Vietnam Airlines, CMC, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM giành giải thưởng ASOCIO 2019
Thông tin nêu trên vừa được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho biết.
Đại diện Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương ASOCIO trao giải "Tổ chức đào tạo CNTT xuất sắc 2019" cho Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia TP.HCM (Ảnh: VINASA) |
Giải thưởng ASOCIO là giải thưởng CNTT uy tín hàng đầu khu vực do Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức. Giải thưởng được trao cho các cá nhân,ĐạihọcKhoahọcTựnhiênTPHCMgiànhgiảithưởlịch bóng đá hôm.nay tổ chức và doanh nghiệp xuất sắc tại 24 nền kinh tế thành viên ASOCIO. Chỉ các thành viên của ASOCIO mới được quyền đề cử cho các giải thưởng này.
Năm 2019, giải thưởng ASOCIO gồm có 4 hạng mục: Chính phủ số; Doanh nghiệp CNTT xuất sắc; Tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc; và Tổ chức đào tạo CNTT xuất sắc.
Giải thưởng ASOCIO 2019 được trao trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ Số ASOCIO 2019 (ASOCIO Digital Summit) tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 13/11/2019, với sự chứng kiến của các đại biểu đến từ 24 quốc gia và nền kinh tế tại 2 châu lục.
Ba đại diện của Việt Nam nhận giải ASOCIO năm nay là: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) với giải thưởng “Đơn vị ứng dụng CNTT xuất sắc 2019”, tập đoàn công nghệ CMC giành giải “Doanh nghiệp CNTT xuất sắc 2019” và Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM được trao giải “Tổ chức đào tạo CNTT xuất sắc 2019”.
Với Vietnam Airlines, để đáp ứng nhu cầu phát triển và duy trì dịch vụ đẳng cấp quốc tế 4 sao, hướng tới dịch vụ 5 sao, hãng hàng không này thời gian qua đã tập trung triển khai, nâng cấp các hệ thống CNTT lớn để mang lại sự trải nghiệm cho khách hàng, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời quản lý chi phí và rủi ro. Năm 2018 và 2019, Vietnam Airlines đã ra mắt một số hệ thống và ứng dụng như hệ thống phân tích hiệu quả đường bay (RPS), hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống phân lịch bay phi công, tiếp viên (Crew) và ứng dụng Mobile hoàn toàn mới với nhiều tính năng vượt trội.
Xác định an toàn là ưu tiên cao nhất, năm 2018 của Vietnam Airlines đã triển khai hệ thống quản lý an toàn tổng thể dựa trên nền tảng của Rolls Royce. Hệ thống cho phép hãng theo dõi hoạt động an toàn bay, cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn và có các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng an toàn khai thác bay.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhi sáng 24/9 (Ảnh: Thế Anh).
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng: Viêm phổi do đuối nước và hít bùn đất, biến chứng ARDS - Đa chấn thương - Gãy xương đòn phải - Đụng gập gan phải - Tổn thương phần mềm nhiều nơi - Theo dõi sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng - Rối loạn đông máu - DIC - Hội chứng tiêu cơ vân cấp.
Trong suốt 5 ngày ở Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ rửa phổi, dịch ra đục ngầu bùn cát. Các bác sĩ cũng nội soi dạ dày tại giường bệnh, lấy ra được lượng lớn sỏi, bùn cát.
Bệnh viện Bạch Mai liên tục hội chẩn toàn viện, hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản để tìm phương án điều trị cho ca bệnh khó.
Sáng 24/9, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm bé gái đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai).
Bộ trưởng cũng chia sẻ những mất mát mà gia đình bệnh nhi và những nạn nhân trong đợt mưa lũ vừa qua phải gánh chịu, mong gia đình sớm vượt qua đau thương, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực, đến hôm nay (24/9), bệnh nhi có một số cải thiện. Tuy nhiên, hiện bệnh nhi vẫn trong tình trạng nặng, phải thở máy, phối hợp nhiều kháng sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng.
"Vấn đề nghiêm trọng của bệnh nhi vẫn là phổi do hít phải bùn đất và ngâm nước trong thời gian dài. Phim chụp cho thấy phổi vẫn có nhiều ổ áp xe, ho nhiều đờm….Chiều nay Bệnh viện sẽ tiếp tục hội chẩn để tập trung mọi nguồn lực tốt nhất điều trị cho cháu", PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ.
PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện sẽ tập trung cao nhất mọi nguồn lực về nhân lực, vật lực, thuốc, vật tư y tế… để cứu chữa và chăm sóc cho cháu.
Bé trai 7 tuổi vượt qua nguy kịch
PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhi & Trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé trai H.G.B. (7 tuổi), nạn nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang được điều trị tại khoa. Hiện trẻ tỉnh táo, tự chơi được, thích gọi điện nói chuyện với anh trai đang học trường nội trú tại huyện Bảo Yên, Lào Cai.
Trước đó, sau khi hội chẩn với Bệnh viện Đa khoa Lào Cai, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức quyết định chuyển em lên Hà Nội điều trị, bởi trong vụ lũ quét, bé có vết thương đầu lộ sọ, nhiều nguy cơ.
"Kết quả cấy vi khuẩn ở BV Lào Cai là vi khuẩn tụ cầu. Vết thương đầu lộ sọ này cần được che phủ tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm", PGS Hoa thông tin.
Bác ruột bệnh nhi cho biết, trận lũ quét xảy ra khoảng 6h sáng 10/9. Sau đó, bé được người dân tìm thấy lẫn trong bùn nước cách làng 500m, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Lào Cai cấp cứu.
"Nhà tôi cách nhà cháu chỉ 200m, tôi nhìn thấy cảnh đất đồi sạt, ám ảnh không thể nào quên. Nhà cháu tôi, bố mẹ đều chết hết vì vùi lấp trong bùn, đất. Còn cháu B. được phát hiện đưa đi viện, anh trai đang học nội trú tại trường ở huyện Bảo Yên", bác ruột đang chăm sóc T. tại viện chia sẻ.
PGS Hoa cho biết, bệnh nhi được cấp cứu đưa vào bệnh viện huyện, sau đó lên tỉnh Lào Cai và theo dõi chấn thương bụng, gan, có chấn thương thận, tuyến thượng thận. Ngoài ra bệnh nhi gãy xương đùi, đã được kết hợp xương ở Bệnh viện Đa khoa Lào Cai. Vết thương hở sọ là nặng nhất, nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí có thể nguy hiểm tính mạng.
Sau khi được chuyển về Bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện để điều trị cho cháu bé.
"Vết thương đùi, bụng của bệnh nhi chưa phải can thiệp. Tuy nhiên, khi hội chẩn chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, hàm mặt, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để che phủ vết thương hở sọ. Sau ca mổ kéo dài 5 tiếng, các bác sĩ đã che phủ được da đầu tối đa. Ngoài ra, lấy được rất nhiều bùn đất, mủ trong hốc mắt của trẻ", PGS Hoa cho biết.
Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, tâm lý bình thường, vết thương sau mổ ổn định nhưng do thiếu da, chuyển vạt da che phủ hở sọ nên phải theo dõi chặt phòng nguy cơ hoại tử. Khi được nói chuyện với anh trai 15 tuổi đang học tại trường nội trú huyện ở Bảo Yên, bé rất nhớ anh, mong anh được xuống Hà Nội thăm.
Vụ lũ quét thôn làng Nủ xảy ra khoảng 6h ngày 10/9. Tổng số người chết tại Làng Nủ tính đến trưa 22/9 là 55 người. Số người mất tích hiện còn 12 người, số người bị thương đang điều trị tại bệnh viện 14 người.
" alt="Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội" />Bệnh nhân ổn định sau ca ghép thận (Ảnh: T.N).
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trưởng khoa Nội thận - Tiết niệu cho biết, ca ghép thận được chuẩn bị kỹ càng, bởi người cho thận khá nhiều tuổi và thể trạng nhỏ hơn so với người nhận nên nguy cơ chức năng thận ghép khó đạt như kỳ vọng.
"Nguy cơ thải ghép là rất cao, vì thế, các kịch bản có thể xảy ra sau ghép đều được các bác sĩ tính đến, nhằm xử lý kịp thời nguy cơ", bác sĩ Tuyên thông tin.
Ngày 8/9, ca ghép của bệnh nhân được thực hiện thành công. Sau ghép thận, sức khỏe cả người cho và người nhận hoàn toàn ổn định, chức năng thận ghép, các chỉ số cận lâm sàng trong giới hạn bình thường.
Người mẹ xuất viện sau khi hiến thận 7 ngày, sức khỏe ổn định. Chị N.T.B.H hòa hợp với quả thận mới hoạt động tốt, các chỉ số xét nghiệm của thận ghép trong giới hạn bình thường và tiếp tục điều trị duy trì sau ghép, tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Trường hợp thứ 2 là nam bệnh nhân L.B.C. (19 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa). Tháng 4 vừa qua, C. có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên mẩn ngứa, phải nhập viện. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận, em bị suy thận giai đoạn cuối.
Lúc này, C. đang làm công nhân giày da ở khu công nghiệp Lễ Môn. Từ một nam thanh niên lao động khỏe mạnh, anh sút cân nhanh chóng, rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, hoảng loạn, khi biết cuộc sống của mình gắn liền với máy chạy thận.
Khi mẹ đẻ bệnh nhân quyết định hiến thận để ghép cho con, các bác sĩ đã thực hiện ca ghép thận. Sau hơn 6 giờ phẫu thuật, ca ghép đã thành công ngoài mong đợi. Sau ghép, sức khỏe của cả L.B.C. và mẹ đẻ đều tiến triển tốt.
Bệnh nhân cho biết, khi được ghép thận thành công, tỉnh dậy, em muốn khóc òa vì thấy may mắn. Em sẽ không còn phải cách ngày đến viện một lần để lọc thận.
Cả hai bệnh nhân đều bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, gia đình và các y bác sĩ đã cứu họ khỏi cảnh chạy thận chu kỳ.
Bác sĩ Tuyên cho biết, hiện tại khoa Nội thận - Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang có gần 170 bệnh nhân suy thận đang điều trị. Mỗi ngày có 80 bệnh nhân chạy thận nhân tạo chia làm 3 ca đang chạy thận nhân tạo chu kỳ.
Việc chạy thận nhân tạo khiến người bệnh, người nhà người bệnh mệt mỏi, đi lại nhiều lần, chi phí tốn kém. Vì vậy, việc duy trì, phát triển và làm chủ kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận và làm chủ được kỹ thuật ghép thận được hướng dẫn đào tạo chuyển giao từ các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 103.
" alt="Hai người mẹ hiến thận cứu 2 con bị suy thận mãn" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- ·Lý do chim bồ câu được mệnh danh bổ gấp 9 lần thịt gà và lưu ý khi dùng
- ·6 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch
- ·Thanh niên mắc kẹt giữa sông suốt 9 ngày: Nhận định của bác sĩ
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
- ·Nhiều người mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn ẩn náu trong bùn lầy sau mưa bão
- ·Phát hiện ca bệnh Behcet hiếm gặp, nguy hiểm bị "bỏ quên" suốt 8 năm
- ·Game bài Big777 Club: Sân chơi lạ liệu có uy tín và đáng thử?
- ·Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế
- ·Nữ bác sĩ bị tấm kính quán cà phê đâm đã đi làm, ngồi xe lăn khám bệnh
Tổng tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng rất nhanh, 420% trong 15 năm (Ảnh: BTC).
Thạc sĩ Lâm cũng chỉ ra một loạt bệnh liên quan đến việc sử dụng thường xuyên đồ uống có đường. Đó là thừa cân, béo phì, tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, sâu răng, gút…
"Tỷ lệ thừa cân béo phì và tiểu đường túyp 2 đang tăng nhanh ở Việt Nam. Tỷ lệ đái tháo đường ở người trưởng thành đã tăng gần gấp đôi từ 4,1% lên 7,1% từ năm 2015 tới năm 2021. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% lên 19% chỉ trong vòng 10 năm (2010-2020)", Thạc sĩ Lâm phân tích.
Vì thế, việc áp thuế nước giải khát có đường nhằm giảm tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. Áp thuế tiêu thụ đặc biệt có tác dụng tăng giá bán, từ đó giảm sử dụng, giảm nguy cơ bệnh tật, tử vong, qua đó bảo vệ sức khỏe người dân.
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra mức thuế suất 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Theo tính toán với mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ.
Bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng, mức tăng giá bán lẻ như vậy là không đáng kể, chưa đủ để tác động làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Ví dụ, sản phẩm nước giải khát đang có giá 10.000 đồng/chai sau khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt có giá bán là 10.500 đồng/chai.
Trong khi đó, WHO khuyến cáo để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giá bán lẻ đồ uống có đường cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất tiêu thụ đặc biệt trên giá xuất xưởng, nhập khẩu phải là 40%.
Vì thế, Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình).
Vì sao cần phải áp thuế với nước giải khát có đường?
Nhiều ý kiến cho rằng tại sao chỉ áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường mà không áp thuế với các sản phẩm khác như bánh, kẹo… cũng có đường.
Về vấn đề này, PGS.TS Trương Thị Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), cho biết, lý do chọn nước giải khát có đường vì nó đóng góp tới 25% lượng đường tự do tiêu thụ ở người lớn và 40% lượng đường tự do tiêu thụ ở thanh thiếu niên.
Theo kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng, có những khu vực có tới 25% người dân tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá khuyến nghị. Trong đó, đóng góp của đồ uống có đường rất lớn.
"Với các sản phẩm khác như trà chanh vỉa hè, bánh ngọt…, chúng ta đang tiếp tục truyền thông để người dân hạn chế sử dụng, hạn chế ăn đồ ngọt…
Chính phủ dùng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, với các lĩnh vực khác việc thực hiện phải có lộ trình, dần dần đưa các mặt hàng vào chịu thuế", PGS Mai nói.
Bên cạnh đó, không giống như đường ở dạng rắn (như đường trong bánh, kẹo, socola…), đường dạng lỏng (như trong nước giải khát, đồ uống có đường) có hại nhiều hơn với cơ thể.
Đường dạng lỏng được dung nạp một cách nhanh chóng khiến cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo vừa nạp vào và gửi tín hiệu no đến não bộ giống như cách mà cơ thể phản ứng với lượng calo từ thức ăn dạng đặc. Vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục nạp năng lượng vào một cách không kiểm soát dẫn tới dư thừa năng lượng.
Đường dạng lỏng được dung nạp nhanh do được gan hấp thụ nhanh hơn so với đường dạng rắn và làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng đến insulin, cholesterol và các chất chuyển hóa gây tăng huyết áp và viêm nhiễm.
Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường túyp 2, bệnh tim mạch, sâu răng, hội chứng chuyển hóa, bệnh gan…
"Đồ uống có đường cung cấp lượng calo rỗng, nghĩa là chứa lượng calo cao nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Nó kích thích cảm giác thèm ăn các thức ăn ngọt, nhiều carbohydrate và làm gia tăng cảm giác đói, giảm ngưỡng cảm giác no từ đó làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể", PGS Mai phân tích.
Đa số đồ uống có đường được thêm vào đường fructose, gây tăng tích tụ mỡ ở cơ thể và gia tăng tình trạng thừa cân béo phì.
Ngoài ra, áp thuế với đồ uống có đường cũng không làm giảm việc làm. Lý do, thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường làm tăng giá bán lẻ dẫn đến giảm tiêu dùng các loại sản phẩm này nhưng tăng sức mua với các loại đồ uống lành mạnh thay thế.
Điều này sẽ tạo ra các việc làm thay thế. Đồng thời, bù đắp cho việc giảm doanh thu của đồ uống có đường.
Tại Việt Nam, việc áp thuế đồ uống có đường là phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo ước tính, việc áp thuế cho đồ uống có đường có thể làm gia tăng ngân sách từ 5.300 đến 17.350 tỷ đồng tùy theo cơ chế thuế và mức thuế suất.
WHO khuyến cáo nên tiêu thụ dưới 25gr đường tự do mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, 1 lon nước ngọt có ga 330ml cung cấp khoảng 35gr đường, cao hơn 10gr so với mức khuyến nghị, 1 chai nước cam ép 455ml cung cấp khoảng 61gr đường, cao gấp 2,5 lần so với mức khuyến nghị.
Như vậy, chỉ với 1 chai (hoặc 1 lon) đồ uống có đường được tiêu thụ 1 ngày đã là quá mức tiêu thụ khuyến nghị chưa kể lượng đường tiêu thụ từ các loại thực phẩm khác có chứa đường.
" alt="Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo?" />Không ít người bày tỏ băn khoăn về việc chạy bộ khi đang mang thai (Ảnh minh họa: Getty).
Theo BSCKII Ngô Thị Hương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chạy bộ trong thai kỳ không hoàn toàn bị cấm, nhưng cần phải được thực hiện đúng cách và có sự theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.
"Chạy bộ là một hình thức tập luyện giúp duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng cho sản phụ. Tuy nhiên, mức độ tập luyện cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người", BS Hương chia sẻ.
Theo chuyên gia này, những lợi ích của việc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ đã được chứng minh, bao gồm: Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, và giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các hoạt động thể chất đều an toàn cho mọi sản phụ.
BS Hương nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải hiểu rõ giới hạn của bản thân và không cố gắng vượt quá sức mình".
Những rủi ro tiềm ẩn khi chạy bộ trong thai kỳ
Một số rủi ro có thể xảy ra khi sản phụ chạy bộ bao gồm nguy cơ té ngã, tăng áp lực lên cơ và khớp, dẫn đến chấn thương hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều về trọng tâm và khả năng cân bằng, làm tăng nguy cơ tai nạn.
BS Hương cảnh báo: "Chạy bộ, đặc biệt là trong những cuộc thi hay giải chạy, có thể gây ra áp lực lớn lên cơ thể sản phụ.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không lường trước được tình trạng sức khỏe của mình, thì rất dễ dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co thắt tử cung, sinh non, hoặc các vấn đề về tim mạch".
Chuyên gia này cũng lưu ý những trường hợp sản phụ nên hạn chế tối đa chạy bộ:
- Tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng: Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1-12), cơ thể đang hình thành các cơ quan chính của thai nhi, việc vận động mạnh có thể gây nguy hiểm.
Trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 trở đi) là giai đoạn bụng lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ té ngã và áp lực lên cơ và khớp.
- Sản phụ có các biến chứng thai kỳ: Sản phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, hoặc có tiền sử sinh non cần hạn chế vận động mạnh như chạy bộ vì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
- Vấn đề về sức khỏe cá nhân: Nếu sản phụ có các vấn đề về tim mạch, hô hấp, hoặc các bệnh lý khác mà bác sĩ khuyến cáo không nên vận động mạnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn y tế.
Lưu ý quan trọng cho sản phụ khi muốn chạy bộ
BS Hương khuyến nghị các sản phụ nên tuân thủ những nguyên tắc sau nếu muốn duy trì việc chạy bộ trong thai kỳ:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ hoạt động thể chất nào, sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để đảm bảo rằng sức khỏe của cả mẹ và bé đều phù hợp với hoạt động đó.
- Lựa chọn giày và trang phục phù hợp: Việc lựa chọn giày chạy bộ tốt, có độ bám và hỗ trợ tốt là rất quan trọng để tránh chấn thương. Đồng thời, trang phục thoải mái, thoáng mát sẽ giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.
- Kiểm soát cường độ tập luyện: Hạn chế các bài tập cường độ cao hoặc chạy ở tốc độ nhanh. Các bài tập nhẹ nhàng với thời gian ngắn là lý tưởng, giúp duy trì sức khỏe mà không gây ra áp lực quá lớn.
- Chú ý đến tín hiệu cơ thể: Trong quá trình chạy bộ, nếu cảm thấy chóng mặt, đau bụng dưới, khó thở, hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay và nghỉ ngơi. Đây là cách cơ thể cảnh báo sản phụ về những nguy cơ tiềm ẩn.
- Bổ sung đủ nước và dưỡng chất: Đảm bảo cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ để tránh mất nước. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho mẹ và bé.
Theo những chuyên gia chạy bộ kỳ cựu, khi tham gia vào giải chạy, vận động viên thường có xu hướng "cuốn" theo không khí huyên náo và cạnh tranh của một cuộc đua. Bên cạnh đó, giải chạy cũng có nhiều vấn đề có thể phát sinh như tình huống giao thông, va chạm, nguy cơ vấp ngã... Do vậy hầu hết các ý kiến được khảo sát đều cho lời khuyên bà bầu nên hết sức thận trọng trong việc chạy bộ, đặc biệt là việc tham gia các giải chạy.
" alt="Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sản" />Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, loại ung thư vú thường gặp nhất là ung thư ống tuyến vú (ductal carcinoma), xuất phát từ tế bào của ống tuyến. Ung thư xuất phát từ tiểu thùy và thùy tuyến vú được gọi là ung thư tiểu thùy (lobular carcinoma). Ung thư vú dạng viêm thường có biểu hiện sưng, nóng và đỏ, đây là dạng ung thư vú ít gặp.
Dấu hiệu ung thư vú
Nếu có những triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời:
- Xuất hiện khối u ở vú, gần xung quanh vú hoặc dưới nách;
- Dịch từ núm vú đặc biệt dịch có máu;
- Vết lõm da vú hoặc dày da vú;
- Đau nhức vùng vú hoặc núm vú;
- Biểu hiện tụt núm vú;
- Vú có sự thay đổi về kích thước và hình dáng;
- Da vùng vú, quầng vú hoặc núm vú có vảy, đỏ hoặc sưng;
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
- Độ tuổi: Ung thư vú có thể gặp mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ trên 45 tuổi. Những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
- Bản thân mắc bệnh lý về tuyến vú: xơ vú, áp-xe vú… nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục vùng vú và tiến triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen là BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
- Người từng bị ung thư như: ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn.
- Phụ nữ dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này hay chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
- Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan…
- Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng nên hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
" alt="Có một trong 8 điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú" />
- ·Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
- ·Giới thiệu các game bài benvip club nổi bật, đáng trải nghiệm nhất
- ·Những lưu ý khi tầm soát ung thư vú chị em không nên bỏ qua
- ·Pharmacity công bố quan hệ hợp tác với Boehringer Ingelheim Việt Nam
- ·Soi kèo góc Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1
- ·Khoai Tây
- ·6 loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch
- ·Vì sao chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường mà không gồm bánh, kẹo?
- ·Soi kèo phạt góc Western United vs Newcastle Jets, 13h00 ngày 17/1: Chủ nhà áp đảo
- ·Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũ