当前位置:首页 > Thể thao > Giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn

Giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn

2025-01-27 15:16:12 [Nhận định] 来源:NEWS

Những người bạn kim loại

Fuli - một chú chó robot sử dụng trí tuệ nhân tạo để giao tiếp và chăm sóc những người một mình,ớitrẻChâuÁmuarobotđểtâmsựchobớtcôđơarsenal vs đang gây sốt trong cộng đồng mạng Trung Quốc thời gian gần đây.

Những tính năng tương tự cũng xuất hiện trên Paro – một robot hình hải cẩu hay Tamagotchi – một chú gà ảo có cảm biến đặc biệt để phát hiện cảm xúc người dùng. Những thông tin thu nhận sẽ được lưu trữ trong một hồ sơ cá nhân và dùng để tương tác lại với chủ nhân của chúng. Những con robot này có thể ca hát, cười, động viên hay khích lệ tinh thần chủ nhân tùy từng trường hợp nhất định.

Theo nhà thiết kế Zhang Jianning, những con robot cũng có khả năng thu hút sự chú ý chủ nhân và thực hiện một số công việc nhất định, ví dụ như nhận thư từ khi họ đi vắng hay gọi cấp cứu khẩn cấp nếu phát hiện chủ sở hữu đã bị ốm.

Fuli – một chú cho robot đã được giới thiệu tại Yunqi 2050, một triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ từ các nhà phát minh trẻ. Zhang, một sinh viên tốt nghiệp tại Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh, đã thiết kế Fuli không đơn giản chỉ là một món đồ chơi mà còn có một vẻ ngoài đáng yêu để dễ tiếp cận một số lớn những người Trung Quốc trẻ tuổi đang sống một mình.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 1.

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển

Fuli là phiên bản mới nhất trong dòng robot hỗ trợ cá nhân vốn đang cực kì phát triển những năm gần đây. Vào thời điểm khi ngày càng nhiều người ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn còn độc thân và sống một mình lâu hơn, các công ty công nghệ đã phát triển những người bạn robot đặc biệt để lấp đầy khoảng trống tình cảm.

Từ những robot mang hình dáng vật nuôi đến bạn gái thực tế ảo, các robot này ngày càng đa dạng và được phát triển trên những công nghệ tiên tiến nhất. Có thể ví như đó chính là Siri của Apple và Alexa của Amazon bước từ màn hình điện thoại ra thực tế. Và ngạc nhiên thay, có vẻ như người tiêu dùng đang rất đón chờ những sản phẩm này và sẵn sàng chi đậm để sở hữu chúng.

Thế hệ "vườn không nhà trống"

"Một số người cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với máy tính thay vì con người", Kitty Fok - giám đốc quản lý của công ty IDC China tại Bắc Kinh, một công ty chuyên phân tích công nghệ cho biết. Khi xã hội vận hành theo đồng tiền thì con người càng ngày càng cảm thấy cô đơn. Vì thế, thị trường cho những người "bạn đồng hành" bằng robot ngày càng phát triển, Fok ví von.

Sáu mươi sáu triệu thanh niên đang sống một mình ở Trung Quốc vào năm 2014, theo số liệu của chính phủ. Bắc Kinh ước tính rằng vào năm 2020, những người đàn ông độc thân có thể đông hơn những phụ nữ độc thân ở Trung Quốc tới 30 triệu người. Đây có thể coi là hệ quả của chính sách một con tại Trung Quốc, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trên đất nước này.

Và tình hình cũng không sáng sủa hơn ở nhiều nước khác.

Ở Nhật Bản, cứ bốn người đàn ông trưởng thành thì có một người độc thân. Con số này với nữ giới là một trên bảy. Đây là con số đáng báo động kể từ sau Thế chiến thứ hai. Trong số những người độc thân này, hơn 60% số người không duy trì bất cứ quan hệ cá nhân nào. Tương tự ở Hàn Quốc, các hộ gia đình độc thân đang ngày càng phổ biến và ngày nay đã chiếm một phần tư tổng số hộ gia đình cả nước, theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn giảm dần kết hợp với những ngày làm việc kéo dài đang thay đổi cấu trúc xã hội ở Đông Á. Giới trẻ ngày càng khác biệt với thế hệ đi trước, khi mà thời gian dành cho đời sống xã hội hay các mối quan hệ cá nhân ngày càng ít đi.

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 2.

Cuộc sống bận rộn của người Nhật là một trong những lý do chủ yếu dẫn tới hiện tượng này.

Những thanh niên "vườn không nhà trống" – cách họ được gọi ở Trung Quốc, đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một thị trường tiềm năng để khai thác. Từ các gian hàng karaoke một người ở Trung Quốc cho đến các cửa hàng một người ăn ở Hàn Quốc, các dịch vụ nhắm đến những khách hàng đi một mình đang ngày càng phát triển và làm ăn phát đạt.

Nhiều người trẻ chọn cách sống độc lập và tách khỏi gia đình, thậm chí có thể xem quyền tự chủ cá nhân như một hình thức giải thoát khỏi những luật lệ và quy tắc phiền hà của các thế hệ đi trước. Tuy vậy sự tự chủ của họ không nhất thiết giúp việc sống một mình trở nên dễ dàng hơn. Đây là lúc mà một sản phẩm như chú chó robot Fuli có thể có ích. Sau một ngày dài mệt mỏi trong văn phòng và không có ai đợi ở nhà, Fuli sẽ giúp người dùng thấy dễ chịu và đỡ cô đơn hơn trong chính ngôi nhà của mình.

Đối với những người thích trò chuyện với người bạn ảo của họ, thì XiaoIce – một chatbot nói tiếng Quan Thoại của Microsoft có thể đáp ứng điều này. Không giống như các cuộc nói chuyện thông thường, XiaoIce sử dụng những cụm từ sống động như thật và linh hoạt tùy từng hoàn cảnh. Các kỹ sư đã thiết kế XiaoIce chuyên cho việc giao tiếp với người sử dụng và XiaoIce thậm chí còn có thể gây ngạc nhiên cho người dùng, chẳng hạn như đặt báo thức trên điện thoại và quản lý những dịch vụ tiện ích hàng ngày.

"Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng", các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018. "Nhu cầu tình cảm và thuộc về số đông là một số nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, xây dựng các phần mềm trò chuyện để giải quyết những nhu cầu này là vấn đề cấp thiết với xã hội của chúng ta".

Một bộ phận không nhỏ giới trẻ Châu Á mua robot để tâm sự cho bớt cô đơn - Ảnh 3.

"Mục tiêu chính của các robot giao tiếp xã hội là thiết kế làm sao để kết nối tình cảm với người dùng", các kỹ sư phần mềm của Microsoft cho biết trong một báo cáo vào năm 2018

(责任编辑:Thời sự)

推荐文章
热点阅读