Ngày 16/10,ệtNammỗinămthảitriệutấnrácnhựaNguyhạisứckhỏethếnàdự báo thời tiết ngày hôm nay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, rác thải nhựa đang là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, và lĩnh vực y tế cũng không ngoại lệ.
Ước tính, có 19-23 triệu tấn nhựa bị thải ra các hồ, sông và biển hàng năm. Sau khi thải bỏ, chất thải nhựa sẽ phân thành những mảnh nhỏ hơn, tồn tại trong nhiều thế kỷ. Các hạt nhựa có đường kính nhỏ (khoảng 5mm) len lỏi vào thức ăn, nước và không khí.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mỗi người bình quân tiêu thụ hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm, và còn nhiều hơn nữa nếu tính đến việc hít phải.
Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt gây hại cho sức khỏe con người và đa dạng sinh học, đồng thời gây ô nhiễm hệ sinh thái nghiêm trọng. Hiện nay, nhựa được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ trầm tích ở đáy biển sâu nhất đến băng trôi ở Bắc Cực.
Bất chấp những nỗ lực hiện tại, ước tính có 75-199 triệu tấn nhựa đang được tìm thấy trong các đại dương. Nếu con người không thay đổi cách sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa, lượng rác thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái dưới nước có thể tăng gấp 3 lần.
Tại Triển lãm Quốc tế về máy, thiết bị ngành công nghiệp nhựa và cao su (VietnamPlas 2024), diễn ra ở TPHCM, ban tổ chức chia sẻ, hiện nay những mối lo ngại liên quan đến sự tích tụ chất thải nhựa trong môi trường tự nhiên ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu xây dựng chiến lược quản lý và tái chế các sản phẩm từ nhựa.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa thải ra môi trường. Có 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn rác nhựa trong số đó bị thải ra biển, nhưng chỉ 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở và doanh nghiệp.
Tiến sĩ Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngành tái chế của Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển khi quy định EPR (cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong tuân thủ quy định tái chế sản phẩm, bao bì) có hiệu lực thi hành.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận được nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động tái chế. Những tiến bộ trong công nghệ tái chế nhựa và nhựa sinh học sẽ giúp giải quyết các vấn đề về môi trường.
Để tạo ra sự thay đổi tích cực, HCDC tổ chức cuộc thi thiết kế bích chương với chủ đề "Giảm thiểu chất thải nhựa tại cơ sở y tế năm 2024".
Đây là cơ hội để các nhân viên y tế trên địa bàn thể hiện tài năng, sự sáng tạo và lan tỏa thông điệp về việc giảm thiểu, tái sử dụng nhựa hoặc thay thế bằng vật liệu thân thiện với môi trường, cùng nhau nỗ lực xây dựng môi trường làm việc sạch đẹp.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 15/10 đến hết ngày 10/11. Nhân viên y tế nộp sản phẩm bằng cách gửi file ảnh qua email hoặc tải lên các nền tảng lưu trữ trực tuyến và chia sẻ liên kết qua email: [email protected].