Việc sử dụng Bluezone và bật Bluetooth khi đến những nơi công cộng, khi tiếp xúc đông người giúp cho chúng ta bảo vệ bản thân và cộng đồng, đồng thời giúp cho việc khoanh vùng, dập dịch, truy vết được nhanh. Khi có ca nhiễm mới, chúng ta sẽ chỉ phải cách ly những người có nguy cơ cao, thay vì cách ly nhiều người. Phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh, các cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.
Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone và hệ thống ghi nhận người vào, ra các địa điểm công cộng bằng mã QR nằm trong bộ giải pháp công nghệ đã được Bộ TT&TT đề nghị các địa phương triển khai áp dụng để phòng chống dịch Covid-19, trong “Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết Covid-19 trong cộng đồng”.
Việc khai báo y tế và kiểm soát vào, ra các địa điểm công cộng như công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thông, cơ sở lưu trú, nhà hàng... bằng mã QR là việc làm cần thiết, giúp cho cơ quan chức năng có dữ liệu giúp công tác truy vết, khoanh vùng lây lan dịch được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Đồng bộ, liên thông dữ liệu phục vụ chống dịch
Khai báo y tế điện tử thời gian qua được thực hiện trên trang https://tokhaiyte.vn của Bộ Y tế hoặc thông qua cài đặt và sử dụng một trong các ứng dụng: Bluezone, Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration), NCOVI. Các ứng dụng này cũng được sử dụng để quét mã QR ghi nhận người vào, ra các địa điểm công cộng. Tuy nhiên, giai đoạn trước vẫn có tình trạng lưu trữ phân tán dữ liệu người dùng khai báo trên các ứng dụng.
Dữ liệu khai báo y tế và kiểm soát vào/ra địa điểm công cộng đều đã được tập trung về một hệ thống để phục vụ nghiên cứu, phân tích giúp phòng chống dịch bệnh (Ảnh: Trọng Đạt) |
Thực hiện yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, thời gian vừa qua, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã họp với các cơ quan Bộ Y tế và thống nhất dữ liệu khai báo y tế, dữ liệu kiểm soát vào ra đều được cập nhật về một nơi để phục vụ nghiên cứu, phân tích phòng chống dịch. Mô hình đồng bộ dữ liệu tổng thể giữa các ứng dụng, cấu trúc gói tin và chuẩn kết nối cũng đã được các đơn vị thiết kế xong trong tuần trước.
Trong thông tin chia sẻ với ICTnews ngày 27/5, đại diện Cục Tin học hóa cho biết: “Hiện nay, tất cả dữ liệu khai báo y tế điện tử từ các hệ thống do Ban chỉ đạo phòng quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chỉ đạo triển khai đều đã liên thông và tập trung tại hệ thống do Bộ Y tế và Bộ TT&TT quản lý”.
Trước đó, vào ngày 22/5, Cục Tin học hóa cho hay, cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị liên quan nâng cấp các ứng dụng để khai thác dữ liệu tập trung và cung cấp tài khoản cho các cơ sở y tế khai thác dữ liệu.
Liên quan đến việc khai báo y tế điện tử, ngày 25/5, Bộ Y tế đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khai báo y tế đối với các đối tượng được mở rộng hơn.
Cụ thể, các đối tượng phải khai báo y tế gồm: tất cả những người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam; những người đang trong ổ dịch; những người cách ly tập trung; những người đi qua vùng dịch và/hoặc đi từ vùng dịch trở về; những công nhân làm việc trong nhà máy, khu công nghiệp tại các tỉnh có dịch và các tỉnh lân cận; những người đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; những người đi tàu bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe buýt tuyến đường dài.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được đề nghị phát động phong trào, kêu gọi mọi người hưởng ứng, tự nguyện khai báo y tế toàn dân. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp thuộc diện bắt buộc phải khai báo y tế nhưng cố tình vi phạm theo quy định tại Nghị định 117 ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Vân Anh
UBND các tỉnh, thành phố Trung ương vừa được đề nghị thực hiện nghiêm việc khai báo y tế với đối tượng mở rộng hơn gồm cả công nhân làm việc trong nhà máy, khu công nghiệp tại các tỉnh có dịch và lân cận.
" alt=""/>Dữ liệu khai báo y tế, kiểm soát vào ra đã được tập trung về một hệ thốngNgày 28/7, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của Viện kiểm sát.
Biết sai vẫn ký...
Bị cáo buộc về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhiều bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng phụ trách kinh doanh, nhân viên tín dụng, kế toán của VNCB vướng vòng lao lý.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 28/7. Ảnh: Đinh Tuấn |
Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ, chi chăm sóc khách hàng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các cán bộ cấp dưới sử dụng 12 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty khác để lập hồ sơ khống, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo thế chấp, vay của VNCB tổng cộng gần 4.000 tỷ đồng, gây thiệt hại 2.095 tỷ đồng.
Tại tòa, bị cáo Doãn Quốc Long khai bản thân nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, Long có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, thẩm địn hồ sơ vay và lập tờ trình. Trong thẩm định, theo quy định cán bộ tín dụng phải thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định phương án, dự án vay vốn, tài sản đảm bảo...Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay của công ty Đại Hoàng Phương, bị cáo đã không thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định nhưng vẫn ký báo cáo đề xuất cho vay, tạo điều kiện cho Danh vay trái pháp luật 280 tỷ đồng, gây thiệt hại 202 tỷ đồng.
Lý giải về hành vi sai phạm, bị cáo Long cho rằng do bị cáo nghe Hoàng Đình Quyết (lúc đó là Giám đốc chi nhánh) nói đây là hồ sơ nằm trong cơ cấu ngân hàng và đã được kiểm duyệt.
Bị cáo Long cho rằng bản thân đã làm đúng theo quy trình, đã thẩm định hồ sơ, phương pháp thẩm định điều tra để xác nhận hồ sơ dựa trên thông tin khách khách hàng, xác minh bằng thông tin trên mạng nhưng bị cáo thừa nhận không xác minh thẩm định trực tiếp bởi hồ sơ do Quyết đưa.
Bị cáo buộc đã bỏ qua các bước thẩm định theo quy trình, tạo điều kiện cho vay trái pháp luật 1.060 tỷ đồng, gây thiệt hại 323 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Quốc Sơn cũng được gọi lên thẩm vấn trước tòa.
"Bị cáo nhận hồ sơ từ anh Quyết, theo nhiệm vụ, bị cáo cần xem xét hồ sơ trước nhưng nghĩ rằng đây là hồ sơ có chủ trương chỉ đạo nên bị cáo không đi thẩm định trực tiếp, cũng không gặp trực tiếp khách hàng. Bị cáo nhận hồ sơ thì nghĩ đã đầy đủ nên mới ký đề xuất phê duyệt khoản vay", bị cáo Sơn trần tình.
Ngoài hai bị cáo Long và Sơn, nhiều bị cáo khác cũng có lời khai tương tự, một số cho rằng bản thân đã làm đúng theo chỉ đạo. VKS đặt câu hỏi khi ký đề nghị duyệt vay, các bị cáo có nghĩ đến rủi ro không, bị cáo trả lời "có nhưng nghĩ là rất thấp". Thế nhưng hậu quả thực tế VNCB bị thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.
"Sợ quá xin nghỉ việc"
Tại tòa, phần trả lời của bị cáo Võ Ngọc Nguyễn Bình (nguyên Phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn) khiến người nghe chú ý.
Theo cáo trạng, với tư cách là phó phòng, Bình chỉ đạo Nguyễn Tiến Hùng thẩm định các hồ sơ vay của 4 công ty (trong số 12 công ty của Danh) với số tiền 1.770 tỷ đồng. Mặc dù cán bộ tín dụng thẩm định có rủi ro nhưng Võ Ngọc Nguyễn Bình vẫn bỏ phiếu đồng ý cho vay trái pháp luật 1.770 tỷ đồng.
Tại tòa, Bình thừa nhận hành vi sai phạm. Bị cáo Bình còn khai ngoài những hồ sơ vay tiền đã được phê duyệt trên còn có 2 hồ sơ khác từng được cấp trên chỉ đạo Bình ký duyệt. Tuy nhiên, nhận thấy những hồ sơ trên có nhiều "lỗ hổng" bất thường, các công ty thực chất là do Danh lập ra để vay nên bị cáo kiên quyết từ chối.
"Bị cáo thấy làm như vậy là sai, bị cáo không biết tiền sau đó sẽ đi đâu nên bị cáo rất sợ. Sau đó, bị cáo xin nghỉ việc vì thấy mình làm trong tổ chức mà chống đối lãnh đạo thì khó tồn tại", bị cáo Bình bày tỏ.
Dù Bình xin nghỉ việc nhưng theo kết quả điều tra, việc bị cáo bỏ phiếu đề nghị phê duyệt cho các khoản vay trái pháp luật trước đó gây thiệt 858 tỷ đồng. Do vậy, bị cáo vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi trên.
Như vậy, trong vụ án ngoài những "giám đốc bù nhìn" ngu ngơ ít hiểu biết thì những cán bộ, nhân viên tín dụng đã được đào tạo bài bản cũng vướng vòng lao lý dưới sự điều hành của Phạm Công Danh.
M.Phượng - Đinh Tuấn
" alt=""/>xét xử Phạm Công Danh: Nhân viên NH nghỉ việc vì sợ ép...kýTuy nhiên trong thư giải trình, bác sĩ Rafi Kot khẳng định: “Tôi chưa bao giờ phát biểu rằng tôi tham gia tư vấn phòng chống dịch Covid-19 cho các cơ quan chức năng chuyên môn”.
Bác sĩ Rafi Kot gửi bức thư bằng tiếng Việt để giải thích thông tin và xin lỗi Bộ Y tế
Bác sĩ Rafi Kot cho biết, bài báo đăng trên Haaretz ngày 28/2 được thực hiện qua điện thoại bằng tiếng Do Thái từ Israel về Việt Nam (trong điều kiện đường truyền không được ổn định). Dẫn đến việc tiếp nhận không chính xác một vài thông tin trong nội dung đã được đăng tải.
Ngoài ra, nhà báo đã không gửi nội dung để người trả lời kiểm tra trước khi đăng tải.
Bác sĩ người Israel này cũng khẳng định đã liên lạc với nhà báo Linder - người phỏng vấn ông và yêu cầu nhà báo này xoá bỏ hoặc điều chỉnh những thông tin không chính xác ngay ngày 29/2. Hiện bài viết đã được điều chỉnh nội dung vào ngày 1/3.
“Một lần nữa, tôi xin xác nhận nội dung của bài báo rằng Israel và các nước khác nên học hỏi cách Việt Nam phòng chống dịch Corona qua kết quả mà Việt Nam đã đạt được cho đến thời điểm hiện nay. Tôi khẳng định tôi không đề cập bất kỳ điều gì về “vai trò” như bài báo đã đăng tải”, bác sĩ Rafi Kot thông tin.
Ở cuối thư, bác sĩ Rafi Kot viết: "Tôi trân trọng biết ơn sự hỗ trợ, hướng dẫn và lãnh đạo của Bộ Y tế trong giai đoạn dịch bệnh và thành thật gửi lời xin lỗi đến Quý Bộ về những thông tin sai lệch đã xảy ra".
Bác sĩ Rafi Kot
Trước đó, sau khi có thông tin nói trên, Bộ Y tế cũng khẳng định Bộ Y tế chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (US CDC). Đây là 2 tổ chức có hơn 120 chuyên gia làm việc tại Việt Nam từ nhiều năm, thường xuyên và liên tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế không mời một tổ chức hay cá nhân nào làm cơ quan tư vấn hay chuyên gia cho Bộ Y tế trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.
Thúy Hạnh
- Những thói quen như dùng chung bát nước mắm, gắp thức ăn chung… đều có thể làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.
" alt=""/>Bác sĩ Israel xin lỗi về thông tin hỗ trợ Việt Nam chống Covid