</p><p>Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất trên iOS 13 là sự xuất hiện của chế độ tối (dark mode). Với chế độ dark mode, toàn bộ phần nền màu trắng trên màn hình điện thoại sẽ được chuyển sang màu đen.</p><p>Chế độ tối sẽ có trên tất cả các ứng dụng do Apple phát triển. Các thông báo và thanh công cụ cũng sẽ có phông nền màu tối mới đi kèm với nó.</p><table class=)
Chế độ tối trên iPhone.  |
Giao diện Apple Music với phần lời bài hát chạy theo nhạc trên nền tối. |
Cải thiện hiệu suất
Giống như iOS 12, iOS 13 cũng tập trung vào việc cải thiện hiệu suất hoạt động của những chiếc iPhone, đặc biệt là đối với những mẫu máy cũ. Tại sự kiện, Apple hứa hẹn tăng tốc độ mở khóa Face ID lên 30%, các ứng dụng cũng sẽ có tốc độ khởi chạy nhanh gấp đôi trên HĐH iOS mới.
Bàn phím vuốt
Đây là một tính năng quen thuộc với những người sử dụng bàn phím của Swiftkey, Swype và Gboard trong nhiều năm qua. Với Apple, tính năng này sẽ được gọi là Quick Path keyboard. Thay vì nhấc ngón tay để gõ từng ký tự, người dùng iPhone sẽ có thể lướt ngón tay trên màn hình để thực hiện thao tác này.
 |
Tính năng nhắc việc (Reminders). |
Tính năng nhắc việc (Reminders)
Apple đã xây dựng lại tính năng này nhằm nhắc người dùng về việc quá hạn của các bản cập nhật. Ứng dụng này cũng sẽ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập lịch và sắp xếp các tác vụ khác.
Apple Maps
Với Apple Maps, người dùng iPhone sẽ có giao diện street view rõ ràng và trực quan hơn. Người dùng cũng có thể gộp nhiều địa điểm ưa thích (được lưu sẵn) để có thể chỉ đường trực tiếp.
 |
Người dùng sẽ được dẫn đường một cách trực quan hơn với Apple Maps. |
Đảm bảo sự riêng tư
Tính riêng tư là một trong những thay đổi lớn trên iOS 13 của Apple. Các ứng dụng tracking bên thứ ba sẽ chỉ được phép xác định vị trí (location) của người dùng một lần duy nhất. Với những lần sau đó, chúng sẽ phải hỏi lại người dùng xem có được cho phép hay không.
Cũng tại sự kiện, Apple đã giới thiệu tính năng mới Sign in with Apple. Đây là một lựa chọn bảo mật mới khi người dùng đăng nhập trên mạng xã hội. Mỗi lần đăng nhập, Sign in with Apple sẽ tạo một email ảo và thay đổi liên tục khi bạn đăng nhập lần tới. Người dùng cũng có thể đăng nhập vào Face ID và tạo một tài khoản mới cho dịch vụ mà không cần tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào.
 |
Apple sẽ tự tạo ra các tài khoản ảo để giúp người dùng đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân khi đăng nhập trên các ứng dụng lạ. |
Tính năng mới với Memoji
Trên iOS 13, người dùng có thể sử dụng các Memoji để làm hình đại diện cho bạn bè trong danh bạ. Các memoji này không chỉ có sẵn, người dùng cũng có thể tùy biến chúng để tạo ra khuôn mặt gần giống nhất với bạn bè của mình.
Memoji cũng có thể được tạo ra dưới dạng nhãn dán (sticker). Người dùng iPhone có thể gửi các nhãn dán này thông qua iMessage hay các app nhắn tin thứ 3 như WeChat.
 |
Tính năng Memoji sẽ có nhiều đất diễn hơn trên iOS 13. |
Công cụ sửa ảnh và video mới
Thay vì chỉnh sửa ảnh bằng các ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp, nhiều người dùng có thói quen chỉnh sửa ảnh trực tiếp bằng phần mềm có sẵn trên iPhone.
Với iOS 13, Apple đã nhắm tới nhu cầu này khi tạo ra một giao diện chỉnh sửa hình ảnh mới, phân chia rành mạch hơn về chỉnh sáng, độ chi tiết, đậm/nhạt. Với tính năng chỉnh sửa Video, người dùng iPhone cũn có thể xoay ngang các đoạn video để chỉnh sửa dễ dàng.
Cách sắp xếp giao diện xem ảnh trên iOS 13 cũng rõ ràng hơn và thông minh hơn. Người dùng có thể xem hình ảnh và video thông qua các thư mục được tạo sẵn và phân chia theo ngày, tháng, năm.
 |
Công cụ chỉnh sửa ảnh sẽ có sự thay đổi giao diện trên HĐH iOS mới. |
Tính năng tìm kiếm (Find My)
Các ứng dụng Find My Friend và Find My Phone giờ đây đã được hợp nhất thành một ứng dụng duy nhất. Ứng dụng này sẽ có tên gọi đơn giản là Find My. Ứng dụng Find My cũng giúp người dùng có thể tìm ra máy thất lạc ngay cả khi máy offline bằng cách gửi tín hiệu đèn thông qua sóng bluetooth.
Bộ nhớ ngoài
Những chiếc iPhone sử dụng HĐH iOS 13 sẽ có thể tiếp nhận dữ liệu từ bên ngoài thông qua thẻ nhớ SD và ổ flash USB bằng cách import chúng vào ứng dụng Files.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)
" alt="Điểm lại những tính năng mới trên HĐH iOS 13"/>
Điểm lại những tính năng mới trên HĐH iOS 13
Chương trình triển khai thí điểm chuyển đổi số cho một số xã, bản khó khăn nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT trong chuyển đổi số, giúp các địa phương phát triển kinh tế xã hội (Ảnh người dân Vi Hương thu hái dược liệu)Với mong muốn góp phần tạo sự đổi thay cho địa phương còn khó khăn này, từ tháng 4/2020, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Bạch Thông, UBND xã Vi Hương và CMC Telecom thí điểm chuyển đổi số nông nghiệp cho các sản phẩm đặc trưng.
Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành việc khảo sát tình hình sản xuất nông nghiệp tại Vi Hương; cũng như phân tích, đánh giá, lên phương án và kế hoạch chuyển đổi số. Kết nối với sàn thương mại điện tử Postmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và các sản phẩm của Vi Hương hiện đã được người dùng trên mọi miền đất nước đặt mua trực tiếp qua sàn Postmart và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Vi Hương là một trong những xã, bản được Cục Tin học hóa tiến lựa chọn tham gia chương trình thí điểm chuyển đổi số để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại địa phương.
Những xã có điều kiện kinh tế còn khó khăn khác cũng được chọn để được hỗ trợ triển khai chuyển đổi số gồm có: Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, Bình Định), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) và Hồ Thầu (huyện Tam Đường, Lai Châu). Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ.
 |
 |
Chương trình thí điểm sẽ giúp các xã đưa sản phẩm, dịch vụ đặc trưng của mình đến với khách hàng bằng bằng hình thức công nghệ. |
Ý tưởng thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn được Cục Tin học hóa đề xuất hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ TT&TT trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong việc triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Dự kiến được triển khai với 100% nguồn lực xã hội hóa với kinh phí, trang thiết bị do các doanh nghiệp công nghệ đóng góp và nhân lực chủ yếu là đoàn viên thanh niên Bộ TT&TT cùng lực lượng tại địa bàn, chương trình sẽ hỗ trợ các xã được chọn xây dựng dự án chuyển đổi số. Trong đó, nêu rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và các bước thực hiện; đặc biệt phải xác định các công nghệ, nền tảng số được sử dụng trong chu trình chuyển đổi. Mỗi xã/bản thí điểm sẽ chọn lựa một số sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc trưng của địa phương để thực hiện chuyển đổi số.
Các xã/bản được chọn triển khai thí điểm cũng được hỗ trợ trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số dựa trên định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ lựa chọn. Người dân được tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng trong việc ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cùng kỹ năng giới thiệu, bán hàng.
Kết quả chương trình thí điểm triển khai chuyển đổi số cho một số xã/bản khó khăn dự kiến được Cục Tin học hóa tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT trong quý IV năm nay.
Sứ mệnh lớn của Chương trình chuyển đổi số quốc gia
Khi trao đổi với các chuyên gia CNTT tại lễ khai giảng “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” mới đây, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng đã nhấn mạnh, sứ mệnh của chương trình chuyển đổi số quốc gia là làm sao mang CNTT “thấm” vào từng cây lúa, củ khoai của người dân.
Khẳng định vai trò quan trọng của các chuyên gia CNTT, người đứng đầu Cục Tin học hóa khuyến nghị, các chuyên gia CNTT đừng giới hạn trách nhiệm, công việc của mình trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà cần nghĩ sứ mệnh của mình rộng hơn thế: mang CNTT vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.
“Các chuyên gia CNTT thời gian tới cần đau đáu việc làm thế nào để ứng dụng CNTT giúp phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình”, ông Dũng chia sẻ.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đạt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số Việt Nam chiếm 20% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng xác định Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước, cùng với Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp. Bởi lẽ, đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí.
Vân Anh

Phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
Theo ictnews.vietnamnet.vn
" alt="Thí điểm chuyển đổi số cho các xã, bản khó khăn"/>
Thí điểm chuyển đổi số cho các xã, bản khó khăn