Chiếc xe đỗ nép vào lề đường, phía trước có 2 người mặc đồ trắng nằm bất động bên vệ đường. Ảnh: H.S
Cả ngày nay, rất nhiều người dân cả nước đã truyền cho nhau những bức ảnh cảm động này để gửi lời chia sẻ, tri ân tới lực lượng y tế tại Điện Biên và lực lượng y tế tuyến đầu của cả nước khi Việt Nam đang trải qua đợt dịch lần 4 với nhiều diễn biến phức tạp.
Tối 20/5, ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên cho biết, hình ảnh hai người mặc đồ bảo hộ kín mít nằm ngủ bên vệ đường là cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ và lái xe làm công việc vận chuyển F0, F1 đến khu cách ly, điều trị.
Ông Nam cho biết, chỉ trong vòng 12 ngày qua, Điện Biên đã ghi nhận tới 42 ca mắc Covid-19. Đặc biệt, ổ dịch từ xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ liên quan đến một nữ kế toán tại trưởng phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Tân Phong đã lan rất nhanh.
Nhiều ca bệnh trong chùm này có lịch sử tiếp xúc phức tạp nên những ngày tới, dự báo tình hình dịch có nguy cơ lan rộng nên những ngày qua, lực lượng y tế tại địa phương phải căng mình làm việc với 200% sức lực.
Đây là 2 nhân viên y tế của huyện Nậm Pồ tranh thủ chợp mắt 15 phút do quá kiệt sức trước khi lên đường đi tiếp. Ảnh: H.S
“Cả ngày lẫn đêm nhân viên y tế của tôi phải điều tra truy vết, xét nghiệm, test nhanh, hướng dẫn cách ly, vận chuyển các trường hợp F0 về Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ trên tinh thần thần tốc để khoanh vùng dập dịch nhanh nhất. Chính vì thế, nhìn hình ảnh cán bộ của mình kiệt sức, nằm nghỉ bên vệ đường mà tôi không cầm được nước mắt”, ông Nam chia sẻ.
Anh em trực chiến ăn mỳ tôm. Khi ông Nam lên Nậm Pồ chống dịch đã mang theo nhiều thịt lợn, thịt bò, trứng, thịt hộp, sữa và các nhu yếu phẩm khác do cán bộ y tế và các nhà hảo tâm đóng góp để anh em bồi dưỡng thêm. Ông bảo, “họ mà ốm ra thì không có ai làm việc nữa”.
Theo ông Nam, Điện Biên có địa hình nhiều núi, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác nên việc truy vết, đưa đối tượng F1 đi cách ly tập trung không dễ dàng.
Hiện Điện Biên đã phải xin Bộ Y tế “chi viện” thêm 1 bác sĩ hồi sức tích cực, 1 điều dưỡng và 1 cán bộ phụ trách nhiễm khuẩn lên hỗ trợ. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã cử cán bộ lên Điện Biên hỗ trợ xét nghiệm.
Trước mắt, Sở Y tế đã tăng cường gần 100 nhân viên y tế, thêm 200 cán bộ y tế của huyện để phối hợp dập dịch.
Thúy Hạnh
Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 tử vong do mắc nhiều bệnh lý nền.
" alt=""/>Nhân viên y tế Điện Biên kiệt sức nằm ngủ bên vệ đườngTheo phản ánh của khách hàng tại dự án Green Pearl số 378 Minh Khai (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng), ngày 10/1/2020, Công ty CP Phát triển nhà Phong Phú - Daewon - Thủ Đức - chủ đầu tư dự án đã có Thông báo Bàn giao căn hộ gửi tới người mua nhà.
Tại thông báo chủ đầu tư khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao theo đúng cam kết hợp đồng mua bán căn hộ. Vì vậy mời người mua nhà đến nhận nhà đồng thời chuẩn bị tài chính để thanh toán đợt 4 giá căn hộ (45% giá bán căn hộ, thuế VAT của 5% giá trị còn lại đợt 4) và phí bảo trì. Thời gian bắt đầu bàn giao từ ngày 18/1/2020 đến 18/2/2020.
Tuy nhiên sau đó, nhiều khách hàng mua nhà đến văn phòng chủ đầu tư đề nghị cung cấp thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đối với khu chung cư Green Pearl. Nhưng, chủ đầu tư không cung cấp được và trả lời quanh co, có dấu hiệu cố tình bàn giao nhà khi chưa đủ điều kiện nghiệm thu.
![]() |
Thanh tra Bộ Xây dựng đã chuyển đơn của người mua nhà của dự án Green Pearl đề nghị thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý công trình và xử lý hành vi bàn giao căn hộ khi chưa đủ điều kiện đến UBND TP Hà Nội (Ảnh: LQ). |
Trái với thông báo khẳng định căn hộ tại khu chung cư Green Pearl đã hoàn thiện việc xây dựng, đủ điều kiện bàn giao, văn bản trả lời của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ngày 26/2 cho biết, Cục đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và kết luận công trình này chưa đủ điều kiện nghiệm thu hoàn thành để đưa vào sử dụng. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức khắc phục, báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Giám định.
Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết cũng đã nhận được đơn của người mua nhà đề nghị tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý công trình của chủ đầu tư dự án Green Pearl và xử lý hành vi bàn giao căn hộ cho khách hàng khi chưa được chấp thuận nghiệm thu, chưa đủ điều kiện để bàn giao.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ đã chuyển đơn của trên đến UBND TP Hà Nội để được xem xét giải quyết.
Quận “vượt mặt” cấp phép sai thẩm quyền, giảm 3 lần diện tích cây xanh
Trước khi có lùm xùm về việc công trình chưa đủ điều kiện bàn giao nhưng chủ đầu tư vẫn thông báo khách nhận nhà, dự án Green Pearl đã bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) phát hiện nhiều sai phạm.
Năm 2018, nêu tại kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016, TTCP chỉ rõ, dự án Green Pearl 378 Minh Khai thực hiện sai phương án quy hoạch.
Cụ thể, dự án được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh tổng mặt bằng và phương án kiến trúc ngày 18/8/2014, không phù hợp với quy hoạch phân khu H2-4 tỷ lệ 1/2000 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt ngày 27/11/2015, vi phạm nghị định của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
“Vi phạm này đã làm giảm diện tích cây xanh khu đất E1-CX1 xuống gần 3 lần, từ 7.600 m2 xuống còn 2.573,7 m2”, kết luận thanh tra nêu rõ.
![]() |
Theo Thanh tra Chính phủ, dự án Green Pearl thực hiện sai phương án quy hoạch làm giảm diện tích cây xanh xuống gần 3 lần. |
Cũng theo TTCP, dự án Green Pearl thuộc nhóm A, công trình cấp I được Cục Quản lý hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở ngày 19/9/2015. Tuy nhiên, UBND quận Hai Bà Trưng lại cấp giấy phép xây dựng ngày 29/3/2016 cho hạng mục nhà ở thấp tầng là không đúng thẩm quyền, vi phạm Luật Xây dựng năm 2014.
Kết luận thanh tra cho thấy, khi Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND TP Hà Nội phê duyệt tiền sử dụng đất dự án ngày 21/10/2015, đã không loại khoản thu nhập chịu thuế tính trước 5,5% trong suất đầu tư khi xác định chi phí xây dựng và đưa khoản chi phí kiểm định và chứng nhận phù hợp chất lượng công trình (1%) chi phí xây dựng vào tổng chi phí phát triển để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất không đúng quy định tại thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tổng số tiền tạm tính khoảng 54 tỷ đồng.
![]() |
Dự án Green Pearl tọa lạc trên khu đất “vàng” số 378 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Dự án có tổng mức đầu tư lên đến hơn 1.073 tỷ đồng với tổng diện tích sử dụng đất 28.765 m2. Tiến độ thực hiện dự án từ quý I/2016 đến quý II/2019. Nguồn gốc đất trước khi chuyển mục đích do Công ty dệt Phong Phú thuê làm nhà máy chỉ khâu. Năm 2011, UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển mục đích để liên doanh thành lập Công ty cổ phần phát triển nhà Phong Phú – Deawon – Thủ Đức thực hiện dự án. |
Huỳnh Anh
- Dù chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhưng chủ đầu tư dự án Aqua Central (số 44 Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội) đã đưa một số hộ dân vào ở.
" alt=""/>Dự án Green Pearl chưa nghiệm thu đã bàn giaoTuy nhiên, các hệ thống này vận hành chưa hiệu quả: Khoảng thời gian thấp điểm (22h30 đến 5h30 sáng), lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít nhưng ánh sáng đèn đường vẫn được duy trì như khoảng thời gian cao điểm (18h đến 22h30) dẫn đến lãng phí điện năng.
Mặt khác, lưới điện chiếu sáng được sử dụng chung với lưới điện sinh hoạt nên khoảng thời gian về đêm điện áp lưới thường cao hơn định mức (đạt khoảng 240 - 250V); do đó công suất tiêu thụ của mỗi bóng cũng tăng lên, điều này không những gây lãng phí điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ của bóng đèn (do bóng bị quá điện áp).
Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng ra một hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng. Giải pháp sử dụng bộ vi xử lý với tính năng thời gian thực kết hợp các thiết bị động lực để điều chỉnh công suất bóng đèn, truyền thông qua mạng viễn thông GSM để tạo ra hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh – điều khiển qua điện thoại đã được đề cập đến trong các nghiên cứu.
Cũng với phương pháp truyền thống bằng GSM, nhưng sử dụng năng lượng mặt trời để làm nguồn điện cấp cho chiếu sáng thay vì sử dụng điện áp lưới. Một hệ thống tự động tắt ánh sáng trên đường phố khi không có xe và tự động bật ánh sáng khi có một số xe đang đi tới cũng đã được thử nghiệm. Ngoài ra, các lý thuyết điều khiển kinh điển, các nghiên cứu về lý thuyết điều khiển hiện đại cũng đã được áp dụng cho hệ thống chiếu sáng đèn đường, bao gồm: Lý thuyết điều khiển mờ và Mạng Noron nhân tạo.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị chiếu sáng cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng một số giải pháp như tắt luân pha các bóng đèn vào ban đêm, thay thế bóng Led, sử dụng chấn lưu hai mức công suất…Có thể thấy rằng, các giải pháp này đã đem lại hiệu quả tiết kiệm điện. Tuy nhiên giải pháp không hoàn toàn đảm bảo chất lượng chiếu sáng hoặc chi phí đầu tư cao, thiếu tính tự động hóa, không tận dụng được hệ thống bóng đèn có sẵn…
Cùng với việc tiết kiệm điện, vấn đề giám sát tổn hao (do sử dụng điện trái phép) hoặc đưa ra các cảnh báo về các vị trí bị sự cố trên các tuyến đường vẫn còn bị hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, một giải pháp mới do nhóm tác giả Vũ Trọng Hiệp (Công ty điện lực Sơn La), Nguyễn Hữu Công (Đại học Thái Nguyên), Nguyễn Thế Cường (Công ty cổ phần cơ điện tử ASO), Dương Quốc Hưng (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên) đề xuất nhằm chế tạo ra một tủ điện để điều khiển cho tuyến đèn đường.
Tủ điều khiển có thể tự động điều chỉnh được công suất chiếu sáng với nhiều chế độ làm việc khác nhau, đồng thời giám sát được năng lượng tiêu thụ trên các tuyến đường này để đưa ra các cảnh báo cần thiết. Đặc biệt, với thiết kế này có thể tận dụng lại các cơ sở vật chất có sẵn tại các tuyến, chỉ cần thay thế tủ điều khiển và giữ nguyên hệ thống có sẵn, bao gồm: Đường dây, cột, các bóng đèn; do đó giảm được chi phí đầu tư.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ điều khiển PLC và các linh kiện bán dẫn công suất, để chế tạo ra tủ điều khiển có khả năng tự động điều chỉnh công suất chiếu sáng tối ưu theo nhu cầu sử dụng của từng thời điểm, đồng thời ổn định được điện áp đặt lên bóng đèn nhờ bộ điều khiển PID đã được tích hợp trong PLC S7 1200.
Qua thử nghiệm, kết quả ghi nhận khả năng chiết giảm đến 40% điện năng, nhưng vẫn đảm bảo cường độ chiếu sáng cho phép. Thiết kế tủ cũng đảm bảo mỹ quan đô thị, chống quá áp trên bóng đèn, giúp tăng tuổi thọ bóng đèn và tận dụng được thiết bị hạ tầng chiếu sáng hiện có.
Điểm trừ của giải pháp này là chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn giải pháp tắt xen kẽ pha, nhưng vẫn thấp hơn so với các giải pháp khác. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thiết kế có lợi về lâu dài và nếu được triển khai rộng rãi sẽ có thể tiết kiệm đáng kể điện năng chiếu sáng cho giao thông và đô thị.
Điệp Lưu
Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện các chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả, là một trong những giải pháp trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam.
" alt=""/>Giải pháp tủ điều khiển tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng đèn đường