Hà Nội FC được đối thủ 'tung lên mây' trước thềm V
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Zlfe, 19h50 ngày 29/1: Tin vào chủ nhà -
Giới thiệu Cẩm nang dạy và học trực tuyến an toàn đến các trường trên cả nướcCuốn cẩm nang được xây dựng với mong muốn phần nào giải quyết những khó khăn của giáo viên và học sinh tại các trường trong việc làm quen với dạy và học trực tuyến an toàn. (Ảnh minh họa) Cuốn cẩm nang hướng dẫn dạy và học trực tuyến an toàn mới được cho ra mắt phiên bản đầu tiên là ấn phẩm nhằm giúp giáo viên, các em học sinh và cha mẹ tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản để nhận biết các nguy cơ mất an toàn thông tin trên không gian mạng nói chung, trong quá trình dạy, học trực tuyến nói riêng. Qua đó, có thể tự bảo vệ mình, bảo vệ lớp học của mình trên không gian mạng.
Cẩm nang gồm có 3 chương, lần lượt tập trung làm rõ vào các nội dung: Nguy cơ mất an toàn thông tin; Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyến; Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm.
Trong đó, Chương 1 - Nguy cơ mất an toàn thông tinnêu ra những nguy cơ, vấn đề mất an toàn thông tin mà bất kỳ ai tham gia, truy cập vào Internet cũng có thể gặp phải. Chương này cũng phân tích và đưa ra một số nguy cơ đặc thù đối với các em học sinh như tiếp xúc với các tài liệu có nội dung không phù hợp; tương tác với những đối tượng, tình huống nguy hiểm mà các em không phân biệt được... Phần cuối của chương là hướng dẫn chung người dùng Internet để giải quyết các nguy cơ mất an toàn thông tin.
Chương 2 - Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị dạy, học trực tuyếncủa cẩm nang sẽ hỗ trợ các giáo viên, phụ huynh và các em học sinh tự thiết lập những tính năng có sẵn trên hệ điều hành hoặc sử dụng thêm các phần mềm tin cậy để bảo vệ máy tính, điện thoại di động khỏi các nguy cơ mất an toàn thông tin, bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng. Từ đó, hạn chế những hậu quả có thể xảy ra.
Chương 3 - Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềmcung cấp những nội dung hướng dẫn riêng cho giáo viên, học sinh và cha mẹ khi sử dụng các phần mềm dạy, học trực tuyến phổ biến hiện nay như Zoom, Microsoft Teams, Google Meeting, Trans, Zavi, Jitsi... Các phần mềm hướng dẫn trong chương này đã được Cục An toàn thông tin lựa chọn dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Thời gian tới, nhóm soạn thảo Cẩm nang sẽ tiếp tục cập nhật hướng dẫn cho các phần mềm mới khi nhận được ý kiến đóng góp từ giáo viên, học sinh và các bậc cha mẹ trong quá trình sử dụng.
Được xây dựng trong thời gian ngắn để kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động học tập trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, phiên bản 1 của cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy và học trực tuyến” có thể còn thiếu sót. Nhóm soạn thảo mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện hơn nữa cuốn cẩm nang trong các phiên bản tiếp theo.
Vân Anh
Học online, cần bảo vệ con trẻ trên ‘không gian ảo’
Nhận định học trực tuyến sẽ là một phần của chương trình giáo dục trong tương lai, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc dùng các phần mềm hỗ trợ kiểm soát hoạt động, nhà trường và phụ huynh cũng cần dạy trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình.
"> -
Các đại gia đua nhau cung cấp nội dung truyền hình OTTTheo ý kiến của nhiều chuyên gia, khả năng truyền dẫn tín hiệu truyền hình trên nền Internet sẽ khiến thị trường truyền hình OTT bùng nổ trong những năm tới đây. Bởi nếu để cung câp dịch vụ truyền hình cáp việc đầu tư xây dựng hạ tầng rất lớn, VTVcab hay SCTV trong gần 20 năm mới đạt con số gần 2 triệu thuê bao. Trong khi đó cộng đồng khách hàng Internet ở Việt Nam đã lên tới gần 30 triệu hộ gia đình, chưa kể đến các kết nối Internet không dây qua mạng 3G và sắp tới là 4G có xu thế phát triển rất mạnh trong những năm tới. Nếu giữa các nhà cung cấp nội dung truyền hình và nhà mạng có thể bắt tay để đưa các nội dung đến với người dùng thì truyền hình OTT sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Truyền hình OTT còn có ưu điểm là đảm bảo dịch vụ truyền hình kết nối với khách hàng không chỉ qua màn hình tivi mà còn qua các thiết bị khác như: máy tính bàn, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, xu hướng xem truyền hình trên đa màn hình cũng đòi hỏi khác biệt về mặt nội dung so với truyền hình truyền thống. Người xem truyền hình không còn đơn thuần chỉ là xem các chương trình sẵn có trên truyền hình nữa, mà họ còn muốn tương tác nhiều hơn với nội dung mà họ yêu thích như like, share cho bạn bè, bình luận, mời bạn bè cùng xem, hoặc ở một mức độ cao hơn có thể nhúng các chương trình họ yêu thích vào một nội dung nào đó.
Theo ý kiến của nhiều người, xu thế của truyền hình OTT sẽ là truyền hình tương tác, truyền hình đa phương tiện và cá thể hóa nội dung hiển thị, đây là một xu thế không thể đảo ngược. Theo một số liệu nghiên cứu mới đây, trong năm 2014, 90% lượng truy cập Internet trên toàn cầu là video, riêng mạng Netflix (Mỹ) có 30% kết nối video.
Đây chính là lý do khiến các mạng chia sẻ video như Youtube đã rất thành công trong năm qua. Truyền hình OTT có xu hướng phát triển bởi cộng đồng khán giả ngày càng yêu thích những dịch vụ online hơn. Trên Internet, khách hàng sẽ tìm kiếm những nội dung mà họ yêu thích để xem theo ý mình, do đó, kỳ vọng phát triển dịch vụ video rất lớn. Hiện ở Việt Nam các nhà đài lớn như VTC, VTV đều đã có kênh chia sẻ nội dung riêng trên Youtube.
Hầu hết các nhà cung cấp truyền hình trả tiền đều cho rằng, tìm kiếm và xem video trên Internet là xu hướng không thể đảo ngược được của truyền hình OTT trong tương lai. Câu hỏi đặt ra là thị trường Việt Nam đã sẵn sàng thương mại hóa dịch vụ OTT hay chưa?
"> -
Chưa đầy một tháng bị phạt, Hưng Vlog lại tiếp tục đăng video nhảm nhí lên một kênh YouTube khác.
Trong phần giới thiệu của kênh YouTube Hưng Vlog, hàng loạt kênh con đang hoạt động như Hưng Troll, Bà Tân Vlog, Ngọc Lan Vlog, Hưng Vlog… Việc tạo nhiều kênh YouTube như vậy gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng khi kiểm soát nội dung. Không riêng Hưng Vlog, một số kênh khác như Lâm Vlog, Thắng Cá Chép, Dương Ka… cũng làm những nội dung gây ảnh hưởng đến trẻ em nhưng vẫn nằm ngoài sự quản lý.
Khác với Facebook, các nhà sáng tạo nội dung YouTube sống được là nhờ nguồn tiền quảng cáo từ các nhãn hàng. Nguồn tiền này chảy từ YouTube về các Multi Channel Network (mạng đa kênh), sau đó đến tay các YouTuber.
Như vậy, việc xử phạt YouTuber là chưa triệt để bởi đằng sau đó còn có đội ngũ quản lý, kiểm duyệt thông tin của mạng đa kênh. “Trong trường hợp của kênh YouTube Hưng Troll, đằng sau đó là sự hậu thuẫn từ mạng đa kênh Điền Quân”, một nguồn tin yêu cầu giấu tên nói với Zing.
Trên fanpage chính thức của Điền Quân, mạng đa kênh này cũng nhiều lần chia sẻ video của Hưng Troll để tăng lượt xem. Như vậy, nếu kênh YouTube Hưng Troll bị phạt thì vai trò của network Điền Quân cũng có phần trách nhiệm.
Kênh YouTube thuộc network Yeah1 làm thịt chim quý hiếm đăng lên YouTube.
Hiện kênh YouTube có tên Hưng Troll đã ẩn hầu hết video sau khi đăng tải nội dung hướng dẫn trẻ em ăn cắp tiền.
“Việc ẩn những video này là phản ứng thường thấy của các YouTuber khi kênh gặp vấn đề về nội dung. Cách này có thể gọi là xóa dấu vết”, Quan Dũng, người có kinh nghiệm làm YouTube hơn 6 năm chia sẻ.
Theo ông Dũng, chỉ có 3 bên biết những gì một kênh YouTube từng đăng tải là YouTube, chủ kênh và mạng lưới đa kênh. Nếu muốn truy lại những sai phạm trước đây của kênh này, phải làm việc với mạng đa kênh.
Mạng đa kênh hay network YouTube là các tổ chức, công ty bên thứ ba làm cầu nối cho người sáng tạo nội dung (creator hay còn gọi là YouTuber) với YouTube.
Công việc chính của mạng lưới MCN là thay YouTube kiểm duyệt nội dung, hỗ trợ cho chủ kênh các vấn đề liên quan đến bản quyền, kiếm tiền và gia tăng lượt xem.
Nói một cách đơn giản, network là nơi tập hợp các thương hiệu được tuyển chọn (các kênh YouTube) để đến tay người tiêu dùng (người xem).
Tại Việt Nam, mô hình này từ lâu đã rất phổ biến với các cái tên như Điền Quân, MeTub, Pops, VieOn…
“Các kênh nhỏ thường không chọn vào network. Tuy nhiên, khi kênh đã lớn, tức tầm ảnh hưởng rộng, họ sẽ chọn tham gia các mạng đa kênh này để được hỗ trợ tốt hơn từ YouTube”, Vinh Thành, quản trị viên của nhóm cộng đồng sáng tạo nội dung có 260.000 thành viên cho biết.
Ngoài bảo trợ các kênh YouTube, nhiều network lớn còn nhận quảng cáo từ nhãn hàng. Những video quảng cáo sẽ được các YouTuber của network thực hiện và đăng tải trên nền tảng YouTube.
YouTube và các network cần chịu trách nhiệm
Như vậy, thay vì quản lý nội dung từng kênh, cơ quan chức năng có thể tương tác trực tiếp với các mạng đa kênh như một cách kiểm duyệt nội dung đầu vào, nguồn tiền từ YouTube đổ về cho các YouTuber tại Việt Nam.
“Tuy vậy, không phải network nào cũng làm việc hiệu quả. Một số không đảm bảo kiểm soát được nội dung của các kênh YouTube”, ông Vinh cho biết.
Kênh Hưng Troll thuộc quản lý của network Điền Quân.
Trước đó, Yeah1 là một ví dụ điển hình cho việc mạng đa kênh buông lỏng kiểm soát nội dung.
Năm 2017, một kênh YouTube thuộc Yeah1 đã đăng tải những clip gán mác dành cho trẻ em nhưng truyền đạt nội dung với hình ảnh dung tục, nhảm nhí. Đặc điểm chung của các clip này là sử dụng các nhân vật được trẻ em yêu thích như công chúa Elsa, Spiderman để thu hút người xem.
Sau đó, chủ kênh này bị phạt tiền 30 triệu đồng theo quy định tại điểm D, khoản 3, điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP. Trong khi đó, đơn vị mạng đa kênh là Yeah1 Network bị phạt hành chính 20 triệu đồng vì không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật.
“Nếu nghiêm túc trong việc yêu cầu các MCN kiểm duyệt nội dung và bắt buộc các kênh YouTube phải tham gia MCN thì vấn đề nội dung nhảm nhí có thể được kiểm soát phần nào”, ông Vinh nhận định.
Bên cạnh đó, một số mạng đa kênh trong quá trình tư vấn nội dung, thường đưa ra những "công thức", "xu hướng" câu view để các kênh trong network cùng khai thác.
Trong năm 2018, xu hướng nội dung được các mạng đa kênh hướng tới là troll (trêu chọc). Trong số đó, kênh YouTube của PHD đã sử dụng bột trắng để đóng giả ma túy troll người thân. Đến đầu năm 2019, xu hướng này là các kênh vlog ẩm thực dân dã. Trong đó, kênh YouTube của Hậu Cáo đã nướng sống một con mèo để ăn. Kênh Tam Mao thuộc network Yeah1 đã làm thịt một con diều hoa Miến Điện…
Tuy vậy, đến ngày 19/7/2019, sau sự cố của network Yeah1, YouTube đã ngăn các website phân tích tiếp cận thông tin về mạng đa kênh. Theo đó, người dùng (hay cơ quan quản lý) không còn công cụ để tìm hiểu thông tin kênh YouTube nào thuộc network nào. Đây là một động thái của Google giúp các network "ẩn thân" hơn và che giấu mối liên hệ giữa các network với các kênh video trên YouTube.
Theo Zing
Gia đình Bà Tân Vlog - các YouTuber chuyên sản xuất video nhảm nhí
Sau khi bất ngờ thành hiện tượng, kênh Bà Tân Vlog sa vào việc sản xuất video có nội dung nhảm nhí. Các thành viên trong gia đình này cũng không ngừng tạo ra các clip câu view.
"> Ai đứng sau các video nội dung nhảm nhí ở Việt Nam?