN" alt="Một số rác thải nhựa cần 1.000 năm để phân huỷ"/>Nhận định, soi kèo Santa Fe vs América de Cali, 8h00 ngày 21/10
Chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh” do Tập đoàn Vingroup phát động đang tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng. Lời kêu gọi của người dân Việt cùng chung sức phát triển thương hiệu xe điện Việt đẳng cấp quốc tế, góp phần mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi xanh của đất nước đã nhận được sự đồng hành và ủng hộ của nhiều doanh nghiệp cũng như đại diện các Bộ, ngành, đơn vị.
Chương trình đầy ý nghĩa của Vingroup được TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá cao.
Đánh giá về sự kiện này, TS. Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho biết: “Đây là chương trình rất ý nghĩa, là hành động mang tính tiên phong của Vingroup hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh. Chưa có doanh nghiệp nào làm được như Vingroup, đó là nhìn thẳng vào vấn đề chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh trong giao thông, giúp cho mục tiêu Net-zero của Chính phủ trở nên hiện thực hơn”.
Đáng nói, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vingroup không chỉ tuyên bố hay phát động chung chung mà đã dùng chính nguồn lực tài chính của mình, đưa ra những chính sách cụ thể để giúp xe điện trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người dân.
Vingroup đã huy động toàn bộ hệ sinh thái để thúc đẩy công cuộc chuyển đổi xanh.
Bằng chứng là Vingroup đã huy động toàn bộ hệ sinh thái vào công cuộc chuyển đổi xanh. Với ô tô điện, người dùng sẽ được miễn phí hầu hết chi phí sử dụng xe hàng ngày, từ miễn phí tiền sạc xe 1 năm tại các trạm sạc V-GREEN, gửi xe miễn phí dưới 5 tiếng tại mọi địa điểm thuộc hệ sinh thái Vingroup tới hỗ trợ tiền lắp trụ sạc và tiền điện khi sạc tại nhà…
Ngoài ra, để thiết thực cổ vũ người dân sở hữu và sử dụng xe điện, Vingroup công bố đặc quyền VIP và luồng phục vụ dành riêng cho các chủ xe điện VinFast khi sử dụng dịch vụ trong hệ sinh thái của Tập đoàn.
“Việc làm này rất ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầu tàu của nền kinh tế”, TS Nghĩa nói.
Cùng chung quan điểm, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, Vingroup không chỉ phát động phong trào, mà thêm cam kết, gắn với nhiều hành động và kết quả thực tế. “Những hành động đó có giá trị lan tỏa. Những kết quả thực tiễn đó cũng được ghi nhận ở tầm xã hội. Giá trị đó chính là giá trị tương lai cho Việt Nam, gắn lợi ích hài hòa giữa xã hội, doanh nghiệp và người dân” - PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.
“Cùng hành động, thách thức sẽ thành cơ hội”
Những hành động thiết thực, nỗ lực tiên phong chuyển đổi xanh của Vingroup và VinFast được giới chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, giải quyết bài toán ô nhiễm hay xây dựng tương lai xanh là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
“Chuyển đổi xanh không thể chỉ là hành động đơn lẻ, đơn độc của từng doanh nghiệp. Nó cần sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực, của mỗi người dân.” - PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.
Ở góc độ chuyên gia môi trường, TS Hoàng Dương Tùng – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh ô nhiễm không khí đã và đang trở thành mối đe dọa lớn nhất cho sức khỏe và tương lai của nhân loại, việc chuyển sang các phương tiện chạy điện là một hướng đi rất đúng đắn.
"Tôi hy vọng chiến dịch này sẽ truyền cảm hứng để cộng đồng chung tay, bắt đầu từ những việc thay đổi thói quen khi di chuyển, sử dụng những phương tiện xanh mang lại bầu trời xanh cho tất cả chúng ta", TS Tùng chia sẻ tại lễ phát động chiến dịch “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam – Vì tương lai xanh” của Vingroup.
Đặc biệt, theo nhận định của giới chuyên gia, những hành động quyết liệt của Vingroup trong việc thúc đẩy hơn nữa xu hướng sử dụng xe điện, không chỉ có giá trị kiến tạo môi trường xanh, sạch cho các thế hệ sau mà còn xây dựng nên một thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế.
Phân tích về lợi ích, TS Trần Đình Thiên cho rằng, việc đất nước có một thương hiệu Việt đẳng cấp thế giới thì lợi ích đem lại sẽ không giới hạn với riêng VinFast hay doanh nghiệp riêng lẻ nào mà là "tất cả những gì gắn với hai từ Việt Nam", đặc biệt là các sản phẩm "Made in Vietnam" trên thị trường quốc tế.
Sự chung tay của nhiều nguồn lực xã hội chính là cơ hội để đạt được những mục tiêu về chuyển đổi xanh.
Cụ thể hơn, xây dựng được thương hiệu Việt có nghĩa là tạo uy tín và lợi thế, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam dễ dàng đến với thế giới, giúp tạo ra giá trị quốc gia, và xa hơn là tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Những doanh nghiệp tiên phong như VinFast sẽ tạo nguồn cảm hứng, động lực thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt liên kết và tiến ra biển lớn.
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhắc đến những hành trình xây dựng thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Kết quả ngày hôm nay của những nền kinh tế này xuất phát từ khát vọng vươn lên và sự đồng lòng của cả dân tộc, từ chính phủ đến từng người dân. Việt Nam là đất nước đi sau, muốn xây dựng những thương hiệu quốc tế càng cần có tinh thần như vậy.
"Người làm, người không làm thì tính thách thức hiện ra ngay. Khi ta cùng hành động thì sự thách thức ấy lại thành cơ hội, thành lợi ích", TS Trần Đình Thiên khẳng định.
Hà An" alt="Chuyên gia: 'Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh'"/>Chuyên gia: 'Mỗi người dân cần chung tay vì một Việt Nam xanh'