Kể từ lần đầu tiên tham dự một kỳ CKTG vào năm 2013, SK Telecom T1chưa bao giờ thất bại mỗi khi góp mặt tại giải đấu số một của LMHT.Tính đến thời điểm hiện tại, SKT đã giành ba chức vô địch CKTG và sau mỗi lần đó, họ lại thiết lập những kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”. LMHTmới chỉ bước sang mùa giải thứ bảy, nhưng Lee “Faker” Sang-hyeok đã cùng với HLV Kim “kkOma” Jung-gyun tạo ra một di sản vững bền mà khó ai có thể lay chuyển được.
Tuy nhiên, dù đã sở hữu một bộ sưu tập danh hiệu đồ sộ trong màu áo SKT, Faker vẫn tỏ ra dễ dàng bị đánh bại ở một vài thời điểm – và đó luôn là những thời khắc khó khăn nhất với SKT. Theo thời gian, đội tuyển LMHTsố một thế giới ngày càng nếm trải mùi vị thất bại nhiều hơn trước.
Và ngay tại CKTG 2017SKT cũng đang cho thấy sự bất ổn – dù khởi đầu với một phong độ ổn định ở giai đoạn vòng bảng, nhưng nhiều chiến thắng chưa tạo được sự thuyết phục nơi fan hâm mộ. Rồi họ để Misfits dẫn trước 1-2 ở vòng Tứ kết – khoảnh khắc đó nhiều người đã nghĩ về một thất bại dành cho ĐKVĐ.
Nhưng như cái cách mà họ vẫn thường làm xuyên suốt những năm ngự trị trên đỉnh cao, SKT lừng lững tiến bước vào vòng Bán kết CKTG 2017. Tại đây, họ sẽ chạm trán với Royal Never Give Up, đội tuyển đã bị chính SKT đánh bại ở Tứ kết CKTG 2016.
RNG đã dành một năm để vượt qua nỗi đau bại trận và quay trở lại mạnh mẽ với một đội hình toàn người Hoa. Và liệu hạt giống số hai của LPL Trung Quốc tại CKTG 2017 có thể làm nên chuyện trước SKT khi mà màn trình diễn của họ đang là cực kỳ thuyết phục?
Tất cả sẽ có câu trả lời sau khi trận Bán kết 1 CKTG 2017 giữa SKT vs RNG có kết quả chung cuộc vào chiều tối thứ Bảy, ngày 28/10 tới đây.
SKT có phải là đội “cửa dưới”?
Trước khi tìm hiểu sâu xa hơn, cần phải biết về lịch sử tại thời điểm gần nhất mà SKT sụp đổ trong một mùa giải LMHT. Với những fan hâm mộ theo dõi LMHTchuyên nghiệp lâu năm, hẳn không thể nào quên được Mùa 4, nơi SKT đã thất bại trong việc giành vé tham dự CKTG, với tư cách ĐKVĐ, và rồi tiếp tục để thua trước EDward Gamingtại trận Chung kết 2015 Mid-Season Invitational.
Nhưng kể từ đó, rất nhiều lời chỉ trích đã trở thành động lực cho SKT để giúp họ đánh bại tất cả các đối thủ. Bạn có còn nhớ SKT tham dự CKTG 2015 trong sự hoài nghi? Hay sau đó một năm, thời điểm mà ROX Tigers đang được coi là ứng viên số một cho ngôi vô địch?
SKT đã vượt lên trên tất cả để giành lấy vinh quang và thiết lập lên một đế chế, nó được gọi là “Kỷ Nguyên của SKT”!
Lời cảnh báo là có, nhưng RNG vẫn được coi là bài test khó khăn nhất với SKT trong mùa giải 2017 với đầy rẫy sự biến động. SKT tại CKTG 2017 bị coi là chơi bị động ở khoảng thời gian đầu trận bởi thiếu đi áp lực từ người đi rừng.
Nhưng điều này ở phía RNG lại hoàn toàn khác. Ngoài xạ thủ Jian "Uzi" Zi-hao đang thăng hoa, lối chơi của RNG được coi như hoàn hảo – giúp họ áp đảo Fnatic tại Tứ kết và duy trì được vị thế của mình tại LPL Mùa Hè 2017 trong suốt nhiều tháng qua.
Vậy RNG phải làm gì để tránh trở thành nạn nhân mới nhất của “máy xay” SKT?
Thắng rừng cái đã!
Trận Tứ kết CKTG 2016 đã chứng kiến màn hủy diệt của SKT trước RNG. Nhưng kịch bản không diễn ra theo chiều hướng đó ngay từ đầu bởi RNG đã giành chiến thắng ván đấu đầu tiên bằng áp lực khủng khiếp của người đi rừng Liu "Mlxg" Shi-Yu.
Mlxg không có điểm hạ gục nào sau 20 phút đầu tiên, nhưng điều đó không quan trọng bởi tầm ảnh hưởng mà anh ta tạo ra là đủ để RNG chơi sòng phẳng – thậm chí “trên cơ” SKT. Anh chàng đầu nấm đã giúp RNG lăn cầu tuyết ngay từ đầu dù khả năng áp đặt lối chơi về cuối của đội tuyển LPL Trung Quốc là không hề tốt.
Mọi thứ đã có thể tệ hơn với SKT, nhưng kkOma đã thay thế Bae "Bengi" Seong-woong bằng Kang "Blank" Sun-gu ngay sau Ván 1 – và từ đó cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Blank làm tốt hơn Mlxg trong khâu gây áp lực đường và sửa chữa sai lầm trên đường của đồng đội để tạo đà giúp SKT cuốn phăng RNG ba ván đấu sau đó.
Blank khi đó là kẻ cứu rỗi SKT, nhưng rồi vẫn phải chịu “kiếp” dự bị bởi không được đánh giá cao bằng người chơi chính thức Han "Peanut" Wang-ho. Blank dành sự tập trung lớn của anh vào tầm nhìn xung quanh đường giữa để giải quyết những vấn đề mà SKT đang mắc phải khi giai đoạn đầu không mấy thuận lợi.
Nhưng lối chơi này thường xuyên gặp khó khăn trước những đối thủ đi rừng chủ động, ham tấn công và có được sự bọc lót từ đồng đội. Fan hâm mộ LMHTkhông nghĩ rằng thắng lợi là do nỗ lực từ người đi rừng – rốt cục, thắng đường là dễ hơn cả để tạo dấu ấn và cũng củng cố những chỉ số thống kê cho bản thân.
Nhưng nếu như Mlxg có vượt trội so với Peanut, người đang không cảm thấy dễ chịu gì với meta đi rừng đỡ đòn, thì hẳn kkOma vẫn còn trong tay “con bài tẩy”.
Chơi xoay quanh Uzi
Uzi là một trong những tuyển thủ LMHT xuất sắc nhất mà Trung Quốc sản sinh ra được. Anh cũng rất được yêu mến nhờ sự dễ thương thông qua những biểu cảm, cảm xúc trên sàn đấu – và đặc biệt là tài năng mà ít ai sánh bằng trong suốt quãng thời gian thi đấu LMHTchuyên nghiệp kể từ Mùa 2 tới nay.
Năm ngoái, SKT đã vượt qua RNG ở Tứ kết CKTG 2016 là do họ biết được sự rắc rối nằm ở đường dưới của đối thủ. SKT không thích chơi xoay quanh khu vực đường dưới của bản đồ Summnoner’s Rift, và họ muốn cặp Bae "Bang" Jun-sik cùng suppot Lee "Wolf" Jae-wan phải chơi an toàn, kiếm thật nhiều chỉ số lính.
Cả hai đều giỏi trong những pha giao tranh tổng, nhưng chiến thuật chính là thứ rào cản kìm hãm họ ở Ván 1. Nhưng khi đã được yêu cầu chơi tự do hơn, Bang & Wolf đã khiến cho đối thủ không thể thở được và buộc Uzi cùng Cho "Mata" Se-hyeong rời giải trong sự bất lực.
Không còn là chủ lực chính nữa
Xạ thủ là vị trí yêu cầu nhiều sự giúp sức nhất – rốt cục thì, đường dưới vẫn là nơi tướng hỗ trợ phải gắn bó gần như trọn vẹn thời gian trận đấu. Nhưng trong quá khứ, Uzi thường đảm nhận vai trò solo carry của đội. Nên vẫn sẽ có khả năng RNG sẽ tận dụng khả năng độc lập tác chiến tuyệt vời của Uzi để gây bất ngờ cho SKT.
Nhưng khi nhìn lại diễn biến màn chạm trán gần nhất giữa hai đội, thì đây không phải là một ý hay. Năm nay – do nhân sự và cả chấn thương buộc Uzi phải ngồi ngoài khi giải đấu LPL Mùa Hè 2017 đang diễn ra – RNG đã thay đổi phong cách chơi của họ.
Giờ thì họ thi đấu giống với SKT, tập trung vào chỉ số lính ở đường dưới, gây áp lực ở những phần khác trên bản đồ và chờ đợi Uzi tăng tiến sức mạnh đến ngưỡng nào đó.
Đối đầu với phần lớn các đội khác, Uzi tỏ ra phù hợp với chiến thuật này. Phong độ của tuyển thủ sinh năm 1997 đã giúp anh giành danh hiệu MVP tại vòng bảng CKTG 2017. Nhưng tại Tứ kết, diễn biến ngày càng khó khăn hơn. Fnatic đã biết cách trừng phạt Uzi ở tất cả các ván đấu, và vượt lên từ những tình huống đó.
Có thể do Uzi đã mệt mỏi, nhưng không thể không kể tới nguyên nhân tới từ sự thiếu hụt ở khả năng áp đặt thế trận toàn diện và trong mỗi tình huống nhỏ nhặt của RNG.
Uzi sẽ cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn để trụ lại trên bản đồ khi là người biết rõ nhất điều đó, nhất là khi đối thủ của anh toàn là những tài năng hàng đầu. Fan muốn chứng kiến một trận thư hùng đúng nghĩa, nhưng chắc chắn chẳng ai muốn sớm bùng nổ trong một thế trận được đánh giá là sẽ cực kỳ chặt chẽ ngay từ đầu giữa những cựu binh lão làng của LMHTchuyên nghiệp thế giới.
“Chăm bẵm” Xiaohu
Khi mà Uzi không còn là solo carry của RNG, thì gánh nặng này đặt trọn vẹn lên đôi vai của đường giữa Li "Xiaohu" Yuan-hao. Thành công mà RNG có được tính tới thời điểm hiện tại không thể phủ nhận những đóng góp của Xiaohu, người luôn biết cách tạo điểm nhấn tại khu vực đường giữa.
Lối chơi của Xiaohu có thể coi là độc đáo bậc nhất LMHTchuyên nghiệp thế giới. Xiaohu là đường giữa sở hữu chỉ số tham gia hạ gục thấp kém tại CKTG 2017 – nhưng những con số thống kê chỉ đúng trên lý thuyết, bởi anh ta chỉ nằm xuống vỏn vẹn sáu lần sau 10 lần hiện diện trên sàn đấu vừa qua.
Điều này đủ để khẳng định sự cẩn trọng, tỉ mỉ tới mức tối đa hóa của Xiaohu. Thật vậy, Xiaohu đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lối chơi tại LPL Trung Quốc, nơi mà các đội tuyển gần như chỉ biết lao vào giao tranh.
Nhưng giờ thì RNG đã dành sự tập trung của họ vào các mục tiêu lớn hơn trước, và đó là lý do chính khiến cho Xiaohu di chuyển khắp bản đồ để tìm kiếm cơ hội.
Đây là một lối chơi tương phản hoàn toàn với Fnatic. Ngôi sao đường giữa mới nổi của họ, Rasmus "Caps" Winther, đã cố gắng tạo ra những pha xử lý đẹp mắt. Nhưng giờ thì Xiaohu không còn như vậy nữa, anh chơi cẩn thận và hướng tới kết quả chung của toàn đội thay vì tìm kiếm những điểm solo kill.
Để ý bản đồ nhỏ
RNG sẽ cần một chiến thuật chắc chắn để tiếp tục chơi hơn thua với SKT. Tài năng của họ chắc chắn chẳng hề thua kém những đồng nghiệp ở xứ kim chi, nhưng vấn đề ở đây là RNG phải cho thấy khả năng đọc bản đồ của mình.
Fnatic đã “dâng” chiến thắng cho RNG khi thi triển chiến thuật không mấy khôn ngoan về khoảng thời gian cuối. Có Xiaohu, Uzi trong đội hình là đủ để RNG trừng phạt sai lầm đó – nhưng mọi thứ sẽ hoàn toàn khác khi đối thủ của họ là SKT.
RNG cần phải nhanh chóng nâng tầm các miếng đánh chiến thuật dành cho trận Bán kết sắp tới.
Misfits đã làm đúng
RNG hẳn đã hưởng lợi từ những gì mà Misfits đã thể hiện tại trận Tứ kết gặp SKT. Đó chính xác là những gì mà RNG cần làm: bỏ qua đường giữa và tập trung thắng các đường còn lại.
Misfits đã chứng minh hai đường bên cánh của SKT vẫn rất dễ bị gank và luôn tìm ra được lộ trình đi rừng đúng đắn khi mới nhập cuộc. Và hạt giống số hai của LCS Châu Âu đã cho thấy SKT không phải là gã bất tử, nếu biết cách, thì đối thủ vẫn sẽ hạ gục đường đường giữa bên phía SKT.
Kẻ thù không đội trời chung
Chúng ta đã được chứng kiến những dấu hiệu cho thấy RNG có thể giải quyết được những thế trận giằng co về cuối. Trận Chung kết LPL Mùa Hè 2017 là khi RNG gặp rắc rối, nhưng khi gặp Fnatic, họ đã ứng dụng nhiều bài học kinh nghiệm xương máu.
RNG đã tìm ra cách đối phó với những pha đẩy lẻ rất “rát” của Trundle ở Ván 1, và tiếp tục tạo đà “xanh xao” cho Vayne khi sang Ván 2. Đôi khi, sự trì hoãn mới là nghệ thuật!
Nhưng không ai giỏi bằng những “nghệ sĩ” bên phía SKT. Và ngay cả khi SKT đang ở thế yếu nhất trong suốt bốn kỳ CKTG mà họ đã và đang tham dự, tài ứng biến của kkOma vẫn sẽ là thứ vũ khí với sức sát thương cực mạnh.
Có thể kkOma sẽ nghĩ rằng, việc phải định đoạt thắng bại ở Ván 5 trước một đội tuyển lần đầu tiên tham dự CKTG, tới từ khu vực LCS Châu Âu, là một nỗi tủi hổ. Khi đó, SKT sẽ buộc phải chuẩn bị nhiều hơn, sẵn sàng hơn để tránh phải nhận thất bại thực sự tại CKTG 2017.
Bước vào cặp đấu này, RNG đang được đánh giá cao hon SKT. Nhưng không ai dám gạch tên SKT ra khỏi vị trí đầu tiên cạnh tranh ngôi vô địch cả.
Đây có thể coi là trận Chung kết sớm tại CKTG 2017 với vị thế mà hai đội tuyển đang sở hữu. Và giờ là lúc chúng ta chờ đợi xem họ thể hiện ra sao, có xứng đáng với những gì mà giới truyền thông và fan hâm mộ đã kỳ vọng trước khi nhập cuộc hay không.
2016(Theo Dot Esports)
" alt="LMHT: RNG có đủ sức lật đổ ‘ách thống trị’ của SKT?" width="90" height="59"/>