Ông Scott Bessent (Ảnh: Reuters).
Ông Trump ngày 22/11 cho biết ông đã chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bessent, 62 tuổi, làm ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, một vị trí nội các quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, quản lý và tài chính quốc tế.
"Tôi rất vui mừng khi đề cử Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính thứ 79 của Mỹ. Scott được nhiều người kính trọng là một trong những nhà đầu tư quốc tế và chiến lược gia địa chính trị và kinh tế hàng đầu thế giới", ông Trump cho biết trong một tuyên bố được công bố trên mạng xã hội Truth Social.
Phố Wall đã theo dõi chặt chẽ người mà ông Trump sẽ chọn vào vị trí nói trên, đặc biệt là khi xét đến kế hoạch của ông nhằm tái thiết thương mại toàn cầu thông qua thuế quan và có khả năng mở rộng hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế được ban hành trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Lựa chọn này được đưa ra sau nhiều ngày ông Trump cân nhắc với nhiều ứng viên được đưa lên bàn cân.
Ông Bessent đã ủng hộ cải cách thuế và bãi bỏ quy định, đặc biệt là để thúc đẩy hoạt động cho vay ngân hàng và thúc đẩy sản xuất năng lượng.
Ông từng bình luận rằng sự tăng vọt của thị trường sau chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump báo hiệu kỳ vọng của các nhà đầu tư về "tăng trưởng cao hơn, biến động và lạm phát thấp hơn, và nền kinh tế phục hồi cho tất cả người Mỹ".
Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính thứ 79, ông Bessent về cơ bản sẽ là quan chức kinh tế cấp cao nhất của Mỹ, chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ việc thu thuế và thanh toán các hóa đơn của quốc gia cho đến quản lý thị trường trái phiếu kho bạc trị giá hàng nghìn tỷ USD và giám sát quy định tài chính, bao gồm cả việc xử lý và ngăn ngừa khủng hoảng thị trường.
Ông cũng điều hành chính sách trừng phạt tài chính của Mỹ, giám sát Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác, đồng thời quản lý hoạt động sàng lọc an ninh quốc gia đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ.
" alt=""/>Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng làm Bộ trưởng Tài chínhTuy nhiên, tài sản của Elon Musk vẫn được bù đắp phần nào nhờ cổ phần trong công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo tăng lên 14,4 tỷ USD. Đồng thời, Musk cũng đang sở hữu khoảng 75 tỷ USD trong công ty hàng không vũ trụ tư nhân SpaceX, 7 tỷ USD tại mạng xã hội X và các khoản đầu tư nhỏ tại công ty nghiên cứu kết nối hệ thần kinh với máy tính Neuralink.
Tỷ phú Elon Musk trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 5 năm 2023 (Ảnh: Reuters).
Elon Musk không phải là tỷ phú duy nhất giảm tài sản. Giá trị tài sản ròng của người giàu nhất châu Âu, Bernard Arnault, đã giảm từ 200,7 tỷ USD xuống còn 193,8 tỷ USD khi giá cổ phiếu của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH của ông giảm.
Tài sản của người giàu nhất Mexico Carlos Slim Helu đã giảm xuống còn 91,4 tỷ USD từ mức 105,3 tỷ USD khi cổ phiếu trong đế chế viễn thông của ông giảm giá.
Giá trị tài sản ròng của người đồng sáng lập Nike Phil Knight cũng "bốc hơi" gần 10 tỷ USD, từ 42,9 tỷ USD xuống còn 33,7 tỷ USD và giá cổ phiếu của Nike giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm.
Mặc dù vậy, về cơ bản, nửa đầu năm nay là thời gian làm ăn thuận lợi với những người giàu nhất thế giới. Tổng tài sản ròng của 10 người giàu nhất đã tăng từ 1.470 tỷ USD cuối 2023 lên 1.660 tỷ USD vào cuối tháng 6.
Tỷ phú "kiếm bộn" nhất nửa đầu năm là CEO Nvidia Jensen Huang. Nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), tài sản ông tăng thêm 64,1 tỷ USD trong nửa đầu năm, đưa thứ hạng từ vị trí thứ 27 lên 14.
" alt=""/>Elon Musk là tỷ phú mất nhiều tiền nhất nửa năm naySau 6 năm sinh sống tại Nhật Bản, đây là lần thứ hai Tú chứng kiến người Nhật chặt bỏ cây khi có ai đó thể hiện sự quan tâm, chú ý. Lần đầu tiên "sốc" với việc này là khi chàng trai quê Nghệ An mới đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Khi nhìn thấy cây hồng trong vườn nhà một gia đình Nhật Bản trĩu quả, cành vươn ra đường, anh chàng đã vô tư hái quả mà không xin phép.
Sau lời khen, lao động Việt ngỡ ngàng vì cành cây bị chặt (Ảnh: Cắt từ clip).
"Sáng hôm sau, khi đi qua, tôi không còn nhìn thấy cây hồng đó nữa. Chủ nhà đã chặt bỏ nó.
Đầu tháng 6 vừa qua, tôi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự. Chuyện là một gia đình người Nhật ở phía đối diện cổng công ty tôi có trồng một cây biwa, đang vào mùa chín rộ nên quả trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Trên đường đi làm về, tôi chỉ tay vào cây và thốt lên với đồng nghiệp đi cạnh "quả to thế". Chỉ vậy thôi mà sáng hôm sau đi qua, cây biwa không còn quả nào, cành cây cũng bị cắt trụi ở phía vươn ra đường", Tú kể lại.
Chàng trai cho biết, khu vực anh sinh sống trồng khá nhiều cây biwa, quả sai trĩu trịt, chỉ cần với tay là hái được. Tuy nhiên, người Nhật trồng cây chủ yếu để làm cảnh, quả chín rụng đầy gốc cũng không ai ăn.
Cụ ông người Nhật gọi nhóm nữ thực tập sinh vào cho quả biwa (Clip: NVCC).
"Mình trông thấy cây trái được trồng trong vườn nhà, trên đường phố rất ngon nhưng người Nhật không ăn. Khi có người tới xin, gia đình nào dễ tính thì họ cho, còn không sẽ chặt bỏ cây để khỏi bị làm phiền.
Được biết, ở Nhật có nhiều nơi bị nhiễm phóng xạ nên người bản địa lo ngại cho người khác quả, lỡ người ăn vào bị sao, gia chủ cũng liên lụy", Tú nói.
Tình huống khó xử
Nửa tháng trước, Ngọc Mai (quê Hà Tĩnh), thực tập sinh hiện sinh sống tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cũng trải qua sự việc tương tự liên quan đến cây biwa. Mai kể lại, khi cô và nhóm bạn đang đạp xe về nhà, một cụ ông người Nhật gọi lại và hỏi: "Các cháu có muốn ăn quả biwa nữa không?". Trước đó, ông cụ từng vài lần hái quả biwa trong vườn nhà mình cho nhóm nữ thực tập sinh.
Cụ ông người Nhật lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho khách (Ảnh: Cắt từ clip).
"Hôm đó, ông cụ vô cùng vui vẻ và niềm nở. Ông vào nhà lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho chúng tôi. Cụ bà còn chu đáo đưa túi nilon để chúng tôi đựng quả. Sau khi hái xong, ông cụ còn tỉ mỉ loại bỏ những quả bị hỏng trước khi cho vào túi.
Sáng hôm sau đi làm qua nhà ông bà, chúng tôi không còn thấy bóng dáng của cây biwa nữa. Khi hỏi, ông cụ trả lời rằng chặt cây đi cho thoáng.
Tuy nhiên, thực tế cái cây đó nằm ở góc vườn, cách khá xa ngôi nhà của ông bà. Chúng tôi khá băn khoăn", Mai chia sẻ.
Nữ thực tập sinh cho biết, trước khi sang Nhật, cô đã được học về văn hóa và nghe kể về việc các gia đình Nhật Bản thường chặt bỏ cây khi có người đến xin quả. Do đó, 3 năm sống tại "xứ sở hoa anh đào", Mai chưa bao giờ chủ động xin xỏ gì.
Sau khi hái quả biwa, cụ ông người Nhật vui vẻ chụp ảnh với các nữ thực tập sinh Việt Nam (Ảnh: NVCC).
"Đây là lần thứ 2 ông cụ cho chúng tôi quả biwa. Ông còn dặn dò rằng năm sau nếu chúng tôi còn ở đây, ông sẽ hái cho tiếp. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn cảm thấy áy náy và không hiểu lý do gì khiến ông bà chặt bỏ cây biwa như vậy.
Chúng tôi khá thân thiết với ông bà vì ngày nào đi làm về, mấy chị em cũng đều chào hỏi. Thậm chí, ông còn từng mời chúng tôi đến nhà để ăn đồ nướng. Tôi không ngờ gặp phải tình huống khó xử như vậy", Mai tâm sự.
" alt=""/>Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt cây